Xả thải ra môi trường và bài học từ thảm họa Minamata ở Nhật Bản
Tăng trường kinh tế và vấn đề môi trường luôn là sự lựa chọn khó khăn với bất cứ quốc gia nào. Nếu không thể cân bằng 2 yếu tố trên, những hiểm họa tiềm ẩn luôn là rất lớn
Nhật Bản, quốc gia có nền kinh tế và khoa học hàng đầu thế giới nhưng đã từng phải trải qua một bài học đau đớn có tên “Căn bệnh Minamata” từ việc xử lý chậm các ảnh hưởng của nước thải công nghiệp ra môi trường
Năm 1956, hiện tượng cá chết hàng loạt đã xảy ra tại thành phố Minamata, tỉnh Kumamoto, Nhật Bản. Cùng với đó, hàng loạt nhiều người dân tại thành phố này bắt đầu mắc một chứng bệnh kì lạ: gặp khó khăn trong việc đi lại, nói và co giật. Các bác sĩ thông báo hệ thần kinh trung ương của các bệnh nhân đều bị tổn thương. Căn bệnh này sau đó được đặt tên là căn bệnh Minamata.
Cuộc điều tra được tiến hành sau đó đã tập trung nghi vấn về các chất thải công nghiệp của tập đoàn hóa chất Chisso. Tất cả các chất thải công nghiệp phát sinh trong quá trình sản xuất, trong đó có Metyl thủy ngân là một chất độc cực mạnh đều được đổ thẳng xuống vịnh Minamata.
Các nhà khoa học kết luận rằng chính chất kim lọai nặng mà nhà máy Chisso thải ra là nguyên nhân của bệnh Minamata. Một lượng cực lớn thủy ngân được tìm thấy trong các loài cá ở vịnh Minamata và sau đó đã tác động đến hệ thần kinh của gia đình các ngư dân sống trong vùng.
Sự chậm chễ trong xử lý đã khiến căn bệnh Minamata kéo dài trong suốt 12 năm và khiến 2.265 người mắc bệnh trong đó có 1.784 người thiệt mạng. Mãi đến năm 1968, Chính phủ Nhật Bản mới chính thức công nhận bệnh Minamata và cùng năm Chisso mới ngừng đổ chất thủy ngân ra vịnh Minamata. Chisso sau đó đã bị phán quyết phải bồi thường hàng triệu đô la cho các nạn nhân.
Theo_VTV
Gặp gỡ những "Tarzan" thứ thiệt ngoài đời thực
Nhân vật Tarzan trong không phải hư cấu bởi ngoài đời thực chúng ta vẫn có thể gặp những người như vậy bằng xương bằng thịt.
Những cô bé "người sói"
Bộ phim Cậu bé rừng xanh đưa người xem đến với cậu nhóc lanh lợi Mowgli (Neel Sethi), từng được đàn sói nuôi dạy và coi như một thành viên của bầy đàn cũng như của cả khu rừng rậm.
Video đang HOT
Ngoài đời thực cũng từng có hai cô bé người Bengal (Ấn Độ) là Amala, sinh năm 1919 (8 tuổi) và Kamala (18 tháng tuổi), từng được phát hiện trong một hang sói vào năm 1920.
Khi được tìm thấy, hai cô bé không thể đi lại như người bình thường cũng như nói năng. Cả hai có những tập tính như của loài sói như thích ở nơi có bóng tối và hú lên những tràng âm thanh dài.
Đáng tiếc cô chị Amala đã qua đời một năm kể từ khi được đưa về thế giới loài người (năm 1921). Trong khi Kamala cũng mất khi lên 9 tuổi (năm 1929).
Cậu bé "người chó"
Cậu bé Ivan Mishukhov (sinh năm 1992) ở Reutov (Nga) đã quá sợ hãi khi thấy bạn trai của mẹ trong cơn say đã thượng cẳng chân hạ cảnh tay và bỏ trốn. Sau đó cậu được những con chó hoang nuôi nấng và chăm sóc như một thành viên trong bầy trong suốt 2 năm (từ 1994 - 1996).
Ivan thời nhỏ và sau đó tham gia trường lính.
Nhờ vậy Ivan có thể giao tiếp được với chó và trở thành bạn bè thân thiết của chúng, trở thành thủ lĩnh của bầy chó hoang. Cậu thường chia sẻ thức ăn cho bầy chó và được chúng bảo vệmỗi khi cậu bị người khác bắt nạt.
