Xác cá ông dạt vào bán đảo Sơn Trà
Khoảng 12g ngày 20/8, một nhóm du khách khi tắm biển ở bãi Rạng thuộc bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng đã phát hiện một con cá to đã chết tấp từ ngoài biển vào gần bờ.
Đưa xác cá ông lên thuyền để chôn cất trưa 20/8
Ngay sau đó, du khách cùng ngư dân địa phương đã đưa xác cá với nhiều vết xước ở đầu lên thuyền để chuyển vào bờ.
Theo ông Thành, một ngư dân địa phương, loài cá này ngư dân thường gọi là cá ông, một loài cá thân thiện với ngư dân, thường giúp đỡ, hỗ trợ ngư dân đi biển nên rất được ngư dân tôn kính.
Cá ông có thân màu đen bóng, bụng màu trắng, có một vây trên sống lưng và hai vây dưới bụng, thân dài gần 2,5m, thân cá tròn có đường kính khoảng 0,6m, nặng khoảng 250kg với từ 7-8 người khiêng.
Ông Thành nói thêm trong vài năm gần đây, bây giờ mới thấy xuất hiện cá ông chết dạt vào bờ ở vùng biển này.
Chiều cùng ngày, ngư dân địa phương đã cúng tạ và chôn cất cá ông trên bãi biển giữa bãi Rạng và bãi Nồm.
Theo Dân Trí
Xem bộ xương cá Ông lớn nhất Đông Nam Á
Bộ cốt cá Ông được lưu giữ tại dinh Vạn Thủy Tú, Phan Thiết dài 22m, nặng 65 tấn được đánh giá là lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á.
Toạ lạc trên đường Ngư Ông, thành phố Phan Thiết, dinh Vạn Thuỷ Tú là một di tích có từ lâu đời (1762) với vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm, là biểu tượng của tín ngưỡng thờ cá Ông của ngư dân Bình Thuận. Nơi đây còn là nơi lưu giữ bộ xương cá Ông lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á.
Video đang HOT
Truyền thuyết dân gian kể lại rằng sau khi xây xong, Dinh Vạn có một Ông rất lớn trôi dạt vào bờ phía trước Dinh. Ngư dân trong bổn Vạn và các bổn Vạn khác được huy động để đưa Ông vào mai táng trong khuôn viên của Dinh Vạn thủy Tú. Vì Ông quá lớn (dài 22m, nặng 65 tấn) nên phải đến 2 ngày sau mới đưa Ông vào bờ để mai táng được.
Bộ xương cá Ông có kích thước khổng lồ với chiều dài 22m, nặng 65 tấn.
Bộ xương cá Ông được phục dựng, đặt trên khung inox kiên cố, bên trên mô hình con thuyền lớn.
Xuất phát từ tín ngưỡng cá Ông cứu thoát ngư dân thoát nạn nơi biển cả, ngư dân tôn cá Voi làm ông Nam Hải, vị thần phù trợ người đi biển, gắn liền với nhiều truyền thuyết. Ngày nay, dọc khắp các tỉnh ven biển miền Trung, hầu như nơi nào cũng có đền thờ cá Ông.
Xưa biển Thánh, Ngài quảng sai tế độ
Nay siêu Thần, Ngài về chốn miếu môn
Từ thế kỉ XVII, những ngư dân ở các tỉnh miền Trung tới Phan Thiết để khai phá vùng đất mới, theo truyền thống của cư dân biển họ lập ra các vạn chài theo từng nhóm, làng Thuỷ Tú ra đời cùng với ước vọng một vạn chài trù phú.
Dinh Vạn Thuỷ Tú là ngôi đền được xây dựng lâu đời với kiến trúc khá đặc biệt, qua cổng tam quan về phía hữu là nhà trưng bày cốt ông Nam Hải.
