Xả súng siêu thị Mỹ : Quân nhân được phong ‘người hùng’ vì cứu hàng loạt trẻ em
Một quân nhân Mỹ đang nghỉ phép tình cờ có mặt tại siêu thị Cielo Vista ( bang Texas) đã được ca ngợi như người hùng sau khi cùng một người đàn ông khác liều mình đưa nhiều em nhỏ đến nơi an toàn.
Lực lượng an ninh có mặt tại hiện trường. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, vào thời điểm xảy ra vụ xả súng sáng 3/8, Glendon Oakley (một quân nhân Mỹ đang nghỉ phép) đã tình cờ có mặt tại siêu thị Cielo Vista để mua áo phông thể thao.
“Một đứa trẻ đã ùa vào siêu thị và nói rằng có vụ xả súng ở siêu thị Walmart gần đó”, Oakley nói. “Nhưng không ai tin, vì mọi người nghĩ rằng bé quá nhỏ tuổi, mà vụ việc lại xảy ra ở Walmart chứ không phải Cielo Vista.”
Ngay sau đó, Oakley chạy ra cửa để kiểm tra, và nghe thấy tiếng súng đùng đoàng phát ra từ Walmart.
Oakley cho biết anh mới được cấp giấy phép mang theo súng, và có cầm theo một khẩu súng lục. “Chúng tôi đã được huấn luyện. Khi bạn nghe thấy tiếng súng, bạn phải rút vũ khí ra thật nhanh và suy nghĩ thật nhanh. Cảm giác ấy rất khó giải thích.”
Oakley nhanh chóng chạy đến bãi đậu xe, và nhìn thấy một nhóm các em nhỏ đang chạy quanh mà không có ba mẹ bên cạnh. Một số em khóc nức nở.
“Tôi cố gắng bế nhiều bé nhất có thể rồi ôm các bé bỏ chạy. Một người khác ở gần tôi cũng làm điều tương tự”, Oakley nói.
“Khi tôi chạy ra ngoài, dường như một số cảnh sát nghĩ rằng tôi là kẻ xả súng. Tôi phải cho họ xem băng đạn trong khẩu súng của mình để chứng minh là tôi chưa bắn phát nào.”
Hành động của Oakley đã được đông đảo cư dân khen ngợi. Nhiều người tỏ ra cảm động khi Oakley lo lắng cho các em nhỏ còn hơn cả lo cho bản thân mình.
“Tôi nghĩ rằng nếu đó là con tôi, và bé cũng ở trong tình trạng tương tự, thì tôi sẽ muốn người khác làm gì cho con mình”, Oakley bộc bạch.
Ngay sau vụ nổ súng, nghi phạm 21 tuổi đã bị cảnh sát bắt giữ mà không kháng cự.
Video đang HOT
Thống đốc bang Texas xác nhận vụ xả súng đã khiến 20 người thiệt mạng và hơn 20 người khác bị thương, trong đó có nhiều trẻ em. Thậm chí, có thông tin cho rằng một bé sơ sinh 4 tháng tuổi đã bị thương trong vụ tấn công kinh hoàng.
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra.
MINH HẠNH
Theo tienphong/Reuters
Nông dân đã phải gánh chịu những hy sinh to lớn
Nước ta là nước nông nghiệp, người nông dân chiếm số lượng đông đảo nhất. Họ có những đóng góp vô cùng to lớn cho cách mạng nói chung, cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nói riêng.
Họ gần như đã trở thành lực lượng quyết định cho thắng lợi của ngày 30.4.1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Thượng tướng Võ Tiến Trung, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng nói khi trao đổi với NTNN.
Sự đóng góp to lớn của nông dân
Để lãnh đạo một đất nước đại đa số là nông dân thực hiện cách mạng xây dựng hậu phương ở miền Bắc, chiến đấu giải phóng đất nước ở miền Nam, Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện vai trò lãnh đạo thế nào, thưa Thượng tướng?
- Vai trò lãnh đạo của Đảng rất to lớn, từ đảng tiên phong của giai cấp công nhân nhưng Đảng đã liên minh được công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức. Đảng có đường lối lãnh đạo đúng đắn phát động cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam đúng thời cơ.
