Xã vùng nước nổi Pá Ma Pha Khinh đạt chuẩn nông thôn mới
Ngày 30.12, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ công bố xã Pá Ma Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là xã thứ 4 của huyện Quỳnh Nhai và là xã thứ 25 của tỉnh Sơn La đạt chuẩn NTM.
Pá Ma Pha Khinh là xã thuộc khu vực II của huyện Quỳnh Nhai, cách trung tâm huyện 29 km, với tổng diện tích trên 10.000 ha. Là xã được sáp nhập từ xã Pắc Ma và xã Pha Khinh theo Nghị quyết số 10-NQ/CP ngày 21/02/2011 của Chính phủ thành xã Pá Ma Pha Khinh. Toàn xã có 10 bản, trong đó có 7 bản di dân tái định cư thủy điện Sơn La.
Ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La chuyển trao Bằng công nhận đạt chuẩn NTM cho xã Pá Ma Pha Khinh.
Năm 2010, xã bước vào xây dựng NTM, khi đó mới đạt 5/19 tiêu chí (gồm: tiêu chí quy hoạch; thủy lợi; cơ cấu lao động; văn hóa; an ninh trật tự) và 8/49 chỉ tiêu. Còn lại 14 tiêu chí và 31 chỉ tiêu chưa đạt. Từ thực tế trên, với sự quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân xã Pá Ma Pha Khinh, bằng nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực, sự vào cuộc một cách tích cực chủ động của thành viên Ban chỉ đạo xây dựng NTM, sự đóng góp tiền của, công sức của các tổ chức, cá nhân, cùng với cơ chế chính sách phù hợp… Đến nay, xã đã đạt 19/19 tiêu chí và 49/49 chỉ tiêu xây dựng NTM.
Sau khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, kết cấu hạ tầng của xã được đầu tư nâng cấp, xây dựng khang trang, sạch đẹp
Sau 8 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã đã huy động được 46.968 triệu đồng kinh phí đầu tư xây dựng. Trong đó, ngân sách Trung ương 19.903 triệu đồng, ngân sách tỉnh 4.800 triệu đồng, ngân sách huyện 1.160 triệu đồng, tín dụng 20.345 triệu đồng và nhân dân đóng góp 389 triệu đồng, số ngày công của nhân dân tham gia là: 15.625 công, hiến 1.520 m2 đất, chặt 360 cây ăn quả làm đường giao thông nông thôn, đường nội đồng, nhà văn hóa. Về vốn huy động xã hội hóa từ các tổ chức 370 triệu đồng. Hiện nay, kết cấu hạ tầng điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế… được đầu tư nâng cấp, xây mới khang trang, kiên cố, đáp ứng được nhu cầu của cán bộ và nhân dân trên địa bàn.
Các tiết mục văn nghệ trong buổi lễ đón nhận nông thôn mới.
Trong phát triển kinh tế, xã đã vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tập chung vào phát triển nuôi thủy sản trên vùng lòng hồ thủy điện Sơn La; trồng cây ăn quả trên đất dốc, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Đặc biệt là triển khai hiệu quả phát triển các mô hình kinh tế như: Mô hình nuôi vịt, cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La; mô hình trồng cây mận trên đất dốc; mô hình nuôi bò thương phẩm tại một số bản trên địa bàn, mang lại hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 29 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11%. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã không ngừng được nâng lên.
Video đang HOT
Nhân dân vui mừng vì quê hương đổi thay, có điện, có đường, nước sinh hoạt về bản.
Với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân trong triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM. Đến nay, xã Pá Ma Pha Khinh đã đạt 19/19 tiêu chí và 49/49 chỉ tiêu về xây dựng NTM. Chính thức được công nhận xã đạt chuẩn NTM của huyện Quỳnh Nhai. Cả xã đã hoàn thành trên 21 km đường trục bản, liên bản, ngõ xóm sạch đẹp, đi lại được 4 mùa thuận tiện; 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, cơ sở vật chất, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%… Đến nay, Pá Ma Pha Khinh là xã thứ 4 của huyện Quỳnh Nhai chính thức được công nhận xã đạt chuẩn NTM.
