Xác định CSGT béo bụng: Chờ… tự giác
“Chưa có tiêu chí cụ thể để xác định CSGT béo bụng, bước đầu chỉ lấy ý thức tự giác của các đồng chí sau đó mới tiến hành quy định bắt buộc…”, Trung tá Nguyễn Đức Thịnh – Đội phó Đội Tuyên truyền Phòng CSGT Hà Nội khẳng định ngày 12/3 với PV.
Trước đó, ngày 6/3, Đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng CSGT Hà Nội cho biết: “Những cán bộ có ngoại hình thấp bé, vòng bụng quá to sẽ được chuyển vào xử lý các công việc văn phòng thay vì hướng dẫn và xử lý vi phạm. Tới đây, chúng tôi bố trí, sắp xếp lại đội ngũ”. Lý giải việc này, đại tá Thắng nói: “Việc này một số nước đã làm như: Thái Lan, Ấn Độ…” để làm đẹp hình ảnh chiến sĩ CSGT.
Tuy nhiên, Trung tá Nguyễn Đức Thịnh cho biết: “Đây là chủ trương đang trong thời gian rà soát nên phía Phòng CSGT chưa thực hiện ngay. Trước tiên sẽ lấy ý thức tự nguyện của các chiến sĩ công an, những ai tự nhận mình bụng béo, không đủ khả năng đứng các chốt giao thông thì sẽ đề bạt với cấp trên. Sau đó lực lượng chức năng mới tiến hành rà soát, thực hiện quy định bắt buộc”.
“Chính vì thế, chưa có tiêu chí cụ thể nào để chứng minh CSGT béo bụng. Hiện tại cũng chưa có đồng chí nào béo bụng mà đang đứng chốt ở ngoài đường bị điều chuyển công việc. Nhưng trong thời gian sắp tới sẽ kiên quyết thực hiện việc này”.
Hà Nội đang nỗ lực xây dựng hình ảnh CSGT trong mắt người dân
Video đang HOT
Ông Thịnh cho biết thêm: “Hình ảnh chiến sĩ CSGT bụng phệ và người cân đối khác hẳn nhau. Chủ trương này chính là lời nhắc nhở, cảnh báo để cho các chiến sĩ đang làm việc ngoài đường cần phải tích cực rèn luyện hơn về thể chất và sức khỏe để phù hợp hơn với yêu cầu công việc”.
Xung quanh ý kiến dự luận: việc đưa CSGT béo bụng vào làm việc tại văn phòng cũng không tránh khỏi tiếp xúc với người dân khi họ đến làm các thủ tục hành chính nên hình ảnh CSGT “xấu” vẫn xuất hiện trong ngành công an giao thông. Ông Thịnh nhận định: “Đây là ý kiến phù hợp của người dân. Nhưng trong thời gian gần đây có rất nhiều đối tượng chống người thi hành công vụ. Với CSGT có ngoại hình béo sẽ chậm chạp, sức chiến đấu không thể bằng người khỏe khoắn. Trong khi đó, việc chống người thi hành công vụ chỉ xảy ra ngoài đường chứ không ở người làm việc trong văn phòng. Nên vì thế CSGT béo bụng phù hợp với công việc giấy tờ hơn là đứng tại chốt giao thông”.
CSGT cần phải được trang bị súng
Liên quan đến việc đề xuất công an được bắn người chống đối thi hành công vụ, Trung tá Thịnh cho biết: Những năm gần đây, số người chống người thi hành công vụ trong ngành giao thông ngày càng tăng.
“Nhiều đối tượng manh động đã dùng dao, súng chống lại các đồng chí CSGT làm việc tại các chốt giao thông. Nhiều vụ đe dọa trực tiếp tới tính mạng của các chiến sĩ nên vì thế tôi nghĩ cần phải trang bị súng cho CSGT để chống trả lại lại với các đối tượng chống đối”, ông Thịnh nói.
Theo 24h
Vòng bụng CSGT: Thế nào là béo, gầy?
Đến lúc này, vẫn chưa có quy định cụ thể (quy chuẩn) như thế nào là bụng béo, như thế nào là bụng gầy.
Gần đây, công an Hà Nội đưa ra nhiều quy định nhằm từng bước cải thiện hình ảnh lực lượng này trên từng tuyến phố. Theo đó, lộ trình sẽ có khoảng 8 bước để thay đổi hình ảnh CSGT Thủ đô. Việc bổ sung các nữ CSGT, điều chuyển nam CSGT béo bụng nhằm giảm bớt áp lực trong quá trình giao tiếp giữa người thực thi công vụ với người dân chỉ là bước 1. Những cán bộ có ngoại hình thấp bé, vòng bụng quá to sẽ được chuyển vào xử lý các công việc văn phòng thay vì hướng dẫn và xử lý vi phạm.
Lực lượng CSGT - Công an TP Hà Nội luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ
Trao đổi với Kiến Thức, trung tá Nguyễn Ngọc Mễ, Đội trưởng Đội CSGT số 6, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết: "Chủ trương của Ban giám đốc công an TP Hà Nội đưa ra là rất đúng. Tôi ủng hộ chủ trương này của cấp trên. Nhưng đến lúc này, chưa có quy định cụ thể (quy chuẩn) như thế nào là bụng béo, như thế nào là bụng gầy. Bụng béo cũng không tốt, bụng gầy cũng không an toàn. Theo tôi đây mới là lộ trình, chưa có quy định cụ thể".
"Việc bụng béo, bụng gầy phải do cơ quan chức năng của Nhà nước ban hành lúc đó mới đưa ra quy định chuẩn, rồi áp dụng. Những người vào học ngành công an tiêu chuẩn phải cao 1,64m, còn CSGT thì phải cao hơn một tí. Đầu vào là như vậy, nhưng ra trường người bụng béo, người bụng gầy thì chuyển họ đi đâu?
Đây là lộ trình dài hơi của Ban giám đốc công an TP Hà Nội để xây dựng lực lượng CSGT chuẩn mực cho Thủ đô. CSGT khi thực thi nhiệm vụ trên đường phải tạo uy thế, phải đứng công khai xử lý vi phạm... Ngoài việc tăng cường rèn luyện trí tuệ, nghiệp vụ, CSGT cũng cần rèn luyện thể chất", trung tá Mễ phân tích.
Nữ CSGT phân làn ở các ngã tư gây thiện cảm cho người tham gia giao thông.
Theo một vị lãnh đạo của Phòng CSGT - Công an TP Hà Nội, việc đưa ra quy chuẩn là đúng. Việc làm này cần phải có thời gian và làm theo lộ trình dài hơi. Đến lúc này cơ quan Công an TP Hà Nội đang xây dựng lộ trình và các đội CSGT trên địa bàn đã rà soát những trường hợp bụng quá to để gửi lên Phòng CSGT.
Theo 24h
Bi hài 1 thanh niên nhảy sông khi gặp CS 141 Bơi ra đến giữa sông Tô Lịch thì thanh niên này "cố thủ" ở đó. Đến lúc cảnh sát và nhiều người dân khuyên lên bờ thì thanh niên này mới chịu lên. Sự việc bi hài xảy ra vào tối 16/9, khi tổ công tác Y1/141 làm việc tại ngã ba đường Láng giao cắt phố Thái Thịnh II, phát hiện hai...