Năm 1998 khi Ivan lên 6, cậu được cảnh sát địa phương phát hiện và giúp tái hòa nhập cộng đồng nhưng đã 3 lần cậu từng trốn để trở lại với bầy chó. Cảnh sát đã phải mất nhiều thời gian để cách ly Ivan với đàn chó hoang trong nỗ lực đưa cậu trở về với cuộc sống như bao đứa trẻ khác.
Ivan trở thành chiến sĩ gan dạ ở tuổi 24.
Hiện tại Ivan đã được học nói trở lại trong một trường quân đội và phục vụ trong quân đội Nga, trở thành một chiến binh gan dạ và quả cảm.
Cậu bé "người gà"
Năm 1977, mẹ của Sujit Kumar (người Fiji) tự tử, cha cậu bị kẻ cướp giết hại ngay trên chính chiếc taxi của ông vào năm 1981 khiến Sujit trở thành cậu bé mồ côi dù cậu còn ông bà nội nhưng cả hai đều không hề quan tâm. Ông bà nội chỉ biết cậu ra đi vào lúc nửa đêm nhưng họ cũng không đoái hoài.
Về sau hàng xóm của cậu cho biết thường bắt gặp Sujit lang thang bên chuồng gà mãi cho đến năm 1979 khi có người của tổ chức xã hội đến đưa cậu tới một trung tâm bảo trợ người già và trẻ mồ côi.
Lúc này Sujit thường đi lò cò như loài gà, cậu thường mổ thức ăn trên mặt đất đúng như cách loài gà mổ thóc. Thậm chí Sujit thường phát ra tiếng kêu của gà. Ngoài ra Sujit chỉ thích ngủ trên mặt đất thay vì trên giường.
Hiện tại Sujit đã được dạy dỗ tái hòa nhập với cuộc sống đời thường như học cách đi đứng, ăn uống và những hoạt động khác như một người bình thường.
Cậu bé "người khỉ"
Năm lên 3 tuổi, cậu bé người làng Kabonge (Unganda) là John Ssebunya từng bị ám ảnh khi chứng kiến cảnh cha giết mẹ cậu khiến John quá sợ hãi và bỏ chạy vào rừng. May mắn cậu được đàn khỉ lông xanh che chở và nuôi dưỡng.
Năm 1991 khi được một phụ nữ ở bộ lạc sống gần đó phát hiện trong lúc đi kiếm ăn, lúc này John đã lên 5. Người phụ nữ lập tức về gọi thêm người đến trợ giúp nhưng bị đàn khỉ chống cự, chúng ném đá và cành cây quyết tâm bảo vệ cậu bé.
Sau đó John được đưa đến trại trẻ mồ côi Christian và được phát hiện mắc chứng rậm lông, có nhiều vết thương và sẹo trên người, đặc biệt ở phần đầu gối, cho thấy cậu chưa biết đi. Sau 8 năm John mới thực sự hòa nhập với cuộc sống loài người, biết đi và không còn triệu chứng rậm lông.
"Người đàn bà khỉ"
Bà Marina Chapman, khoảng ngoài 60 tuổi ở Bradford (Anh quốc) từng bị bắt cóc năm lên 4 và sau đó bà trốn thoát vào khu rừng rậm ở Colombia. Tại đây Marina được một bầy khỉ nuôi nâng và chăm sóc như con đẻ.
Bà Marina mô tả lại thói quen năm xưa bà học từ loài khỉ.
Bà nhớ lại cách học để sinh tồn như ăn hoa quả cùng rễ cây, bắt những quả chuối do bầy khỉ ném từ trên cây, ngủ trong các hốc cây và đi lại bằng tứ chi.
Sau một thời gian dài bà Marina được những người thợ săn phát hiện và đưa ra khỏi rừng khi đã quên hẳn tiếng người.
Marina hạnh phúc bên gia đình.
Marina sau đó bị bán cho một nhà chứa ở Cúcuta và làm người hầu cho một gia đình mafia trước khi được người hàng xóm cứu thoát và cuối cùng bà chuyển đến Bradford, Yorkshire - nơi bà được trở lại là một con người thực thụ như ngày nay. Hiện tại bà đã có chồng con và các cháu nội, ngoại đầy đủ, hạnh phúc.
Theo Danviet
Báo cáo gửi Quốc hội Mỹ về vấn đề Biển Đông Báo cáo về hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông được soạn thảo cho Ủy ban đánh giá an ninh kinh tế MỹTrung thuộc Quốc hội Mỹ. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ dẫn một phúc trình vừa đệ trình lên Quốc hội Mỹ cho biết, hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông có thể...