Quê hương Pá Ma Pha Khinh đang từng ngày đổi thay, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng nâng cao.
Để có được kết quả trên, ngay khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã đã tập trung tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng NTM đến từng người dân bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thông qua cuộc họp bản, họp xã. Phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động khắc phục khó khăn, phát huy nội lực chính mình, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước. Đồng thời, thành lập, củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã và Ban Phát triển tại các bản. Xây dựng quy chế hoạt động, phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên. Phân công rõ người, rõ việc, đề ra các giải pháp phát huy nội lực từ nhân dân tham gia vào thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí NTM, nhất là các tiêu chí khó như: Môi trường, thu nhập. Phát huy vai trò trong việc huy động và phát huy nội lực của nhân dân tham gia thực hiện xây dựng NTM, như: Đóng góp công sức làm đường giao thông nông thôn; tham gia vệ sinh môi trường từ nhà ra ngõ, dọn sạch đường giao thông nội bản; trồng cây xanh dọc các tuyến đường giao thông; triển khai thực hiện các mô hình phát triển kinh tế.
Tại buổi lễ nhiều tập thể cá, nhân có thành tích trong xây dựng NTM của xã được tặng bằng khen, giấy khen.
Không dấu được niềm vui trước những đổi thay trên quê hương, ông Hoàng Văn Chiêu, bản Tậu (xã Pá Ma Pha Khinh), phấn khởi: Từ ngày có phong trào xây dựng NTM đời sống của bà con dân bản không ngừng đổi thay. Người dân trong bản giờ đã có điện, có nước sạch sinh hoạt, có đường đẹp đi lại thuật tiện. Nhờ thế mà cuộc sống của bà con dân bản ngày một khá lên.
Ông Nguyễn Hoài Thu, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai, cho biết: Tuy Pá Ma Pha Khinh là xã còn nhiều khó khăn của huyện nhưng với sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân, xã đã bứt phát về đích NTM. Mong rằng, thời gian tới cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Pá Ma Pha Khinh sẽ tiếp tục đoàn kết hơn nữa duy trì thành quả đã đạt được. Phát huy tiềm năng thế mạnh địa phương tập trung phát triển kinh tế, tạo việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống người của dân. Để làm sao xây dựng NTM xã Pá Ma Pha Khinh bền vững, giàu đẹp.
Tại lễ công bố xã Pá Ma Pha Khinh đạt chuẩn NTM năm 2018, UBND tỉnh Sơn La và UBND huyện Quỳnh Nhai đã tặng Bằng khen, giấy khen cho nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng NTM của xã.
Theo Danviet
Những mô hình tự quản an ninh, trật tự hiệu quả của Công an Đồng Nai
Đồng Nai là một tỉnh có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế, tuy nhiên, đi kèm với đó là vấn đề an ninh trật tự cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp. Để giữ vững ổn định tình hình an ninh, góp phần xây dựng nông thôn mới, Công an Đồng Nai đã xây dựng được nhiều mô hình tự quản hiệu quả.
Trong quá trình xây dựng, thực hiện các mô hình đảm bảo an ninh, trật tự khu vực nông thôn, thực hiện phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", Công an tỉnh Đồng Nai đã tham mưu, chỉ đạo thực hiện, xây dựng nhiều mô hình tự quản hiệu quả.
Xác định vị trí, tầm quan trọng của mô hình tổ chức quần chúng trong đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở, phục vụ cho mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, Công an Đồng Nai trong những năm qua đã tham mưu cho các đơn vị đẩy mạnh xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Trong đó, chú trọng công tác xây dựng, củng cố, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào, nhằm phát huy vai trò và quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai đã xây dựng được 42 mô hình tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải về an ninh, trật tự ở khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, trường học do lực lượng công an, các ngành, chính quyền địa phương xây dựng.