Mặc dù Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân nhưng lợi ích của Đảng đã gắn liền với lợi ích dân tộc nên đã huy động được toàn bộ sức lực của dân tộc trong đó huy động được sự đóng góp to lớn của nông dân để giải phóng miền Nam.
Đảng đã có chính sách rõ ràng động viên toàn dân đánh giặc, làm cho toàn dân thấy rõ mục tiêu thiêng liêng là giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đảng đã chuyển khát vọng giải phóng đất nước đến toàn dân, chính vì thế nó đã trở thành sức mạnh vô cùng to lớn.
Nữ quân dân Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá đeo súng khi làm ruộng. Ảnh tư liệu chụp ngày 18.10.1967.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến ngày thắng lợi, đất nước ta một nửa là chiến trường, một nửa là hậu phương lớn. Trong bối cảnh này, người nông dân đã thể hiện vai trò như thế nào thưa ông?
- Nói đến vai trò và sự đóng góp của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trước hết chúng ta ngược thời gian nhìn lại câu chuyện lịch sử. Trước khi Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước chúng ta đang ở giai đoạn nửa phong kiến, nửa thuộc địa, mặc dù nói giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng nhưng thực tế giai cấp công nhân của chúng ta chưa được lớn mạnh, trong khi nông dân chiếm đại đa số.
Lịch sử đã khẳng định sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước chứ không phải phong trào công nhân hoàn toàn như cách mạng ở các nước tư bản hay những nước công nghiệp phát triển. Nói bối cảnh như thế để thấy một đất nước nông nghiệp, người nông dân chiếm đại đa số nên tất nhiên nông dân có vai trò và đóng góp rất lớn cho thành công của cách mạng.
Trở lại với cuộc kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc chúng ta được sự giúp đỡ của các nước XHCN nhưng phải tập trung tập sức người, sức của, lương thực, thực phẩm cho chiến trường miền Nam. Bên cạnh sự đóng góp của các giai tầng (trí thức, công nhân, tiểu thương...) trong xã hội, có thể khẳng định người nông dân có đóng góp lớn nhất.
Ở miền Nam, chúng ta giải phóng vùng rừng núi trước, sau đó mới đến giải phóng đồng bằng nông thôn, lấy nông thôn bao vây thành thị. Nông thôn trở thành bàn đạp và lực lượng tham gia cuộc chiến đấu chủ yếu là nông dân hoặc những người xuất thân từ nông dân.
Ở miền Bắc, người nông dân chiếm tỷ lệ rất lớn về dân số, họ vừa sản xuất đảm bảo lương thực, thực phẩm, xây dựng hậu phương lớn, vừa chi viện con người cho chiến trường miền Nam. Những người lính cầm súng chiến đấu đa phần xuất thân từ nông dân, thanh niên xung phong cũng từ nông dân, người công nhân, trí thức cũng xuất phát nông dân mà ra. Ở miền Nam, thanh niên tham gia quân giải phóng cũng chủ yếu từ người nông dân.
Đóng góp của nông dân trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước
- Trong bản Di chúc Bác Hồ sửa chữa năm 1968, có đoạn Người nói về nông dân: Trong bao năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng bào nông dân đã luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta, ra sức góp của, góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ".
- Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nói tại Đại hội 1 Hội Nông dân Việt Nam (tháng 3.1988): "Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi mà chúng ta đã giành được, thực chất là thắng lợi của đội quân nông dân mặc áo lính", thắng lợi của toàn dân đánh giặc chủ yếu là nông dân. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ thực chất đã chẳng những không thay đổi mà còn tô đậm thêm, rạng rỡ hơn bao giờ hết".
- Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, hậu phương lớn miền Bắc đã động viên một nguồn nhân lực trên 3 triệu người phục vụ chiến tranh (chiếm trên 12% số dân miền Bắc), trong đó gia nhập quân đội trên 1,5 triệu người. Năm 1959, miền Bắc đưa vào miền Nam 5.000 người, năm 1964 là 17.000 người, năm 1968 là 141.000 người, năm 1972 là 153.000 người, năm 1975 là 117.000 người.
