Xả súng tại hộp đêm ở Mỹ, 3 người chết
Ít nhất 3 nạn nhân thiệt mạng và hai người bị thương trong vụ xả súng tại một hộp đêm ở thành phố Kansas thuộc bang Missouri (Mỹ) vào đầu ngày 21.5.
Cảnh sát đã tìm thấy nhiều nạn nhân tại câu lạc bộ Klymax Lounge ở Kansas (Mỹ) sau khi họ đến hiện trường vụ xả súng lúc 1 giờ 26 phút ngày 21.5 (theo giờ địa phương), theo Đài NBC News dẫn thông báo từ Cảnh sát Kansas.
“Hai nạn nhân được tuyên bố là đã tử vong tại hiện trường. Một trong những nạn nhân đó nằm bên ngoài phòng chờ và nạn nhân thứ hai nằm bên trong hộp đêm”.
Cảnh sát cho biết thêm ba trong số các nạn nhân đã được chuyển đến bệnh viện nhưng không lâu sau có một người trong số họ được tuyên bố là đã không qua khỏi và có một nạn nhân chưa qua cơn nguy kịch.
Hiện trường vụ xả súng tại Klymax Lounge ở Kansas. Ảnh Chụp màn hình Fox News
Tất cả các nạn nhân được cho là người lớn, theo thông báo của cảnh sát. Cảnh sát không cho biết liệu có người đã bị bắt liên quan vụ xả súng hay không.
Klymax Lounge tự mô tả là một “câu lạc bộ khiêu vũ và hộp đêm” trên trang Facebook của mình. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Klymax Lounge.
Trước đó, cảnh sát cho hay ít nhất 4 người, bao gồm nghi can, đã thiệt mạng trong vụ xả súng tại một thành phố ở bang New Mexico của Mỹ, theo Reuters. Cảnh sát cho hay nghi can là một thanh niên 18 tuổi và dường như đã hành động một mình.
Súng đạn đã giết bao nhiêu người ở Mỹ trong năm nay?
Vụ xả súng ngày 15.5 là một trong số những vụ mới nhất trong ít nhất 225 vụ xả súng hàng loạt được ghi nhận tại Mỹ từ đầu năm đến nay, theo tổ chức phi lợi nhuận Gun Violence Archive. Nhóm này định nghĩa một vụ xả súng hàng loạt là vụ xả súng trong đó 4 người trở lên bị thương hoặc thiệt mạng, không bao gồm kẻ xả súng.
Biểu tình lan rộng, Tổng thống Serbia cảnh báo về 'cách mạng màu'
Tổng thống Aleksandar Vucic cho biết các thông tin tình báo đã cảnh báo về sự hiện diện của các đối tượng kích động lật đổ giữa những người biểu tình "chống bạo lực" hiện nay.
Bộ trưởng Giáo dục Serbia từ chức sau vụ xả súng tại trường học Cảnh sát Serbia bắt giữ nghi phạm trong vụ xả súng khiến 8 người thiệt mạng Cảnh sát Serbia truy tìm nghi phạm trong vụ xả súng mới Vụ xả súng tại trường học ở Serbia được lên kế hoạch tỉ mỉ Nam sinh 14 tuổi xả súng ngay trong lớp học ở Serbia
Người biểu tình phản đối chính phủ ở Belgrade, Serbia ngày 19/5/2023. Ảnh: AFP/Getty Images
Theo đài RT, Tổng thống Serbia, Aleksandar Vucic ngày 19/5 cho biết, các thông tin tình báo đã hé lộ về sự hiện diện của những đối tượng kích động lật đổ, được nước ngoài bảo trợ, trong các cuộc biểu tình rầm rộ hiện nay ở Belgrade. Ông Vucic tuyên bố, phương Tây đã "gây rắc rối" cho Serbia kể từ khi Belgrade từ chối "dâng Kosovo cho họ".
