Xác định danh tính CA “mày tao” với dân
Không chỉ xưng “tao, mày”, chiến sỹ này còn không chào theo điều lệnh trước khi kiểm tra hành chính
Video công an phường “mày tao” với dân mới được phát tán lên mạng Internet mấy ngày trước. Tuy nhiên, Công an TP. Uông Bí xác nhận, vụ việc đã xảy ra cách đây khoảng 1 năm.
Công an TP. Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) cho biết đã xác định được danh tính cán bộ công an phường xưng “mày tao” với người dân trong video “bắt lỗi người dân” xuất hiện trên mạng Internet mấy ngày qua.
Như đã đưa tin, cách đây mấy ngày, trên mạng Internet xuất hiện video ghi lại cảnh tranh luận giữa một số chiến sỹ công an phường với 2 thanh niên.
Một thanh niên trong video nói rằng, anh ta dắt xe chứ không điều khiển xe, nhưng công an lại “tự dưng hỏi giấy tờ”. Anh này cho rằng đã xuất trình giấy đăng ký xe, chứng tỏ không phải là xe trộm cắp. Anh ta không lái xe, nên không phải xuất trình những giấy tờ khác.
Công an phường đã yêu cầu hai thanh niên đưa xe về trụ sở công an phường để “kiểm tra hành chính bình thường”. Do chiếc xe này không đứng tên ai trong số 2 thanh niên này (họ tự thừa nhận), nên hai bên còn tranh luận qua lại chuyện “xe chính chủ”.
Cán bộ công an này vừa làm việc vừa đút một tay vào túi quần, đồng thời liên tục xưng “mày tao” với 2 thanh niên nói trên.
Theo đó, cán bộ này được xác định là Thượng úy Nguyễn Văn Thứ, đang công tác tại Công an phường Phương Đông (Uông Bí, Quảng Ninh). Mặc dù video này mới được phát tán lên mạng Internet cách đây mấy ngày nhưng, cơ quan này cho biết, Thượng úy Thứ nói rằng vụ việc trong video đã xảy ra cách đây khoảng 1 năm.
Đại tá Nguyễn Quang Thành (Trưởng Công an TP. Uông Bí), đã yêu cầu ban lãnh đạo Công an phường Phương Đông cùng Thượng úy Nguyễn Văn Thứ làm tường trình, báo cáo sự việc.
Khu vực xảy ra sự việc là nơi giáp ranh với huyện Đông Triều (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng). Ông Thành cho hay, công an nhiều lần phát hiện, bắt giữ xe máy trộm cắp tại khu vực này. Bởi vậy, thấy 2 thanh niên dắt xe máy không mang giấy tờ tùy thân nào ngoài giấy đăng ký, cán bộ công an phường Phương Đông mới yêu cầu kiểm tra.
Đại tá Thành cũng cho biết, tổ công tác hôm đó nói rằng, sau khi đưa về phường, 2 thanh niên đó đã xuất trình được CMND. Công an phường đã để họ dắt xe về chứ không hề xử phạt.
Video đang HOT
Trong video, một trong hai thanh niên cho biết mình tên là Phạm Tuấn Nghiệp. Nhưng do việc xảy ra đã lâu, cơ quan này vẫn chưa xác đinh được cụ thể thời gian, nhân thân của 2 thanh niên trong video và đang tiếp tục làm rõ.
Tuy nhiên, “Thượng úy Thứ đã vi phạm quy định về tác phong người công an nhân dân. Dù sự việc xảy ra đã lâu, nhưng chúng tôi vẫn sẽ xử lý nghiêm việc này.” – Người đứng đầu Công an TP. Uông Bí nhấn mạnh.
Theo 24h
Phạt xe không chính chủ: Dân kêu là đúng!
Nếu chúng ta quy định trách nhiệm đối với người bán xe, mọi chiếc xe đều đảm bảo được làm thủ tục sang tên đổi chủ đầy đủ.