Hương án chính giữa đình Vạn Thuỷ Tú thờ Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân tôn thần; bên trái thờ Thuỷ Long thánh phi nương nương tôn thần và bên phải thờ Thái hiệu tiên sư tôn thần. Phía sau là phòng lưu trữ bảo tồn những bộ cốt cá voi.
Theo ngư dân Bình Thuận, cá Ông là vị thần cứu giúp ngư dân mỗi khi gặp tai nạn trên biển, và là vị thần chung thủy với ngư dân nên được ngư dân kính yêu và tôn trọng. Mỗi khi cá Voi chết (luy) dạt vào bờ, ngư dân đầu tiên trông thấy được coi là con trai của ông và phải đứng ra làm tang lễ, chôn cất cẩn thận.
Miếu thờ Nam Hải
Bàn thờ Nam Hải Cự Tộc, tước hiệu của cá Ông do vua Khải Định phong tặng.
Ngoài bộ xương cá Ông khổng lồ, dinh Vạn Thủy Tú còn lưu giữ trên 100 bộ xương cá voi lớn, nhỏ khác, trong đó có những bộ có niên đại trên 150 năm.
Phía hữu là doi đất rộng để mai táng cá ông gọi là Ngọc Lân Thánh Địa, sau 3 năm cốt của cá ông bốc, rửa sạch và nhập tẩm trong dinh Vạn theo nghi thức trang trọng.
Ngọc Lân Thánh địa, hay còn gọi là nghĩa trang cá Ông nằm trong khuôn viên dinh.Càng ngày, khu dân cư càng đông đúc, nên chỉ có cá Ông dài 2m mới đem chôn trong khuôn viên thánh địa.
Năm 2003 bộ cốt Ông được viện Hải Dương học Nha Trang phục chế và bảo quản tại nhà bảo tàng của dinh. Đây được coi là bộ cốt lớn nhất Việt Nam và cả vùng Đông Nam Á vẫn còn nguyên vẹn đến nay.
Hàng năm tại Dinh đều diễn ra các kì tế lễ được tổ chức trang trọng vào các ngày âm lịch: 20/2 (Tế Xuân); 20/4 (Cầu ngư); 20/6 (Chính mùa); 20/7 (Chèo dọc) và 23/8 (Mãn mùa) trong quá trình diễn ra nghi lễ còn có các hoạt động như hát bội, diễn bã trạo. hội đua ghe...
Dinh Vạn Thủy Tú là một trong những Dinh Vạn lớn và cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận.
Không chỉ là nơi thờ tự thủy tổ nghề biển, nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng cư dân nghề cá tiêu biểu là 24 sắc phong của các đời vua triều Nguyễn ban tặng, chiếc chuông đồng đúc vào năm Nhâm Thân (1872), đến nay đã được 130 năm; thân chuông có dòng chữ "Tự Đức nhị thập ngũ niên - Xuân quý giáo đáng - Thuỷ Tú Vạn - Bổn Vạn đồng ký".
Năm 1996, Vạn Thủy Tú được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Ngày nay con đường và bến cá trước dinh được đặt tên Ngư Ông như để thể hiện niềm tôn kính của ngư dân vào sự phù trợ của ông Nam Hải, cũng như sự gắn bó giữa Ông Nam Hải với ngư nghiệp địa phương.
Cùng chiêm ngưỡng bộ xương cá Ông:
Các đốt xương vây
Bạn sẽ trầm trồ khi biết mình đang chiêm ngưỡng bộ xương cá Ông lớn nhất Đông Nam Á.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Lễ hội cầu ngư đầy màu sắc ở Bình Thuận Lễ Cầu ngư chính mùa ở Bình Thuận thường diễn ra vào 20/6 âm lịch với nhiều nghi lễ dân gian ý nghĩa, đầy màu sắc, tái hiện sinh động tục thờ cúng cá Ông của vạn chài nơi đây. Tục thờ cá Ông Cầu ngư là một loại hình lễ hội dân gian gắn liền với tín ngưỡng và đời sống cư...