“Xã xuất ngoại” chao đảo vì AIDS
Với hàng ngàn người đang làm ăn xa, trong đó hầu hết ở Lào, xã thuần nông nghèo khó Lộc Bổn, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên – Huế) giàu nhanh với nhiều nhà lầu, xe hơi. Đằng sau sự hào nhoáng vật chất, những người Lộc Bổn tha hương chao đảo vì HIV/AIDS, con cái đối diện nguy cơ thất học.
Kéo nhau làm ăn xa
Hơn mười năm trước, những cư dân đầu tiên của xã Lộc Bổn đến đất nước triệu voi lập nghiệp, kiếm kế sinh nhai. Họ làm đủ việc từ thợ xây, lái xe, cắt tóc, móng chân móng tay…. Người trước kéo người sau, anh chị em dìu nhau, cứ thế mà nay chỉ riêng thôn Hòa Vang, số người đi Lào đã xấp xỉ cả ngàn người. Ông Trần Văn Hoa – Chủ tịch UBND xã Lộc Bổn – nhẩm tính: “Toàn xã có 2.700 hộ dân, 15.000 nhân khẩu. Chưa thống kê cụ thể, nhưng Lộc Bổn ước có đến 3.000 – 4.000 người đang sinh sống, làm việc tại Lào”.
Nhanh chóng giàu có, khắp xã dân cất nhà lầu hoành tráng, mua xe hơi: “Tết năm nay, số xe hơi trong xã đã tăng gấp đôi, ước tính cũng đã lên đến vài trăm chiếc. Người sau thi đua người trước sắm xe” – ông Hoa tự hào nói.
Ở xã này, trẻ ba bốn tuổi đã có hộ chiếu riêng, số năm đi Lào cũng bằng số tuổi và đối diện với nguy cơ thất học. Ông Phạm Văn Ngọc (thôn Hòa Vang) dắt díu cả gia đình sang Lào làm ăn gần chục năm nay. Hai đứa con Phạm Thị Uyên (4 tuổi), Phạm Thị Cúc (16 tháng tuổi) phải theo chân cha mẹ: “Con nhỏ qua bên đó không được đi học, chăm nom cũng đau lòng lắm. Hy vọng vài năm nữa, tích cóp được tiền, vợ chồng về quê để con được đến lớp” – ông Ngọc dự tính. Còn những đứa trẻ ở lại quê đến lớp lại không có sự giám sát của cha mẹ đâm ra hư hỏng, bỏ học rồi cũng theo cha mẹ đi Lào, đang trở thành cái vòng luẩn quẩn.
Video đang HOT
Mấy năm gần đây, người dân Lộc Bổn giàu nhanh, nhưng cũng đang phải đối mặt với căn bệnh thế kỷ
“Ết” nhiều
Ở nơi đất khách quê người, túi tiền rủng rỉnh, lại không làm chủ được hành vi, thiếu kiến thức, khiến nhiều người “rước” vào thân căn bệnh thế kỷ lúc nào không hay biết. Trường hợp ông N.P.H (thôn Hòa Vang) khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Ông H vốn là nông dân hiền lành, chất phác. Sang Lào làm thợ xây, hằng tháng, ông H gửi tiền đều đặn về cho vợ xây nhà, nuôi hai con ăn học. Chỉ đến khi ông H trở về quê với thân hình gầy rộc, lở loét thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn AIDS.
Ông H qua đời, bà N.T.B.T đi xét nghiệm kết quả là đã nhiễm bệnh từ chồng.
Như ông H, nhiều gia đình tại thôn Hòa Vang cũng chao đảo vì HIV. Ông Nguyễn Văn Linh – Trưởng thôn Hòa Vang – cho biết, toàn thôn đã có 22 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó có 14 người đã tử vong. Hầu hết đều bị từ Lào. “6 năm trước, người đầu tiên trong thôn chết vì căn bệnh AIDS, người dân đã hết sức hoang mang, lo lắng. Bây giờ, được tuyên truyền, tập huấn nên đỡ sợ, kỳ thị với những người có H” – ông Linh nói.