Đồng Nai đã có 132/133 xã đạt chuẩn nông thôn mới. (Ảnh minh họa)
Những mô hình này đã góp phần đảm bảo tốt an ninh, trật tự, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương.
Mô hình tổ chức các đợt phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với công tác dân vận, chung sức xây dựng nông thôn mới là mô hình tiêu biểu được lực lượng công an Đồng Nai thực hiện tốt.
Để duy trì và thực hiện tốt mô hình này, hàng năm Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, hoạt động cụ thể.
Từ năm 2016 đến nay, lực lượng công an tỉnh này đã tổ chức 50 đợt phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gắn với công tác dân vận ở địa bàn cơ sở; xây dựng, sửa chữa và tặng nhà tình thương, nghĩa tình đồng đội...
Các kết quả thực tiễn từ mô hình này mang lại khẳng định, đây là cầu nối gắn kết với phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dụng nông thôn mới" tại địa phương.
Đặc biệt, theo Công an Đồng Nai, qua công tác dân vận ở cơ sở đã khơi dậy được tình cảm gắn bó, tốt đẹp của nhân dân đối với lực lượng công an tỉnh.
Mô hình tiêu biểu thứ 2 được Công an Đồng Nai thực hiện hiệu quả, sáng tạo, tạo sự lan tỏa và ý nghĩa, đó là mô hình "Quỹ doanh nhân với an ninh, trật tự" tỉnh Đồng Nai.
Quỹ này là công tác xã hội hóa về phòng chống tội phạm, vận động các doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp xây dựng quỹ, góp phần xây dựng, củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Lực lượng Công an Đồng Nai đã và đang đóng góp một phần không nhỏ cho thành công của xây dựng nông thôn mới tại tỉnh này.
Chính thức đi vào hoạt động tư tháng 10.2010, đến nay quỹ đã vận động được 466 lượt doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp ủng hộ, với số tiền hơn 19 tỷ đồng. Quỹ doanh nhân với an ninh trật tự tỉnh Đồng Nai đã tổ chức trên 100 đợt trao vốn vay cho hơn 1 nghìn đối tượng vay, gia hạn vốn với tổng số tiền hơn 25 tỷ đồng.
Theo Công an Đồng Nai, nhiều trường hợp được vay vốn đã làm ăn ổn định, tái hòa nhập cộng đồng, góp phần ngăn chặn tình trạng tái phạm tội, trong đó có người đã vươn lên làm giàu và có điều kiện quan tâm giúp đỡ người khác.
Mô hình tiêu biểu thứ 3 nhận được sự đánh giá cao của Công an tỉnh Đồng Nai là mô hình "Câu lạc bộ thắp sáng niềm tin".
Đây là mô hình do lực lượng công an tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thành lập theo địa bàn cấp xã, phường, thị trấn nhằm mục đích quản lý, giúp đỡ, tạo điều kiện cho những người chấp hành xong hình phạt tù, người được đặc xá trở về địa phương nhanh chóng ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, giảm tỷ lệ tái phạm tội và vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, rất nhiều mô hình khác ở địa bàn cơ sở tại Đồng Nai cũng đang được nhân rộng, thực hiện hiệu quả như Camera an ninh, Tiếng kẻng an ninh, Đội nữ dân phòng... Các mô hình này đã phát huy hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho lực lượng công an cơ sở trong việc đảm bảo tình hình an ninh, trật tự tại địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới.
Theo Danviet
Phòng chống dịch lở mồm long móng: Trên "nóng" dưới "lạnh" Từ đầu tháng 12/2018 đến nay, dịch bệnh Lở mồm long móng (LMLM) đã xảy ra tại một số tỉnh, thành phố (Hà Nội, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Nam,...) làm nhiều gia súc mắc bệnh và đang có chiều lây lan, diễn biến rất phức tạp như nongnghiep.vn đã phản ánh. Qua tìm hiểu thực tế và trao đổi với Cục Thú...