Xác định bác sĩ mắc COVID-19, không tuân thủ cách ly tại nhà
Trở về nhà sau 12 ngày cách ly, một bác sĩ ở Nghệ An được yêu cầu tiếp tục cách ly tại nơi ở 7 ngày nữa. Tuy nhiên trong thời gian này, anh này đi nhiều nơi sau đó được xác định mắc COVID-19.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân TP Vinh – Ảnh: DOÃN HÒA
Tối 5-7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Nghệ An thông tin về hai trường hợp mắc COVID-19 mới ở tỉnh này. Cả hai người này đều là F1 chuyển thành F0, được cách ly từ trước. Trong đó có một người là bác sĩ.
Ca thứ nhất là nam, 35 tuổi, bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Nghệ An, ngụ phường Lê Lợi, TP Vinh. Anh được cách ly tại một khách sạn từ ngày 19-6 do từng tiếp xúc với một nữ bệnh nhân là nữ điều dưỡng Bệnh viện Tâm thần Nghệ An.
Anh được lấy mẫu xét nghiệm 3 lần vào ngày 18, 24 và 29-6 và đều cho kết quả âm tính. Ngày 30-6, anh kết thúc cách ly tập trung chuyển về cách ly tại nhà.
Đến ngày 4-7, anh được lấy mẫu làm xét nghiệm lần 4 và sáng 5-7 có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Đáng chú ý, ngày 30-6, nam bác sĩ này được UBND phường Lê Lợi yêu cầu cách ly tại nhà thêm 7 ngày theo quy định. Tuy nhiên, trong thời gian này anh đã không tuân thủ khi rời chung cư để đi siêu thị, tiếp xúc với một số người, sang căn hộ khác xem bóng đá…
Trong chiều tối 5-7, phường Lê Lợi đang khẩn trương truy vết, lấy mẫu xét nghiệm những người tiếp xúc với nam bác sĩ.
Video đang HOT
Ca thứ hai là nam, 47 tuổi, ngụ phường Vinh Tân, TP Vinh. Bệnh nhân là chồng của bệnh nhân đã được công bố trước đó.
Đến nay, Nghệ An đã có 126 ca COVID-19, trong đó riêng TP Vinh có 85 ca.
Chuyên gia đề xuất cách ly F0 triệu chứng nhẹ tại nhà
Cách ly F0 triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng tại nhà để giảm tải cho bệnh viện khi số ca nhiễm tăng cao trong đợt bùng phát dịch thứ tư, theo PGS Nguyễn Viết Nhung.
Sau khi Bộ Y tế cho biết sẽ xem xét cách ly F1 tại nhà trên toàn quốc, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, đề xuất cần phân loại F0 thành các nhóm. F0 triệu chứng nặng hoặc người già, có bệnh nền mới cần điều trị tại cơ sở y tế. Nhóm triệu chứng nhẹ như chỉ sốt, ho, đau họng, mất khứu giác nhưng vẫn ăn uống bình thường, chụp X-quang phổi không bị tổn thương... thì cách ly tại nhà.
Đến nay, Việt Nam kiên trì phương châm "ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, điều trị hiệu quả". Tất cả ca nhiễm Covid-19 (F0) bắt buộc cách ly, điều trị tại cơ sở y tế. Chiến lược này đã giúp Việt Nam đẩy lùi ba đợt dịch trong gần hai năm qua.
Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch bệnh thứ tư có những điểm khác biệt so với trước đây. Các biến thể virus ngày càng có xu hướng lây lan nhanh hơn, khiến số ca nhiễm tăng cao trong thời gian ngắn. Tâm dịch cả nước là TP HCM, từ cuối tháng 4 đến nay đã ghi nhận 6.034 ca nhiễm, cao nhất cả nước. Ngày đỉnh điểm, thành phố ghi nhận hơn 700 ca.
"Dự báo càng về sau, các đợt dịch càng lây lan nhanh hơn, số ca nhiễm tăng cao, sẽ gây khó khăn và quá tải cho các bệnh viện. Nếu số bệnh nhân tăng lên hàng nghìn người rất khó đảm bảo năng lực điều trị trong bệnh viện", ông Nhung nói.
Dẫn thống kê 84% người bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, không cần chăm sóc y tế, ông Nhung nói nếu vẫn duy trì biện pháp bắt buộc tất cả F0 cách ly, điều trị tại bệnh viện sẽ gây tốn kém nguồn lực và "không cần thiết".
Việc điều trị một bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện đòi hỏi phải có giường bệnh đạt tiêu chuẩn về khoảng cách, cách ly. Ngoài các nhân viên y tế, điều dưỡng chăm sóc về chuyên môn, bệnh viện cần đảm bảo nhu cầu sinh hoạt như ăn uống cho F0. Nguồn lực về con người và kinh tế cho việc này rất lớn.
PGS. TS Nguyễn Viết Nhung. Ảnh: Giang Huy
Ông Nhung cho rằng F0 được cách ly tại nhà cần đảm bảo 6 điều kiện cũng như tuân thủ các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Thứ nhất, Bộ Y tế quy định cụ thể về việc khám sàng lọc, phân loại F0 được cách ly tại nhà, trường hợp nào phải điều trị trong bệnh viện.