Hàng nghìn người biểu tình và một nhóm chính trị gia đối lập đã tuần hành ở Belgrade ngày 19/5, yêu cầu Bộ trưởng Nội vụ Bratislav Gasic và Giám đốc tình báo Aleksandar Vulin từ chức. Các cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra tại thủ đô của Serbia kể từ khi 17 người - trong đó có 8 trẻ em - thiệt mạng trong một vụ xả súng hàng loạt vào đầu tháng này.
Đây được xem là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Serbia kể từ sau cuộc biểu tình dẫn tới sự sụp đổ của cựu lãnh đạo Slobodan Milosevic hơn hai thập kỷ trước.
Theo đài RT Balkan, một số người biểu tình ngày 19/5 đã yêu cầu Tổng thống Vucic cũng phải từ chức.
"Hôm nay tôi đã nhận được thông tin từ các cơ quan anh em của chúng tôi từ phương Đông nói với chúng tôi rằng 'đây là những nỗ lực của các cuộc cách mạng màu'", ông Vucic nói tại một cuộc mít tinh. "Tôi nói với họ rằng tôi không biết họ đang toan tính điều gì, tôi chỉ biết rằng đây là những âm mưu ghê tởm nhằm lạm dụng cái chết thương tâm của một số trẻ em".
Tổng thống Serbia tuyên bố: "Serbia đã chán ngán với các cuộc cách mạng của các bạn. Serbia đã chán ngấy với sự xuất hiện của những kẻ dưới ảnh hưởng của nước ngoài và sự phá hủy mọi thứ thuộc về Serbia."
"Tôi sẽ không đe dọa bất kỳ ai trong số họ", ông Vucic nói, ám chỉ những người biểu tình Serbia mà ông cho là đang hoạt động chống lại lợi ích của đất nước. "Nhưng chúng tôi sẽ không cho phép họ thực hiện một chính sách mạnh mẽ và bất hợp pháp chống lại lợi ích quốc gia của chúng tôi".
Theo đài RT, thuật ngữ 'cách mạng màu' mô tả một phong trào biểu tình được tài trợ và tổ chức bởi một chính phủ phương Tây, nhằm mục đích lật đổ các nhà lãnh đạo chống lại lợi ích của nước này. Những cuộc cách mạng này thường được các cơ quan tình báo phương Tây hậu thuẫn và được tổ chức bởi một loạt các tổ chức phi chính phủ do họ tài trợ.
Mặc dù thuật ngữ này được biết đến rộng rãi sau cuộc "Cách mạng Hoa hồng" năm 2003 ở Gruzia, nhưng chiến thuật "cách mạng màu" thực ra lần đầu tiên được sử dụng thành công ở Nam Tư vào năm 2000, khi một phong trào sinh viên do Mỹ hậu thuẫn buộc Tổng thống khi đó là Slobodan Milosevic phải từ chức.
Ông Milosevic đã chống lại một nỗ lực ly khai bạo lực của người Albania ở Kosovo một năm trước đó, chấp nhận việc NATO kiểm soát tỉnh này, sau khi khối do Mỹ lãnh đạo tiến hành một chiến dịch ném bom kéo dài 3 tháng xuống các thành phố của Serbia.
Tổng thống Vucic cho biết hôm 19/5, việc Serbia tiếp tục từ chối chấp nhận các yêu cầu của phương Tây và công nhận nền độc lập của Kosovo, đã khiến đất nước của ông trở thành mục tiêu cho sự can thiệp của nước ngoài kể từ đó.
Xả súng tại sân bóng ở Mexico Ngày 15/5, các lực lượng chức năng Mexico cho biết một nhóm các tay súng đã xông vào sân bóng đá tại thị trấn Atotonilco de Tula, bang Hidalgo, sát hại 3 người lớn và 3 trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi. Phóng viên TTXVN tại Mexico dẫn nguồn tin từ cảnh sát Hildalgo cho biết vụ xả súng khiến nhiều người...