Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh có được phong hàm Tướng?
Trước kỳ tích vô tiền khoáng hậu của Đại tá, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh – người vừa giúp thể thao Việt Nam giành Huy chương Vàng tại Olympic lần thứ 31, tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil), nhiều bạn đọc thẳng thắn đặt vấn đề cần xem xét phong hàm tướng cho cá nhân này. Việc này có được không?
ảnh minh họa
Theo tìm hiểu của Báo, việc phong tướng theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua đã quy định rất rõ. Cụ thể, bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng là đại tướng sẽ có hai vị trí có trần quân hàm đại tướng là Tổng Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Với trần quân hàm Trung tướng, đó là trường hợp của Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh.
Vợ, con xạ thủ Hoàng Xuân Vinh chia sẻ về tấm huy chương vàng olympic 2016
Riêng cấp bậc Thiếu tướng sẽ thường được phong cho các sĩ quan cấp cao nắm giữ các chức vụ như: Tư lệnh, Chính ủy Quân đoàn, Binh chủng; Cục trưởng các Cục chuyên ngành, quan trọng thuộc Bộ, thuộc Tổng cục, Giám đốc các Học viện thuộc Quân chủng. Ngoài ra, trần quân hàm thiếu tướng còn được áp dụng cho phó giám đốc, bí thư hoặc phó bí thư Đảng uỷ bệnh viện trung ương Quân đội 108; Chủ nhiệm khoa Mác Lê nin của Học viện Quốc phòng cũng có trần quân hàm là Thiếu tướng..
Đối chiếu với trường hợp của Đại tá, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, chiều 8.8, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu- nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho phóng viên Báo biết: “Rất khó để phong quân hàm lên cấp Tướng. Cấp thiếu tướng chỉ áp dụng cho cấp chỉ huy, thủ trưởng cơ quan quan trọng của Bộ Quốc phòng, quân khu, quân chủng… Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh dù đạt thành tích cao, mang vinh quang về cho Tổ quốc, cho quân đội nhưng rất khó phong hàm thiếu tướng”- Tướng Hiệu nói.
Video đang HOT
Theo Tướng Hiệu, với thành tích của xạ thủ- Đại tá Hoàng Xuân Vinh, chắc chắn Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng sẽ có phần thưởng xứng đáng, như có thể sẽ được xem xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, được tặng thưởng các bằng khen, tiền và các chế độ khác, nhưng để được phong Tướng thì không bao giờ xảy ra.
“Quân đội có nhiều trường hợp được thăng vượt cấp, như vận động viên bơi lội Nguyễn Thị Ánh Viên, nhưng đến cấp tá đã là cao nhất. Đến cấp tướng thì tôi chưa từng thấy ai cả, bắt súng giành Huy chương Vàng- dù là vàng Olympic cũng chưa từng có ai”- Tướng Hiệu cho biết.
Thực tế, ngay sau khi xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giành Huy Chương Vàng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định tặng thưởng 100 triệu đồng cho Hoàng Xuân Vinh, đồng thời đề nghị Nhà nước xét tặng huân chương cho xạ thủ này. Đại tướng Ngô Xuân Lịch nêu rõ: “Thành tích đặc biệt xuất sắc đó là kết quả của quá trình phấn đấu học tập, rèn luyện kiên trì, bền bỉ, vượt lên khó khăn, thử thách của đồng chí và các huấn luyện viên; thể hiện ý chí kiên cường, bản lĩnh vững vàng của người quân nhân cách mạng; là niềm vinh dự, tự hào của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cả nước; làm rạng rỡ Tổ quốc Việt Nam trên trường quốc tế”.
Được biết, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Huy Hiệu sinh năm 1947, là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông mang hàm Thượng tướng, Viện sĩ, nguyên Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự T.Ư, nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng. Ông là một trường hợp đặc biệt trong lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam vì từ một người lính nghĩa vụ nhưng đã nhiều lần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, lập được những chiến công lớn, từng trải qua hầu hết các vị trí cấp trưởng trong quân đội và rồi đảm nhận trọng trách quan trọng.
Theo Dân Việt
Hoàng Xuân Vinh: Đêm tân hôn ở trong... viện
Đêm tân hôn là khoảnh khắc thiêng liêng và được mong đợi nhất của các cặp vợ chồng, nhưng với Xuân Vinh và vợ thì đó lại là một đêm thức trắng trong nỗi lo sắp mất đi người thân.
Yêu nhanh, cưới nhanh và đêm tân hôn đáng nhớ
Hoàng Xuân Vinh và vợ mình là Phan Hương Giang quen nhau tình cờ. Anh trai của Giang học cùng trường Sỹ quan Công binh với Xuân Vinh nên hai người dễ dàng vượt qua cảm giác rụt rè ban đầu để làm quen. Chị Giang chia sẻ, ngày trước Xuân Vinh gầy và nhát, tỏ tình chẳng biết nói gì. Nhưng chính sự giản dị, mộc mạc ấy đã khiến trái tim chị Giang bị rung động.
