Xác cá voi nặng cả chục tấn dạt vào biển Thanh Hóa
Sáng nay, tại vùng biển huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), người dân phát hiện xác một con cá voi nặng cả chục tấn dạt vào bờ.
Xác con cá voi trên được phát hiện tại bờ biển giáp ranh giữa hai xã Hải Ninh và Hải An, thuộc huyện Tĩnh Gia và đang trong quá trình phân hủy, nặng mùi. Phần đầu và đuôi đã bị mất. Con cá có chiều dài trên chục mét, vòng ngực khoảng 2,5m.
Đây được xác định là loài cá voi quý hiếm, tử vong từ nhiều ngày trước đó. Ảnh: Lê Hoàng
Nhiều ngư dân chứng kiến cho biết, xác cá voi trên được phát hiện ngay sau khi thủy triều rút. “Mấy ngày trước chúng tôi đã thấy ở ngoài khơi có một vật lạ trôi lập lờ trên mặt nước. Hôm nay, khi nước vừa rút thì thấy một vật khổng lồ nằm bất động trên bờ. Ban đầu chúng tôi tưởng đó là xác máy bay chứ không nghĩ có loài cá to đến thế”, một ngư dân nói.
Video đang HOT
Đây là lần đầu tiên vùng biển này thấy một xác cá lớn trôi dạt vào nên thu hút rất đông người dân địa phương đến xem. “Chúng tôi sẽ làm lễ thắp hương, mong cụ cá phù hộ cho người dân làng chài”, lão ngư Phạm Văn Thông nói.
Ông Mai Xuân Châu, Trưởng phòng Nông Nghiệp huyện Tĩnh Gia cho biết, đang cử cán bộ phối hợp với phòng Tài nguyên Môi trường và chính quyền địa phương xác minh nguồn gốc và nguyên nhân khiến con cá voi chết sau đó lên phương án xử lý chôn cất: “Vì là loại cá quý hiếm và linh thiêng nhưng hiện nó đang bị phân hủy mạnh nên việc làm lễ, chôn cất sẽ được chúng tôi tiến hành trong thời gian sớm nhất”.
Theo Datviet
Phát hiện hóa thạch cá voi 'đi bộ' cổ gây sốc
Hóa thạch của con cá voi thuộc nhóm Achaeocetes này hiếm có bởi đây là lần đầu tiên được tìm thấy ở Nam Mỹ.
Theo Dân Việt đưa tin, các nhà cổ sinh học Peru vừa khai quật được hóa thạch 40 triệu năm tuổi của cá voi 'đi bộ' trong sa mạc Ocucaje cách phía Nam Thủ đô Lima (Peru) khoảng 310km.
Con vật này có chân tương tự như chân của tổ tiên sống trên đất liền, cho thấy một chuỗi các biến đổi tiến hóa thời kỳ giữa 52 và 40 triệu năm trước.
Quá trình đó đã tạo ra cá voi ngày nay, sống trong các đại dương thay vì trên đất liền.Đây được cho là một trong những phát hiện rất quan trọng.
Trước đây, bằng chứng về động vật biển có vú cổ đại này chỉ được tìm thấy ở Ai Cập, Pakistan, Ấn Độ và Bắc Mỹ.
Khoảng 50 triệu năm trước, tổ tiên của cá voi từ một loài động vật ăn tạp, 4 chân và có lông, đã phát triển thành một loạt các loài lưỡng cư, sau đó dần dần mất hẳn chân sau.
Cho đến nay, hơn 15 hóa thạch của cá voi đã được phát hiện trong một sa mạc khác - Ocucaje.
Cesar Chacaltana, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: 'Phần lớn các hóa thạch có thể nằm trên cát nhưng phải có thiết bị công nghệ cao mới xác định được vị trí để khai quật'.
Chúng được bảo quản nhờ mật độ oxy thấp làm chậm quá trình phân hủy do vi khuẩn gây ra.
Tháng 2 năm ngoái, các nhà khoa học đã xác định được vị trí hóa thạch của một con cá voi 3,6 triệu năm tuổi. Ước tính con cá voi nặng khoảng 500kg, dài 6m.
Theo TNO
Ngư dân Nghệ An bắt được cá voi gần 800kg Con cá 'khủng' đã có chiều dài khoảng 4,2m, chiều rộng 0,9m, nặng 780kg. Tối 13/8, một con cá voi nhám mắc lưới tàu cá mang số hiệu NA 93197TS của ông Vũ Ngọc Diên trú tại xóm Minh Thành, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Xác con cá voi nhám được phát hiên Sau khi kéo vào bờ, ông Diên...