Thứ hai , F0 cần đảm bảo các tiêu chuẩn về phòng, nhà ở, cơ sở vật chất. Cụ thể, các hộ gia đình phải có phòng riêng, khép kín. Các phòng có thể trong khu chung cư hoặc nhà riêng. Chung cư có điều hòa trung tâm thì không nên dùng làm nơi cách ly F0, bởi dễ lây lan dịch bệnh từ đây.
Thứ ba , F0 cần được gắn máy đo nồng độ oxy, hướng dẫn cụ thể cách theo dõi sức khỏe hằng ngày, cách sinh hoạt, tự cách ly tại nhà. Cán bộ y tế phải tư vấn cụ thể để F0 thường xuyên tự cập nhật và thông báo về tình hình sức khỏe như nhiệt độ, mạch đập, độ bão hòa oxy; khi có diễn biến nặng kịp thời đưa đến bệnh viện.
Thứ tư , các thành viên còn lại trong gia đình được coi là F1, cũng cần tự cách ly tại nhà. Vì vậy, việc mua đồ dùng sinh hoạt hằng ngày cần có người hỗ trợ. Việc này có thể giao cho các tổ Covid-19 cộng đồng, đoàn thể địa phương và hướng dẫn cụ thể cách đảm bảo an toàn.
Thứ năm , cần quy định cụ thể việc giám sát F0 tại nhà. "Giám sát F0 tại nhà khác với F1, bởi đây là những ca dương tính, có thể lây nhiễm cho người khác nên cần chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn", ông Nhung lưu ý. Đồng thời, cơ quan chuyên môn cần có quy trình cụ thể để nhân viên y tế địa phương vận dụng, khi nào đưa F0 đến bệnh viện; quá trình vận chuyển như thế nào... Cần tính đến phương án phải cấp cứu F0 nếu tình hình sức khỏe diễn tiến nặng nhanh.
Thứ sáu , xây dựng quy trình, số lần lấy mẫu xét nghiệm cho F0 tại nhà. Nhân viên y tế có thể mặc đồ bảo hộ hai lớp, khi đến nhà F0 sẽ bỏ lớp ngoài, để không bị lây nhiễm và phát tán mầm bệnh cho cộng đồng.
"Đây là những vấn đề kỹ thuật chuyên sâu, cơ quan chuyên môn phải hướng dẫn cụ thể. F0 và gia đình phải ký cam kết tuân thủ quy định khi ở nhà. Người vi phạm sẽ xử lý hình sự. Chủ tịch UBND cấp xã phải nắm rõ số lượng các ca bệnh tại địa phương", ông Nhung nói.
Ngoài ra, ông Nhung đề xuất cần lập đường dây nóng hỗ trợ tinh thần cho tất cả người cách ly tại nhà, giúp họ giải tỏa tâm lý cũng như hướng dẫn họ thực hiện đúng quy định.
PGS Nguyễn Huy Nga. Ảnh: Nhân vật cung cấp
PGS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) , cũng đồng tình với quan điểm trên. Theo ông, F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nên được cách ly tại nhà. "Việc này cần được tiến hành đồng bộ với thí điểm cách ly F1 tại nhà. Bởi F1 cũng có nguy cơ cao, có người sẽ chuyển thành F0", ông Nga nói.
Các điều kiện để F0 ở nhà cũng tương tự như F1, nhưng cần quy định cụ thể, chặt chẽ hơn.
"Nguồn lực các bệnh viện chỉ nên tập trung điều trị các ca bệnh nặng. Cách ly F1 và F0 triệu chứng nhẹ tại nhà sẽ không gây quá tải cho lực lượng y tế. Biện pháp này cũng giải quyết bài toán về lâu dài là chúng ta phải học cách sống chung với dịch bệnh", ông Nga nêu quan điểm.
Bệnh viện dã chiến hơn 600 giường để điều trị bệnh nhân Covid-19, tại Bắc Giang, tháng 5/2021. Ảnh: Ngọc Thành
Hơn nữa, ông cho rằng các bệnh viện cũng cần dành nguồn lực để điều trị các bệnh khác có tỷ lệ tử vong cao như ung thư, người cần cấp cứu khẩn cấp... "Khi các cơ sở y tế được huy động tối đa để điều trị tất cả F0 thì bệnh nhân khác sẽ ít cơ hội được điều trị và cứu sống", ông nói.
Ông đề xuất, TP HCM, Bình Dương hiện số ca nhiễm tăng cao, các cơ sở điều trị có thể sẽ quá tải trong thời gian tới nên thí điểm hai biện pháp mới này. Để giám sát F0, cần ứng dụng công nghệ thông tin như lắp camera, đeo vòng định vị, huy động sự vào cuộc của người dân, các tổ chức đoàn thể cơ sở. Mỗi địa phương nên phân công từng bác sĩ theo dõi từng địa bàn hoặc phụ trách từng nhóm F0 đang cách ly tại nhà.
Tiền Giang: Phong tỏa Trung tâm y tế Cái Bè vì bác sĩ, điều dưỡng dương tính Covid-19 Tiền Giang quyết định phong tỏa Trung tâm y tế H.Cái Bè sau khi phát hiện 2 bác sĩ và 1 điều dưỡng tại đây có kết quả xét nghiệm PCR dương tính Covid-19. Lực lượng Quân khu 9 đang hỗ trợ tỉnh Tiền Giang khử khuẩn môi trường tại các ổ dịch lớn trên địa bàn.ẢNH: B.B Chiều 4.7, Ban Chỉ đạo...