Xả thải vô tội vạ gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước
Gần đây, tình trạng cá nhân, doanh nghiệp xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường ngày càng nhiều làm suy thoái chất lượng nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Tình trạng xả thải vô tội vạ làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước gây bức xúc trong nhân dân.
Doanh nghiệp xử lý chất thải cũng xả thải trái phép
Ngày 16/1/2014, Sở Tài nguyên Môi trường Tây Ninh cũng quyết định đóng cửa xả thải của Nhà máy xử lý nước thải tập trung Khu chế xuất Linh Trung 3 (xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng). Nguyên nhân là vì cơ sở này bị phát hiện xả nước thải chưa đạt tiêu chuẩn ra môi trường. Dù có chức năng xử lý nước thải nhưng trong các ngày 12/1 – 14/1, cơ sở này thải ra sông nước thải có màu đen, mùi hôi thối khó chịu. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy nước thải này chưa qua xử lý với nồng độ COD cao gấp năm lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Ngày 18/3/2014, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh Tây Ninh) lại phát hiện công ty Cổ phần Xử lý phế liệu rắn Việt Nam (xã Hòa Hội, huyện Châu Thành) chôn lấp nhiều chất thải trong khuôn viên công ty. Trong khu vực khuôn viên của công ty có rất nhiều hố chứa chất thải màu đen ngòm, không được che lót cẩn thận. Việc xử lý sơ sài như trên có thể làm chất thải thẩm thấu vào nguồn nước xung quanh khu vực này.
Cơ quan chức năng đào bới khu vực doanh nghiệp chôn chất thải trái phép
Trước đó, vào ngày 22/11/2013, Sở Tài nguyên Môi trường Tây Ninh kiểm tra đột xuất và bắt quả tang Cơ sở chế biến tinh bột sắn Diệp Minh Nhứt (xã Trường Đông, huyện Hòa Thành) xả thẳng nước thải chưa xử lý ra môi trường. Cơ sở này có công suất chế biến 100 tấn củ sắn tươi/ngày, lượng nước thải ra ngoài khoảng 400 m3/ngày. Hầu hết nguồn nước này chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn.
Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Tây Ninh, tình trạng các cơ sở chế biến tinh bột sắn và chế biến cao su xả nước thải chưa xử lý ra kênh, rạch khá phổ biến và chi cục đã phát hiện, xử lý rất nhiều. Hầu hết nguồn nước thải đó đều chảy ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm dòng sông này. Hiện Tây Ninh có đến 83 cơ sở chế biến cao su và tinh bột sắn đang hoạt động nhưng chỉ có 17 cơ sở đầu tư xây dựng xử lý nước thải hoàn chỉnh.
Báo cáo của UBND tỉnh Tây Ninh cũng cho biết: “Trong thời gian gần đây, ngành chức năng liên tục phát hiện nhiều trường hợp xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường làm suy thoái chất lượng nước trên các sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ thuộc địa bàn tỉnh. Thậm chí, có nơi gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước làm cho cá tự nhiên và cá nuôi bè của một số hộ dân bị chết hàng loạt, đặc biệt là trên rạch Tây Ninh, sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn”.
Video đang HOT
Tăng cường kiểm tra, mạnh tay xử lý
UBND tỉnh Tây Ninh nhận định tình hình trên đang gây bức xúc trong nhân dân và dư luận xã hội, đồng thời làm giảm sút lòng tin của người dân đối với công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các cấp. Do đó, UBND tỉnh Tây ninh đã yêu cầu các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, phát hiện và mạnh tay xử lý các cơ sở vi phạm xả thải ra môi trường nhằm bảo vệ chất lượng nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, Sở Tài nguyên Môi trường được chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất (kể cả ngoài giờ hành chính) các cơ sở có nguồn thải lớn vào rạch Tây Ninh, sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn. Nếu phát hiện các trường hợp xả nước thải không đạt quy chuẩn ra môi trường phải xử lý nghiêm, kiên quyết đình chỉ hoạt động các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
Sở cũng được giao nhiệm vụ thường xuyên quan trắc chất lượng nước rạch Tây Ninh, sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn. Từ kết quả quan trắc được, đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ chất lượng nước trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh cũng chỉ đạo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp, khu kinh tế; Lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động và xây dựng hệ thống phần mềm giám sát từ xa hệ thống xử lý nước thải tập trung để theo dõi, giám sát và quản lý.
Ngoài ra, UBND tỉnh còn chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường tăng cường công tác nghiệp vụ, bám sát địa bàn nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. UBND các huyện-thành phố, xã-phường được giao giám sát chặt địa bàn, tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở có nguồn thải vào sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ.