Quen nhau được khoảng 1 năm thì cả hai tổ chức đám cưới. Thực ra thì Vinh và Giang chưa muốn cưới sớm như vậy vì còn theo đuổi sự nghiệp, nhưng do mẹ kế của Hoàng Xuân Vinh bị bệnh, sức khoẻ rất yếu. Thương mẹ và cũng theo tâm nguyện cuối cùng của mẹ, Vinh đã lấy vợ sớm để cho mẹ vui.
Xuân Vinh và vợ phải chịu nhiều thiệt thòi. Ảnh: Internet.
Đêm tân hôn, nhưng hai vợ chồng phải vào viện chăm mẹ đến tận sáng. Đó quả thực là những câu chuyện cảm động khiến người nghe phải rơi nước mắt, nhưng với Vinh, dường như anh đã quá quen với những thử thách.
Từng mất mẹ từ khi còn nhỏ nên Hoàng Xuân Vinh hiểu được nỗi đau khi sắp phải mất đi người thân. Nhưng rồi, người mẹ thứ 2 của Vinh qua đời.
"Mẹ mất, nhưng chúng tôi cũng đã chuẩn bị tâm lý. Sau này khi đi xem bói, thầy nói rằng bố tôi cao số, nếu lấy vợ nữa cũng sẽ khó qua nổi 10 năm. Chúng tôi đã động viên bố ở vậy đến bây giờ..." Vinh chia sẻ.
Người con hiếu thảo, người chồng chiều vợ số 1
Nói về con rể, bà Nguyễn Thị Mậu (70 tuổi, quê Hà Nam) không giấu được sự tự hào: "Vinh là một người hiền lành, đức độ và có tài. Bình thường, Vinh ở cơ quan suốt, tuần mới ghé qua nhà 2-3 lần. Nhưng lần nào về nó cũng hỏi han, động viên vợ con, thăm hỏi hàng xóm. Thằng Vinh hiếu thảo với bố mẹ vợ lắm. Đi công tác về lần cũng có quà, chúng tôi có đau ốm hai vợ chồng nó đều xin nghỉ việc để ở nhà chăm sóc."
Kể về chuyện Xuân Vinh và vợ không có đêm tân hôn, bà Mậu giọng trùng hẳn xuống: "Cũng khổ chúng nó, cưới nhau mà không có đêm tân hôn. Đến giờ nghĩ vẫn thấy tội."
Bà Mậu rất tự hào về con rể. Ảnh: Internet.
Không chỉ có hiếu với bố mẹ, Xuân Vinh còn là xạ thủ chiều vợ số 1 đơn vị. Chính chị Giang cũng phải thừa nhận điều này: "Nhiều người ghen tị với tôi lắm. Anh Vinh chiều vợ thì không ai bằng, chiều vợ thậm chí còn hơn cả chiều con."
Chị Giang hiện mang quân hàm Thiếu tá công tác tại Trung tâm Thể dục thể thao Quân đội, cùng đơn vị với chồng nhưng ở khối văn phòng. Ngay sau khi tiếp chúng tôi, chị đã lên đường đi công tác ở Miếu Môn (Xuân Mai, Hà Nội) trong thời gian 1 tuần. Trong thời gian này chị gửi hai con cho ông bà ngoại.
Điều mà chị Giang lo là không biết có kip về để ra sân bay đón chồng không. Dự kiến ngay sau khi tranh tài ở nội dung thứ 2 tại Olympic, Xuân Vinh sẽ về nước vào ngày 12/8 tới.
Đã mấy tháng qua chị Giang không được gặp chồng mà chỉ nói chuyện qua điện thoại. Nhớ chồng thì đương nhiên rồi, nhưng điều mà chị mong muốn nhất lúc này là cả gia đình được đoàn tụ, có một chuyến du lịch. Đã lâu lắm rồi gia đình chị Giang không có chuyến đi chơi dài ngày để cùng ở bên nhau, bỏ qua hết những lo toan, công việc.
Con không muốn theo nghiệp bố Vợ chồng Hoàng Xuân Vinh đã có hai người con, cô con gái Hoàng Tuệ Minh (sinh năm 2002) và cậu con trai Hoàng Nam Trung (sinh 2008). Dù có bố là Đại tá Quân đội, xạ thủ hàng đầu thế giới, mẹ là Thiếu tá Quân đội (hai người hiện cùng công tác tại Trung tâm TDTT Bộ Quốc phòng) nhưng cả hai đứa con của anh chị đều không muốn theo nghiệp VĐV mà chỉ thích vẽ tranh.
Theo Vietnamnet
Ba kỳ tích 'để đời' của xạ thủ vô địch Olympic Hoàng Xuân Vinh Phía sau xạ thủ nhỏ bé, cận thị vừa lập kỳ tích tại Rio 2016 còn có rất nhiều điều thú vị, thuộc diện độc nhất vô nhị. Hoàng Xuân Vinh tạo dấu mốc tuyệt vời cho thể thao Việt Nam ở Rio 2016. Ảnh:AP. Đại tá trẻ nhất toàn quân Năm 2014, khi mới tròn 40 tuổi, đang dự tranh Asiad ở...