Xác 2 học sinh lớp 11 dưới hồ : Học sinh nữ nhắn tin ‘đến thắp nhang cho tao’
Cơ quan chức năng vừa tìm thấy thi thể của đôi nam nữ lớp 11 dưới hồ nước. Trước đó trên mạng xã hội lan truyền một dòng tin nhắn được cho là của nạn nhân gửi lời từ biệt đến bạn bè.
Sáng 18/9, ông Nghiêm Hồng Quang, Phó chủ tịch UBND huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, cho biết vào khoảng 7h30 cùng ngày, lực lượng chức năng và người dân tìm thấy thi thể nam sinh Nguyễn Thế H. (lớp 11A1, Trường THPT Phan Bội Châu) tại Hồ Trúc, thị trấn Ea T’ling (huyện Cư Jút).
Thi thể em Hương được phát hiện trên mặt hồ.
Trước đó, tối 17/9, thi thể nữ sinh Hoàng Thị H. (học cùng khối, cùng trường) cũng tại khu vực Hồ Trúc.
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng chiều 17/9, bảo vệ Hồ Trúc đi kiểm tra để chuẩn bị đóng cửa thì phát hiện một chiếc xe máy bị bỏ lại bên hồ nước. Gần đó, nhân viên bảo vệ này còn phát hiện ra cắp sách và tư trang.
Nghi ngờ có chuyện chẳng lành, nhân viên bảo vệ đã thông báo với chính quyền địa phương phối hợp tìm kiếm. Sau đó, người dân phát hiện thi thể nữ sinh nổi trên mặt hồ.
Video đang HOT
Đồ dùng cá nhân để lại trên bờ.
Trước khi xảy ra sự việc, nữ sinh này có nhắn tin cho một bạn với nội dung: “Mày cố gắng sống tốt, nếu tao chết thì đến thắp cho tao nén nhang”. Sau tin nhắn này, không ai liên lạc được với Hương.
Theo một lãnh đạo Trường THPT Phan Bội Châu, theo một số thông tin, cả hai em này có tình cảm với nhau, chiều 17/9, cả hai em rủ nhau đến khu vực Hồ Trúc để chơi. Hiện nguyên nhân phải chờ cơ quan chức năng điều tra, công bố.
Hoàng Phúc (t/h)
Theo vietnamdaily
Những người lính hết lòng vì nhân dân
Đắk Wil (huyện Cư Jút) là xã biên giới khó khăn bậc nhất của tỉnh Đắk Nông. Đất đai nơi đây cằn cỗi, thời tiết khắc nghiệt, mưa ít, nắng nhiều, lại là địa bàn tập trung chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số từ những năm 1990 theo diện đi kinh tế mới di cư về.
Chính vì thế, việc canh tác, sản xuất nông nghiệp vốn đã khó lại càng khó hơn. Trước khó khăn trên, những người lính Đồn Biên phòng Nậm Na đã nỗ lực hết mình giúp người dân xã Đắk Wil xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống.
Mô hình luân chuyển bò giống của Đồn Biên phòng Nậm Na giúp người dân có hoàn cảnh khó khăn có nguồn vốn phát triển kinh tế. Ảnh: Kim Nhượng
Chúng tôi đến Đồn Biên phòng Nậm Na, BĐBP Đắk Nông vào một ngày tháng 8 đầy nắng. Cái nắng chói chang của vùng đất Tây Nguyên càng làm cho cây cối xung quanh trở nên khô cằn. Đồn Biên phòng Nậm Na đang trong quá trình xây dựng, tu sửa, vật liệu ngổn ngang tứ bề. Khuôn mặt đen sạm vì nắng gió, áo đẫm mồ hôi, Thiếu tá Lương Đình Hùng, Chính trị viên Đồn Biên phòng Nậm Na tươi cười đón chúng tôi.
Anh chia sẻ: "Địa bàn của đồn quản lý cách xa dân, nếu đi đúng đường phải hơn 50km, đi tắt khoảng 30km, anh em cán bộ, chiến sĩ phải chia ra, một nửa ở lại xây dựng đơn vị, một nửa xuống giúp dân trong các Đội công tác địa bàn. Hiện nay, đơn vị triển khai mô hình "Hỗ trợ và luân chuyển bò giống" và "Ao cá xóa đói giảm nghèo". Một số cán bộ, chiến sĩ đang tiến hành mắc điện cho người dân, thay hết đường điện cho bà con"...
Hai năm qua, mô hình tặng bò giống cho những hộ đặc biệt khó khăn trong chương trình "Biên giới khúc tình ca", mà Đồn Biên phòng Nậm Na triển khai đã luân chuyển được sang 12 hộ gia đình. Ngoài ra, đơn vị còn thường xuyên coi trọng công tác phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, tuyên truyền kiến thức cho người dân, hướng dẫn khoa học, kĩ thuật vận động nhân dân tích cực học tập nâng cao trình độ hiểu biết kiến thức chăn nuôi, canh tác...
Đưa chúng tôi xuống địa bàn thăm những mô hình mà đơn vị đã làm được, chứng kiến sự hồ hởi, sự khởi sắc về kinh tế mà những người lính nơi đây đã nỗ lực hết mình để giúp dân, chúng tôi càng thêm cảm phục các anh. Nhắc đến những con bò của Đồn Biên phòng Nậm Na hỗ trợ, anh Dương Văn Anh, Trưởng thôn 4 hào hứng khoe, gia đình anh mới bán bò, mua được 2,5ha nương của nhà hàng xóm.
