Xả tràn hồ chứa lớn nhất miền Tây xứ Nghệ ứng phó bão số 4 Podul
Để ứng phó với bão số 4 Podul, Công ty TNHH thủy lợi Phủ Quỳ đang tiến hành xả theo quy trình đối với tràn hồ Sông Sào là hồ chứa lớn nhất miền Tây Nghệ An.
Xả tràn hồ Sông Sào xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Đàn để ứng phó với bão số 4. Ảnh: Văn Trường.
Hồ Sông Sào nằm tại địa bàn xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Đàn, tưới cho trên 6.000 ha thuộc thị xã Thái Hòa và Nghĩa đàn, hồ hiện còn 30/51 triệu m3 nước. Theo dự báo ngày và đêm nay bão Podul sẽ đổ bộ vào Nghệ An và gây mưa to.
Nhằm chủ động ứng phó với mưa lũ, hồ Sông Sào được xả 1 cửa tràn, lưu lượng xả 300 m3/s. Thời gian bắt đầu xả từ 7 giờ sáng ngày 29/8 đến ngày 31/8, dự kiến sẽ xả trên 10 triệu m3 nước.
Video đang HOT
Cán bộ thủy lợi kiểm tra hệ thống vận hành cửa xả tràn hồ Sông Sào. Ảnh: Văn Trường.
Ông Hoàng Trần Lâm – đại diện Công ty TNHH thủy lợi Phủ Quỳ cho biết: Trước khi xả tràn 24 giờ, đơn vị thủy lợi đã đã thông báo cho UBND huyện Nghĩa Đàn, và 4 xã trên địa bàn được biết. Với lưu lượng xả thấp nên sẽ không ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của vùng hạ du.
Bên cạnh đó, tùy theo diễn biến tình hình thời tiết và lưu lượng nước đến hồ Sông Sào, đơn vị sẽ tiếp tục vận hành các cửa tràn theo đúng quy trình đảm bảo an toàn hồ chứa.
Văn Trường
Theo Baonghean
Bài học cho thủy điện 'ngẫu hứng' xả lũ
Miền Tây Nghệ An sở hữu hệ thống suối dày đặc, thế nhưng sự bình yên, thơ mộng bị phá vỡ khi hàng loạt nhà máy thủy điện đua nhau mọc lên. Một số dự án có khả năng điều tiết, cắt lũ thượng nguồn, song không ít nhà máy xả lũ gây thiệt hại kinh hoàng.
Mới đây, Công an Nghệ An đã khởi tố trưởng ca, trực vận hành nhà máy thủy điện Nậm Nơn sau vụ việc xả lũ gây chết người.
Lũ thượng nguồn kết hợp thủy điện xả lũ gây ngập úng tại huyện Tương Dương
Xả lũ dân không kịp trở tay
Bí thư Huyện ủy Tương Dương Nguyễn Văn Hải phát biểu trong một cuộc họp cấp tỉnh tại Vinh cách đây không lâu: "Mặc dù lãnh đạo Nghệ An vào cuộc rất quyết liệt nhưng việc giải quyết hệ lụy, tồn đọng của thủy điện còn rất lớn. Chúng ta đã nói rất nhiều hệ lụy của thủy điện. Bây giờ không chỉ xả lũ vào mùa lũ mà không có lũ cũng xả. Xả không đúng quy trình làm chết người", ám chỉ vụ việc nhà máy thủy điện Nậm Nơn bất thình lình mở cửa xả nước gây thương vong cho người dân.
Anh Vi Văn May ngày 23/5/2019 cùng em trai là Vi Văn Thân, công dân xã Xá Lượng, huyện rẻo cao Tương Dương chèo thuyền dưới khu vực đập thủy điện Nậm Nơn (xã Lượng Minh) thì bất thình lình cửa thoát nước của nhà máy thủy điện được nâng lên. Một khối lượng nước rất lớn được tống về phía hạ lưu, do không được báo trước, cả 2 anh em họ Vi luống cuống không kịp thoát ra khỏi dòng chảy thác lũ, thuyền bị lật. Anh Thân ngụp lặn một hồi, may mắn được người dân vớt lên bờ; anh Vi Văn May bị nước cuốn trôi. Mãi đến cuối giờ chiều cùng ngày người ta mới phát hiện thấy thi thể nạn nhân xấu số, cách vị trí chân đập khoảng nửa km.