Tỉnh Tây Ninh hiện đang quyết liệt thực hiện mục tiêu đóng cửa các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tỉnh cũng đã có chủ trương không tiếp nhận những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; các dự án có công nghệ cũ, lạc hậu xin vào hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
33 chiếc xe đạp cổ gần 1 thế kỷ của lão nông xứ dừa
Lão nông Lê Long Vuông ở ấp Hòa Trung (Sơn Hòa, Châu Thành, Bến tre) có sở thích sưu tầm xe đạp cổ từ thời Pháp. Nhiều người thấy "choáng" khi mỗi ngày ông cưỡi một chiếc xe đạp cổ khác nhau mà chiếc nào cũng có tuổi đời gần 1 thế kỷ.
Dàn xe đạp cổ của ông Vuông
Năm nay 63 tuổi, ông Vuông đã sở hữu 33 chiếc xe đạp cổ sau mấy chục năm sưu tầm. Hầu hết những chiếc xe đạp cổ của ông đều được làm bằng nhôm và được sản xuất trong giai đoạn từ năm 1930 - 1940; có những chiếc đã gần 1 thế kỷ nhưng vẫn chạy rất tốt.
Ông Vuông cho biết: "Ngày xưa xứ này chỉ có gia đình giàu có cỡ ông Cai, quan Chánh tòa hay cảnh sát mới có chiếc xe đạp để đi, còn lại đều đi bộ. Vì vậy ai cũng mê xe đạp làm bằng nhôm nhưng có nằm mơ cũng không sờ tới được".
Xe đạp cổ chiếm gần hết diện tích trong nhà ông Vuông.
Lớn lên một chút ông Vuông được cha mình mua cho chiếc xe đạp bằng sắt cũ để đi học, từ đó chiếc xe đạp đã gắn bó với ông suốt cả cuộc đời. Từ chiếc xe đạp cũ kỹ được cha mình mua cho đi học, sau giải phóng ông dùng nó làm phương tiện kiếm sống bằng việc chạy xe xuống trung tâm tỉnh khoảng 10 km để mua đồ hàng bông về cho vợ bán, giúp vợ chồng ông nuôi 5 đứa con ăn học thành tài.
Xe đạp cổ có đèn, còi thiết kế rất độc đáo
Ông Vuông kể lại: "Tôi nhờ ơn chiếc xe đạp giúp gia đình tôi vượt qua bao khó khăn, gian khổ. Vì vậy mỗi chiếc xe đạp tôi xài rồi cất giữ tới bây giờ để làm kỷ niệm thời khốn khó".
Khá giả một chút ông tích góp tiền để mua xe đạp nhôm cổ từ thời Pháp để thỏa ước mơ từ khi còn nhỏ của mình. Năm 1980, ông Vuông mua chiếc xe đạp nhôm của ông quan Chánh tòa ở địa phương đã sử dụng với giá 7 chỉ vàng, bằng mấy công đất vườn thời điểm hiện tại. Kể từ đó ông Vuông bắt đầu sưu tầm xe đạp cổ bằng cách mua nguyên chiếc và mua từng phụ tùng của những người bán ve chai để về nhà ráp lại. Sau 34 năm miệt mài sưu tầm ông Vuông tậu được 33 chiếc xe đạp cổ, trong đó 20 chiếc xe đạp nhôm và 13 chiếc xe đạp sắt.
Ông Vuông có thú vui mỗi ngày cưỡi một chiếc xe đạp cổ
Nói là xe đạp cổ, có chiếc gần 100 năm tuổi, nhưng chiếc nào cũng chạy tốt. Vì vậy, mỗi ngày ông Vuông lại cưỡi 1 chiếc xe đạp cổ khác nhau đi uống cà phê với bạn bè, đi thăm đồng... Dàn xe đạp "khủng" của ông Vuông khiến nhiều người trầm trồ, nhất là khi được ngắm những chiếc xe còn "nguyên đai nguyên kiện".
Ông tâm đắc: "Thế hệ bây giờ toàn chạy xe máy hiện đại nên dần quên đi những chiếc xe đạp cổ nhưng rất bền bỉ của ông cha ta thời xưa. Sưu tầm xe đạp cổ ngoài niềm đam mê tôi còn muốn lưu giữ những kỷ vật của cha ông đi trước".
Minh Giang
Theo Dantri
Nam học sinh lớp 12 "nguy kịch" ngay trước kỳ thi cuối cấp Chỉ định chạy thận nhân tạo chưa kịp thực hiện thì Tín lại bị bệnh tim quật ngã. Nhập viện trong tình trạng phù phổi do biến chứng suy tim nặng, em được bác sĩ chỉ định phẫu thuật, nhưng khoản chi phí tốn cả trăm triệu đồng khiến người mẹ nghèo bất lực. Nằm co ro trên chiếc giường kê sát tường,...