Có đến 70% số gia đình miền Bắc (chủ yếu là nông dân) có người thân chiến đấu ngoài mặt trận, nhiều gia đình hai thế hệ cha, con cùng chiến đấu ở miền Nam; trên ruộng đồng, 63% là lao động nữ. Ngoài nhân lực, hậu phương lớn miền Bắc đã chi viện cho miền Nam trên 700.000 tấn vật chất, trong đó có trên 180.000 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật...
Ngọc Lương (tổng hợp)
Vừa cày ruộng vừa chiến đấu
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hình ảnh người phụ nữ nông dân có nét rất đặc biệt, vừa động viên chồng, con đi chiến đấu, vừa ra sức bám ruộng đồng sản xuất để làm ra lúa gạo chi viện cho chiến trường. Đây có phải là đặc trưng riêng của người phụ nữ Việt Nam, thưa ông?
- Trước hết phải nói bất cứ cuộc chiến tranh nào thì người phụ nữ chính là người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Nhưng phụ nữ Việt Nam nói chung, người phụ nữ là nông dân nói riêng lại có điều đặc biệt hơn tất cả phụ nữ ở các nước. Không có người phụ nữ nào lại động viên chồng, con đi chiến đấu, rồi xa chồng, con, chờ đợi chồng, con lâu như người phụ nữ Việt Nam (chỉ riêng cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài 21 năm).
Ở miền Nam, người phụ nữ tiễn chồng, con ra Bắc tập kết (năm 1954) rồi ở lại nuôi con, sản xuất, tham gia hoạt động làm cơ sở cho cách mạng, chờ đợi chồng, con trong suốt 21 năm.
Ở miền Bắc, người phụ nữ cũng phải tiễn chồng, con vào chiến trường miền Nam chiến đấu, vừa cáng đáng công việc đồng ruộng thay chồng, con, vừa phải cầm súng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Rất nhiều chị em đã xung phong trực tiếp vào chiến trường, phục vụ trên tuyến đường Trường Sơn.
Ở miền Nam, rất nhiều người phụ nữ xuất thân từ nông thôn tham gia du kích, tham gia biệt động. Họ phải chịu sự bắt bớ, tù đày, tra tấn dã man. Nhiều người anh dũng hy sinh hoặc phải chịu những vết thương nặng nề cả về thể xác và tinh thần. Nếu đến các tỉnh miền Nam thăm các nghĩa trang liệt sĩ, chúng ta sẽ thấy những nữ liệt sĩ nhiều không kém gì so với nam liệt sĩ.
Hình ảnh người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vừa ra đồng sản xuất, vừa khoác cây súng để sẵn sàng chiến đấu cũng là hình ảnh rất hiếm gặp với nông dân các nước thế giới, ông nghĩ sao?
- Vì Việt Nam là chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện cho nên từ thanh niên, người già, công nhân, nông dân, phụ nữ... đều tham gia. Ở miền Bắc lúc đó người nông dân là chủ trên những cánh đồng nên họ vừa sản xuất vừa phải khoác súng chống lại chiến tranh phá hoại của kẻ thù.
Có thể nói nông dân Việt Nam khác với nông dân các nước, ở các nước dân ra dân, còn lính ra lính nên hình ảnh người nông dân vừa vác cày, dắt trâu, vai đeo súng rất hiếm có trên thế giới. Khi đang cày đồng máy bay địch đến ném bom là họ nấp ngay bờ ruộng để chiến đấu. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp những người nông dân bắt được phi công khi máy bay địch bị bắn hạ.
Còn ở miền Nam ở vùng ta giải phóng, người nông dân cũng vừa cày ruộng, vừa phải cầm súng sẵn sàng cùng lực lượng vũ trang chiến đấu chống lại quân địch đi càn, chống quân địch đổ bộ đường không, trực thăng vũ trang...