Xã Lộc Bổn hiện có 23 trường hợp người dân nhiễm và một cháu bé – con của cặp vợ chồng nhiễm HIV/AIDS – chờ xét nghiệm để khẳng định; trong đó, chủ yếu ở 4 thôn Hòa Vang, Bình An, Thuận Hóa, Hòa Mỹ. 90% số trường hợp nhiễm bệnh từ con đường quan hệ tình dục không an toàn: “Năm 2012 phát hiện 3 trường hợp. Việc thống kê số người nhiễm HIV/AIDS chỉ mang tính chất tương đối chứ chưa phải là con số thực tế, bởi có nhiều trường hợp chưa làm xét nghiệm, hoặc khai giả tên tuổi khi làm xét nghiệm nên không thể nắm được” – ông Hoa nói.
Theo 24h
Chuyện buồn ở gia đình đông con nhất HN
42 tuổi, liên tục trong 25 năm qua, chị Hải tằng tằng sinh một mạch 13 người con. Bất chợt trước câu hỏi thằng Tám sinh năm bao nhiêu, chị Hải chỉ cười gượng vì "quên mất rồi". Cái ăn vợ chồng chị còn lo từng bước huống chi nghĩ đến cái học cho các con.
Kỉ lục buồn
Trời Hà Nội những ngày sau Tết Nguyên đán vừa lạnh lại mưa phùn rả rích. Tại đình làng của xóm Cổ Bản, phường Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội đang tấp nập cờ hoa chuẩn bị đón hội làng.
"Nhà" thằng Tám cách đó chừng 50m nhưng đường lầy lội, lép nhép bẩn. Nó ngồi thút thít ngoài vỉa hè gần đường. Áo quần nó nhàu nhĩ. Trông nó xác xơ cũng như ngôi nhà này vậy, trống trơn.
Hỏi chị Hải có sinh tiếp không, chị cười gượng "biết sợ rồi, không sinh thêm nữa đâu". Anh Năm không nói gì, quay đi mà mắt buồn rượi
Trong khi bố mẹ nó đang ngoài đầm cá, các anh em nó nô đùa ở nhà trong xóm (được họ hàng bên nội cất tạm cho bố mẹ nó) thì nó phải ở đây trông nồi cám lợn đang nấu dở.
Một lát, anh Sáu (tên thật là Châu-PV) nó lái con xe dream tàu về. Nó hí hửng khi được giao nhiệm vụ đưa chúng tôi ra ngoài đầm cá. Ra đây cu cậu vui hẳn vì có bố mẹ, được chơi với con gà mái trên giường và chén sạch một gói mì tôm sống.
Mẹ nó, chị Đặng Thị Hải (42 tuổi) chân đất, áo mỏng ngồi mớm trên chiếc giường ọp ẹp kể: "Nhớ năm 1990 vợ chồng khó khăn lại xảy ra bất hòa với gia đình hai họ nên phải ra đường ở. Căn lều ọp ẹp dựng trên đê những ngày mưa gió lung lay dữ dội. Tội sợ quá, tối nằm ôm thằng Tới (Ngô Doãn Tới, anh hai-PV) mới sinh được vài ngày cứ trực chạy vì sợ lều đổ".
Đến năm 1995, họ hàng bên nhà chồng chị đã dựng tạm căn nhà nhỏ 3 gian cho vợ chồng chị. Nhưng "vì cái sự sinh đẻ chẳng đừng được", những đứa con cứ nối tiếp ra đời khiến ngôi nhà đã chật hẹp càng bí bách.
Năm 2000, trưởng xóm Cổ Bản cho họ thầu ít đất ao cạnh đình làng. Sau nhiều thay đổi, nay ao đã bị lấp, căn nhà họ cất tạm trên mảnh đất này nhiều lần chính quyền đã tính thu lại. Chị nghèo quá nên van lơn. Và nó cứ liêu xiêu nhưng là nơi tránh nắng mưa cho gia đình chị.
Thằng Tám như cây cỏ, cứ hồn nhiên chơi với con gà trên giường. Nhiều con nên đến bữa ăn tối, vợ chồng chị Hải phải điểm danh từng đứa một
Nếu không nhờ đầm cá, ít đất trồng lúa với chị tần tảo sớm hôm không hiểu hơn chục miệng ăn có tồn tại qua ngày qua tháng. Và như lời chị "mải làm lụng quá, quên luôn cả chuyện đặt vòng tránh thai và lời khuyên của mọi người".
25 năm sau ngày cưới, chị và anh cứ tằng tằng sinh liền 13 người con. Đứa lớn nhất sinh năm 1989, đứa nhỏ nhất thì vừa mới tròn 2 tuổi được mấy hôm. Chị cả và chị ba vừa đi lấy chồng ở Ninh Bình và Nam Định thì Tới lập gia đình và sinh con. Vậy là nhà... vẫn đủ quân số.