Vụ việc được Công an tỉnh Nghệ An chỉ đạo Công an huyện Tương Dương điều tra. Đến ngày 08/7/2019, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tương Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính" quy định tại khoản 1, Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015 đối với vụ việc Nhà máy thủy điện Nậm Nơn xả nước gây chết người. Tiếp đó, tháng 8/2019, Công an huyện Tương Dương ra các quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Anh (sinh năm 1989, trú tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên) và Trần Quyết Tiến (sinh năm 1993 ,trú tại xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) về hành vi "Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính", áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 2 bị can trên. Thời điểm xảy ra vụ việc, thì Nguyễn Văn Anh là trưởng ca của nhà máy thủy điện Nậm Nơn, Trần Quyết Tiến là người trực vận hành nhà máy. Có thể nói, quyết định khởi tố hình sự vụ án nhà máy thủy điện xả lũ gây chết người là chưa có tiền lệ, nhưng động thái kiên quyết của Công an tỉnh Nghệ An nhận được sự ủng hộ, đồng tình của dư luận. "Tài sản, tính mạng của người dân là trên hết. Phải xử lý nghiêm", GĐ Công an tỉnh Nghệ An, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu trao đổi với báo Tiền Phong vào chiều 26/8.
Phấp phỏng lo âu
Mùa lũ tháng 9 năm ngoái, Chôm Lôm- cây cầu nghĩa tình do đồng bào cả nước quyên góp, bắc qua sông Lam tại xã Lạng Khê, huyện Con Cuông nơi 19 em học sinh tử nạn do chìm đò năm 2006, bị lũ lụt uy hiếp. Dòng chảy cực mạnh đánh thẳng vào bờ Nam, khiến mố cầu Chôm Lôm bị cuốn trôi, đứt gãy. Thủ phạm sau đó được nhận diện là... do lũ. Mưa lớn kéo dài khiến các dòng sông ngập nước, lũ từ thượng nguồn tràn về thủy điện; lũ từ họng thủy điện Bản Vẽ và các nhà máy lân cận thi nhau nhả xuống. Không chỉ Chôm Lôm, mà nhiều xã dọc sông Lam của huyện Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn cũng thiệt hại nặng nề.
Gia đình anh Vi Văn May bàng hoàng trước cái chết của người thân, do thủy điện xả lũ
Huyện Con Cuông hối hả huy động các lực lượng cùng dân hối hả xông ra cứu cầu Chôm Lôm. Hàng trăm con người ngày đêm đội mưa gió chiến đấu với thủy tặc, hàng ngàn m3 đá hộc được đổ xuống. "Thủy điện xả mấy cửa, lũ đột ngột tống xuống khiến nước đổi dòng đánh thẳng sang bờ Nam gây sạt lở, khiến cầu Chôm Lôm hư hỏng nặng", Bí thư xã Lạng Khê Lô Thị Thủy nói. Con đường độc đạo từ trung tâm xã Lạng Khê vào bản Chôm Lôm, Đồng Tiến, Yên Hòa bị cắt đứt, hàng ngàn người dân lũ bị cô lập, hàng trăm học sinh không thể qua sông đến trường. Sau gần một năm sửa chữa, tháng 7/2019 cầu Chôm Lôm đã được nối lại. Một cú "xả lũ nhẹ nhàng" của các nhà máy thủy điện, riêng tại Chôm Lôm đã trôi tuột hơn 10 tỷ đồng kinh phí ngân sách Nghệ An bỏ ra để vá cầu, cứu cầu.
Còn nhớ, một ngày trước khi nhịp cầu Chôm Lôm đứt gãy, người dân huyện Tương Dương một phen hốt hoảng khi thủy điện xả lũ ồ ạt khiến người dân hốt hoảng tháo chạy lên núi. Nhiều đoạn QL7 ngập sâu, một cây cầu dẫn lên thủy điện Bản Vẽ bị lũ cuốn phăng, nhà dân dọc bờ sông ngập chìm trong nước. Trong thời điểm cầu Chôm Lôm "thất thủ", tại xã Tà Cạ (huyện Kỳ Sơn) thủy điện Nậm Mô mở cửa xả nước đột ngột làm vỡ 7 thuyền của bản Cầu Tám; tại bản Nhãn Cù có 10 hộ dân bị ảnh hưởng sạt lở nằm trên khu vực lòng hồ. Lũ về, dân thấp thỏm không yên. Còn mùa khô? "Thuỷ điện tích nước không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân ngoài ra còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.Việc xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện sẽ gây ra hệ luỵ như mất đất, mất rừng, gây lũ ống, lũ quét, sạt lở đất", một lãnh đạo huyện Kỳ Sơn phản ánh. Vụ việc nhà máy Nậm Nơn xả lũ gây chết người, thêm một tiếng chuông cảnh báo về hệ lụy dày đặc các dự án thủy điện cũng như qui trình vận hành xả lũ.
Theo TPO
Con Cuông: Nước sông Giăng không cạn, lượng khách du lịch đông nhất từ trước tới nay Những đợt nắng nóng của xứ Nghệ đã khiến cho du khách khắp nơi đổ về Con Cuông - Nghệ An, một địa danh du lịch hấp dẫn bậc nhất ở miền Tây Nghệ An, đặc biệt là trong điều kiện nắng nóng nhưng sông Giăng vẫn đầy nước. Thời tiết nắng nóng từ tháng Tư lại nay cùng với dịp nghỉ hè...