Anh hùng Từ Đễ - nguyên Phó Cục trưởng Cục Quân huấn:
Đóng góp của nông dân là không thể đong đếm
"Những đóng góp của người nông dân trong các cuộc chiến tranh ở Việt Nam không gì có thể đong đếm, tính toán được. Trong những cuộc chiến tranh xảy ra trên dải đất hình chữ S, người nông dân luôn là những người vất vả, nhưng họ đã dành tất cả cho tiền tuyến, ủng hộ cả về vật chất, tinh thần. Hình ảnh những người phụ nữ nông thôn phải xa chồng đi chiến đấu, những người mẹ còm cõi chờ tin con ở chiến trường là những hình ảnh đặc biệt mà không ngôn từ nào có thể diễn tả.
Nếu nói đến người nông dân trong chiến tranh, phải nói về 3 lĩnh vực: Thứ nhất cung cấp sức người (cung cấp lính) cho quân đội. Thứ hai là cung cấp lương thực cho tiền tuyến. Thứ ba, quan trọng nhất là cung cấp tình cảm cho chiến sĩ.
Đặc biệt, sự hy sinh của người phụ nữ nông thôn cho cuộc chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước là hình ảnh đại diện tiêu biểu nhất. Họ bỏ qua hạnh phúc riêng để tạo nên một hạnh phúc lớn lao của dân tộc, hy vọng một ngày mai thắng lợi, gia đình đoàn tụ.
Hình ảnh những người phụ nữ hăng hái tham gia sản xuất trên đồng ruộng để có lương thực, thực phẩm cung cấp ra tiền tuyến cũng là minh chứng cho sự đóng góp không thể đong đếm của người nông dân. Những người chồng, người con đều ra trận chiến đấu, ở quê nhà, người phụ nữ phải gánh vác tất cả mọi công việc.
Nếu nói đóng góp của người nông dân như thế nào trong chiến tranh, tôi khẳng định một lần nữa là không thể đánh giá được. Bởi nó gắn liền với số phận từng con người, từng gia đình người nông dân trong 70% tổng số người dân Việt Nam".
Nguyễn Hòa (ghi)
*Đại tá Từ Đễ là phi công của Phi đội Quyết Thắng, người từng dùng máy bay thu được của địch, ném bom xuống sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28.4.1975
Theo ông, trong công cuộc đổi mới đất nước ngày nay, Đảng và Nhà nước cần phải phát huy vai trò của người nông dân thế nào để họ có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước?
- Trước hết chúng ta nói xây dựng đất nước trong thời đại mới, thời đại của hội nhập, mục tiêu là đất nước giàu mạnh, muốn vậy trước hết phải làm cho người dân giàu, dân giàu thì nước mới mạnh. Còn làm sao cho dân giàu, nghĩa là Đảng và Nhà nước phải quan tâm xây dựng kinh tế thế nào, đặc biệt đối với người nông dân, giúp cho họ thoát khỏi cách sản xuất bình thường để họ vươn lên, không chỉ đủ ăn mà phải tiến tới giàu có.
Bên cạnh những chính sách lãnh đạo toàn dân tham gia xây dựng đất nước, cần có sự quan tâm đến đời sống người dân đúng mức. Độc lập tự chủ phải đi đôi với cuộc sống ấm no, giàu có cho nhân dân.
Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương rất sáng suốt để chăm lo phát triển kinh tế vùng nông thôn như Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới; đưa công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp; xây dựng công nghiệp ở nông thôn, chăm lo đời sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa. Hàng năm chúng ta bỏ ra 9,8% tổng thu nhập để lo cho những vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới để nông thôn tiến kịp thành thị.
Kết quả từ những chủ trương, chính sách đó khi đã đến được với người dân, trước hết với người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, những người đã có những đóng góp lớn cho cách mạng họ sẽ thấy những lợi ích mà Đảng và Nhà nước đem lại. Từ đó người nông dân sẽ thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Đó là cách để xây dựng vững chắc thế trận lòng dân, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Xin cảm ơn Thượng tướng (!)
Theo Danviet
Công nhân khai thác than xô xát: Không rút súng thị uy Nguyên nhân dẫn đến sự xô xát giữa công nhân 2 doanh nghiệp là do sự tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa các đơn vị. Liên quan đến thông tin công nhân 2 doanh nghiệp xô xát, rút súng thị uy trước mặt công an, ngày 5/4, trao đổi với báo Đất Việt, đại diện phường Vàng Danh (TP. Uông Bí, Quảng...