Đi "học nhờ" nên bị cô giáo đuổi
Hỏi chị có sinh tiếp không, chị cười gượng "biết sợ rồi, không sinh thêm nữa đâu". Anh Năm không nói gì, mắt buồn rượi.
Nhà đông con, mỗi bữa lo đủ gần 10kg gạo chưa kể thức ăn với gia đình chị Hải, anh Năm (tên chồng chị-PV) đã là một gánh nặng. Hồi tháng 9 năm ngoái, chồng chị sau bao lần trì hoãn đã đi khám. Bác sĩ kết luận anh hết bị men gan, lao phổi, bệnh gút, to lá lách, tiểu đường và một cơ số bệnh khác.
Gà thả 18 con thì bị bắt trộm mất 10. Rồi đầm cá đầu năm thả gần 20 triệu cá giống cũng bị trộm đánh hết, cuối năm bán được hơn 10 triệu.
Bệnh tật đau ốm đến cái ăn chưa xong huống chi lo sự học cho con. 13 người con của anh chị thì Tới được học cao nhất, lên đến lớp 11. Sau bị bạn trêu chuyện bố mẹ đẻ nhiều, Tới buồn chán và bỏ học. Mấy đứa sau cứ hồn nhiên lớn lên như cây cỏ bữa no bữa đói và gần như không biết đến trường lớp.
Anh Ngô Doãn Năm cho biết các con anh từ đứa thứ 8 đến thứ 10 lần lượt là Tám, Phúc, Đức đã một gần học kì nay "không được đến trường".
Nguyên nhân theo anh: "Nhà tôi nay nơi này mai chỗ khác, ăn ở không ngăn nắp nên mất sổ hộ khẩu cũng mất luôn giấy khai sinh của các con. Những năm trước có thầy hiệu trưởng Trường TH Đồng Mai I rất tốt, lo khoản này giúp các cháu và gia đình. Giờ thầy đã nghỉ hưu, giấy tờ chúng tôi chạy đi làm gần nửa năm mà vẫn chưa xong. Các cô giáo chủ nhiệm mắng, nói con chúng tôi học nhờ nên đuổi ra khỏi lớp".
Ngôi nhà rách nát của vợ chồng chị Hải ở đầu xóm Cổ Bản
Hiệu phó Trường TH Đồng Mai I Nguyễn Đình Cư phân trần: "Việc các cháu không có giấy khai sinh khiến giáo viên và trường gặp nhiều khó khăn trong việc vào sổ sách, điểm số. Năm qua tôi có gặp trực tiếp anh Năm đề nghị anh cùng tôi đến chính quyền để làm lại khai sinh cho các cháu. Anh nói khó khăn, tôi hứa giúp chỉ cần anh đi cùng để xác thực mà anh khất lần mãi".
Ông Cư cũng khẳng định: "Trường học nào đều muốn trò tới trường, không ai muốn đuổi các cháu đi. Có thể bố mẹ vì ngại chuyện đông con, các cháu không thích đến trường nên mới có chuyện các cháu nghỉ học lâu đến vậy".
Sáng 20/2, sau khi gặp PV, anh Năm đã hứa với hiệu phó Cư chiều nay sẽ cùng ông đi làm giấy khai sinh cho 3 người con. Nếu quay trở lại trường, theo thầy Cư các em sẽ phải theo học chương trình còn dang dở. Trường sẽ bố trí giáo viên theo sát, kèm cặp từng em giúp gia đình.
Chia tay chúng tôi, người mẹ nghèo chân tay run run vì mưa ướt và lạnh nói trong buồn bã: "Chồng tôi đau yếu, thuốc thang đấy chẳng biết run rủi anh ra đi khi nào. Giờ sức này còn bao nhiêu tôi vẫn gắng lo cho anh và mong sao các con được đi học là hạnh phúc rồi".
Theo 24h
Nâng lương để giữ chân lao động Từ 1.1.2013, Malaysia đã tăng mức lương tối thiểu từ 800 - 900 RM/tháng (5,6 - 6,3 triệu đồng/tháng) để giữ chân lao động trẻnước ngoài. Là một trong 4 thị trường lao động truyền thống của Việt Nam, hiện ở Malaysia có khoảng 65.000 lao động Việt Nam làm việc trong 350 doanh nghiệp ở các lĩnh vực điện, điện tử, may...