"Cần quy định trách nhiệm đối với người bán xe" - Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc nói
Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với lỗi "không chuyển quyền sở hữu phương tiện" đã có từ lâu. Và trên thực tế trước nay, nhiều trường hợp đã bị CSGT xử phạt về lỗi này.
Tuy nhiên từ khi Nghị định 71 ra đời và chính thức có hiệu lực với quy định tăng mức xử phạt, câu chuyện đã được nhiều người "mổ xẻ". Nhiều người cho rằng quy định này làm khó người dân bởi số lượng xe mua bán không sang tên đổi chủ hiện nay quá nhiều.
Đặc biệt mới đây, một số chuyên gia và nhà hoạt động trong ngành luật cho rằng, mua bán xe thuộc quan hệ dân sự, không nên để quy định này trong Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Mặt khác, giao cho CSGT quyền và trách nhiệm kiểm tra, xử phạt về lỗi này cũng không phù hợp.
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nguyên Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc.
Quan điểm của ông như thế nào về quy định xử phạt xe mua bán không chuyển quyền sở hữu?
Theo tôi, quy định về kiểm tra, xử phạt đối với hành vi này là hoàn toàn đúng đắn. Bởi lẽ, việc mua bán, cho tặng ô tô, xe máy mặc dù là quan hệ giao dịch dân sự. Nhưng đây không phải là quan hệ dân sự bình thường.
Phương tiện giao thông như ô tô xe máy là những thứ có thể gây ra tai nạn, làm nguy hiểm đến tính mạng người khác. Không thể coi nó như những tài sản khác được. Nên khi mua bán phải làm hợp đồng, thủ tục sang tên đổi chủ. Vậy nhưng, người dân từ lâu nay trao đổi mua bán quá dễ dãi.
Vậy theo ông, quy định xử phạt lỗi không sang tên đổi chủ xe cần áp dụng với người mua hay người bán?
Ở đây phải xem xét trách nhiệm của cả bên mua lẫn bên bán. Tôi xin nhấn mạnh, ô tô xe máy được gọi là "nguồn nguy hiểm cao độ". Ở Mỹ hay nhiều nước khác, ngay cả ở Nga từ hồi chúng tôi học, người ta đã đánh giá cao sự nguy hiểm của các phương tiện giao thông.
Khi lưu thông trên đường, người điều khiển xe gây tai nạn, người lái phải chịu trách nhiệm về hành vi mình gây ra. Tuy nhiên, cơ quan chức năng sẽ phải truy nguồn gốc chiếc xe. Chủ xe cũng phải chịu trách nhiệm vì đã giao xe cho người khác để dẫn đến tai nạn đó.
Cho nên, khi trao phương tiện cho ai, dù cho mượn hay mua bán, chủ xe đều phải có trách nhiệm. Không thể mua bán, cho tặng tùy tiện được. Anh phải thực hiện đầy thủ tục sang tên đổi chủ thì mới hết trách nhiệm với phương tiện.
Có ý kiến cho rằng giao quyền và trách nhiệm kiểm tra, xử phạt cho CSGT là không phù hợp?
Đây là phương tiện giao thông, CSGT là lực lượng hàng ngày tiếp xúc xử lý, giải quyết những sự cố do phương tiện giao thông gây ra. Nên giao quyền, trách nhiệm cho họ là hoàn toàn phù hợp.
Nếu quy định này là đúng, tại sao nhiều người dân lâu nay lại tỏ ra không đồng tình?
Ở đây có hai lý do. Thứ nhất, từ trước đến nay, mặc dù chúng ta có quy định xử phạt nhưng trong quản lý lại không chặt chẽ. Chúng ta để tình trạng mua bán trao đổi phương tiện giao thông quá dễ dãi nên nó diễn ra quá nhiều.
Nếu từ trước, chúng ta quy định trách nhiệm của người bán xe. Đó là: Khi bán xe cho người khác, anh phải thực hiện đầy đủ thủ tục hợp đồng, sang tên đổi chủ cho người mua, thông báo cho cơ quan chức năng.
Bởi như tôi nói ở trên, phương tiện giao thông là "nguồn nguy hiểm cao độ", nếu giao cho ai, anh phải chịu trách nhiệm khi người đó gây tai nạn.