"Năm 2012, Đồn Biên phòng Nậm Na tách đàn hỗ trợ một con bò cái giao cho tôi nuôi. Năm 2013, bò mẹ đẻ ra được một bê đực, năm 2014, bò đẻ tiếp một bê cái. Năm 2015, khi bò cái "hoàn thành nghĩa vụ" ở nhà tôi, Đồn Biên phòng Nậm Na tiếp tục chuyển bò cho nhà anh Sùng A Lành. Chính nhờ có 2 con bê, sau khi nuôi chúng lớn, tôi bán đi mới đủ tiền mua nương đấy" - Anh Văn Anh cho biết.
Năm 2016, bò đẻ được một con bê đực, anh Sùng A Lành đã bỏ thêm 4 triệu đồng để đổi lấy bò cái đang chửa. Từ một hộ khó khăn, gia đình anh Sùng A Lành đã có trong tay một bò và một bê cái. Năm 2017, con bò của Đồn Biên phòng Nậm Na tiếp tục chuyển giao cho cặp vợ chồng Đào Văn Đanh, Lý Thị Si. Khi được nhận nuôi bò của đồn, anh Đanh và chị Si rất mừng, bởi đây là cơ hội để có vốn xây dựng cuộc sống mới. Như vậy, sau 5 năm, chỉ từ một con bò cái của Đồn Biên phòng Nậm Na đã cho "sinh lời" thêm 5 con bê và vẫn đang tiếp tục giúp các hộ khó khăn ở thôn 4 thoát nghèo.
Khác với nhiều gia đình người dân tộc Mông đã di cư vào đây từ những năm 1990, gia đình anh Lý Văn Tu từ Cao Bằng vào Đắk Wil năm 1996-1997. Vào muộn, ít tiền, gia đình anh chỉ mua được đám ruộng để sinh sống, đất ruộng ngày càng cằn cỗi, gia đình cứ nghèo mãi. Sau 20 năm kể từ ngày rời Cao Bằng, anh Tu không ngờ, giờ đây mình đang có tài sản là 2 con bò từ chương trình "Biên giới khúc tình ca", ngay cả chuồng bò cũng do cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng xuống giúp dựng hộ.
Được biết, hàng năm, Bộ Chỉ huy BĐBP Đắk Nông thường xuyên phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức chương trình "Biên giới khúc tình ca" để vận động quỹ xây dựng nhà cho cán bộ, chiến sĩ Biên phòng đang công tác ở biên giới. Đến năm 2017, việc xây dựng nhà cho cán bộ, chiến sĩ cơ bản đã hoàn thành, Bộ Chỉ huy đã đề nghị Ban tổ chức chuyển số tiền đó sang cho các hộ nghèo ở khu vực biên giới để mua bò giống. Nhờ đó, sau chương trình "Biên giới khúc tình ca" lần thứ 22, đã có 4 hộ ở xã Đắk Wil được nhận 25 triệu đồng/hộ để mua 2 con bò giống.
Còn 2 ao cá, mỗi ao có diện tích hơn 120m2 của gia đình anh Ngô Văn Bắc, tại thôn 8, xã Đắk Wil chính là do những người lính Đồn Biên phòng Nậm Na trực tiếp giúp khi thực hiện mô hình "Ao cá xóa đói giảm nghèo". Không chỉ đào ao, cán bộ, chiến sĩ đơn vị còn trích quỹ để mua cá giống tặng cho gia đình anh những năm đầu. Hiện, ao cá của gia đình anh Ngô Văn Bắc một năm thu hoạch được hơn 1 tấn, lãi gần 100 triệu đồng.
Thượng úy Phạm Thiện Tuấn, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Nậm Na cho biết: Những ngày đầu nghiên cứu về nuôi cá, cán bộ, chiến sĩ còn nhiều bỡ ngỡ, sau một thời gian thử nghiệm, cộng thêm mua sách tham khảo, nghiên cứu, nhờ cán bộ Phòng Khuyến nông huyện hướng dẫn cụ thể, cán bộ Đồn Biên phòng Nậm Na căn bản đã nắm bắt được kiến thức nuôi cá, nắm rõ đặc điểm của từng giống cá, những bệnh cá hay mắc phải, biết phân bố lượng nước, cách thay nước sao cho ao cá ổn định để rồi từ đó hướng dẫn cho người dân làm.
Đến Đồn Biên phòng Nậm Na, tận mắt chứng kiến những mô hình giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo hiệu quả và ngày càng phát triển, chúng tôi thực sự cảm phục những người lính Biên phòng nơi đây. Chính nhờ sự nỗ lực, đầy trách nhiệm của các anh mà đời sống người dân nơi đây ngày càng ấm no. Đó chính là nền tảng giúp cho biên giới luôn giàu mạnh, bình yên.
Kim Nhượng
Theo Bienphong
Người dân bất an vì voi rừng xuất hiện... giữa làng Thời gian gần đây, 4 con voi rừng trưởng thành bỗng xuất hiện tại địa bàn xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Đàn voi không chỉ tàn phá hàng loạt nương rẫy hoa màu mà còn tiến sâu vào khu dân cư khiến người dân đi làm rẫy và ở gần bìa rừng phải luôn sống trong cảnh nơm nớp...