Vì chúng ta không quy định trách nhiệm cho người bán xe, để người ta tùy tiện bán xe cho người khác. Hiện tượng đi xe không sang tên đổi chủ quá nhiều, bây giờ lại khó giải quyết.
Thứ hai, chúng ta ra quy định nhằm giải quyết một vấn đề nào đó, chẳng hạn tăng mức xử phạt. Nhưng trước khi ra quy định lại không tính toán đến những vấn đề phát sinh xung quanh.
Hiện số người đi xe chưa sang tên đổi chủ tràn lan. Thậm chí nhiều người mua xe qua mấy đời chủ, không tìm lại được người đã bán cho mình. Nay thấy có quy định tăng mức xử phạt, họ sợ, muốn đi làm thủ tục sang tên đổi chủ nhưng không có đủ hợp đồng giấy tờ hợp lệ theo quy định nên không biết làm thế nào.
Đáng lẽ trước khi ra quy định tăng mức phạt hay siết chặt, chúng ta cần nghiên cứu giải pháp để tháo gỡ những vướng mắc đó cho người dân. Đằng này, chưa có giải pháp, chúng ta cứ ra quy định. Vô hình trung, các cơ quan nhà nước làm khó người dân và cũng tự làm khó mình.
Kể cả bên CSGT cũng vậy. Văn bản pháp luật thì đã ra rồi, chẳng lẽ lại không thực hiện.
Người dân bỗng nhiên thấy như bị cơ quan nhà nước làm khó dẫn đến hoang mang, lo lắng như thời gian qua. Người dân kêu là đúng!
Vậy theo ông, nên có giải pháp nào cho thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện hiện nay?
Dứt khoát phải quy định trách nhiệm cho người bán xe. Trước khi giao xe cho ai phải đủ cơ sở pháp lý, làm hợp đồng, sang tên đổi chủ, thực hiện đúng nghĩa vụ với Nhà nước. Nếu người bán không thực hiện đầy đủ thủ tục, sẽ phải chịu trách nhiệm nếu chiếc xe đó vi phạm pháp luật hoặc gây tai nạn giao thông.
Nếu chúng ta quy định điều này ngay từ đầu, khi bán xe cho ai, người chủ đã phải nghiêm túc lo làm thủ tục. Mọi chiếc xe đều đảm bảo đã được làm thủ tục sang tên đổi chủ đầy đủ.
Trường hợp nhiều người mua xe qua nhiều đời chủ, không biết chủ ở đâu, chúng ta nên chúng ta nên vận dụng linh hoạt về thủ tục cho họ. Chẳng hạn nếu họ mua xe đã lâu, 3 năm hay 5 năm, và vẫn thường xuyên sử dụng. Người đó đã được coi là chủ của phương tiện. Cơ quan đăng ký nên làm thủ tục sang tên đổi chủ cho người ta.
Khi làm thủ tục, người đó có thể xin xác nhận của chính quyền địa phương, thậm chí một số người làm chứng rằng chiếc xe đó là qua mua bán, không trộm cắp, và đã được người đó sử dụng từ lâu, không phạm pháp...
Nhưng sự cho phép đó phải được tính toán và ra quy định, hướng dẫn bằng văn bản đảm bảo việc cơ quan đăng ký phương tiện không có lý do để "hành dân". Từ đó người dân đến làm thủ tục không bị gây khó khăn, phiền hà. Như vậy người dân mới dễ dàng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật được.
Theo xahoi
NÓNG 24h: Bị la mắng nam thanh niên ra tay "đoạt mạng" hàng xóm Trung Quốc có thêm động thái mới ở Biển Đông; Bỏ đề xuất xử phạt xe không chính chủ; Trộm vào nhà, cô giáo tự lột đồ cho... sàm sỡ là những tin nóng 24h qua. Những hình ảnh nóng trong ngày (Ảnh minh họa) Trung Quốc có thêm động thái mới ở Biển Đông Báo chí Trung Quốc ngày 25/3 cho hay...