Xả súng kinh hoàng tại Mali, ít nhất 41 người thiệt mạng
Aljazeera ngày 19-6 đưa tin, một vụ thảm sát đã xảy ra tại hai ngôi làng ở miền Trung Mali hôm 17-6, khiến ít nhất 41 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Hầu hết các nạn nhân được xác định là người dân tộc Dogons.
Hình ảnh một ngôi làng của cộng đồng Dogons tại miền Trung Mali bị xóa sổ do thảm sát hồi đầu tháng 6. Ảnh: Reuters.
Giới chức Mali cho biết, vụ thảm sát nêu trên xảy ra hôm 17-6 tại hai ngôi làng Yoro và Gangafani 2, miền Trung Mali. Khoảng 100 tay súng không rõ danh tính đã phi xe máy vào làng Yoro xả súng vào người dân, sau đó hướng tới làng Gangafani 2, cách đó 15km tiếp tục thảm sát.
Vụ việc đã khiến ít nhất 41 người thiệt mạng (24 người tại Yoro, 17 người tại Gangafani 2) và hàng chục người khác bị thương. Hầu hết các nạn nhân được xác định là người dân tộc Dogons.
Video đang HOT
Được biết, kể từ tháng 1, cộng đồng người dân tộc Dogons và c ộng đồng người du mục Fulani tại Mali thường xuyên xảy ra đụng độ, tấn công công lẫn nhau, khiến hàng trăm người thiệt mạng. Hồi đầu tháng 6, một vụ thảm sát khác nhằm vào cộng đồng người Dogons đã xảy ra, khiến ngôi làng gần như bị xóa sổ hoàn toàn.
Tổng thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres sau đó đã kêu gọi nhà chức trách Mali điều tra thảm kịch và đưa thủ phạm ra trước công lý. Ông cũng kêu gọi các bên liên quan ở Mali kiềm chế, tránh các hành động trả thù lẫn nhau cũng như hối thúc chính phủ Mali tiến hành đối thoại giữa các sắc tộc nhằm giảm căng thẳng, thu hẹp bất đồng.
Linh Đan
Theo CAND
Tổng Thư ký Liên hợp quốc tập trung xử lý vấn đề tài chính và khoản thiếu hụt 2 tỷ USD
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres (ảnh) mới đây đã bày tỏ quan ngại mạnh mẽ về khủng hoảng ngân sách của Liên hợp quốc do tình trạng nợ đọng của các quốc gia thành viên đang gia tăng, tới mức ông có ý định bán nhà dành riêng cho mình ở New York.
Phát biểu với các nhà ngoại giao thế giới hôm 4-6, ông Antonio Guterres chia sẻ: "Điều đầu tiên tôi làm khi đến đây (New York) là hỏi liệu tôi có thể bán ngôi nhà hay không. Tôi không nói đùa. Đó là một câu chuyện có thật", ông Guterres, người trở thành Tổng Thư ký vào tháng 1-2017, nói trước Ủy ban ngân sách Liên hợp quốc.
Muốn bán nhà cũng không được
Nơi ở của Tổng Thư ký Liên hợp quốc tại Manhattan, New York là một ngôi nhà mặt phố 4 tầng với khu vườn nhìn ra sông Đông, nằm ở khu phố Sutton sang trọng, và ước tính trị giá hàng chục triệu USD. Theo một bài báo của New York Times năm 2007, Đại hội đồng lúc đó đã phê duyệt một khoản cải tạo ngôi nhà dành cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc trị giá 4,5 triệu USD. Đó là một ngôi nhà phố kiểu Georgia rộng 1.300m2, với 4 tầng và 1 tầng hầm. Đây từng là nơi ở của con gái của nhà tài phiệt J.P. Morgan, Anne Morgan và được tặng cho Liên hợp quốc vào năm 1972.
Tuy nhiên, ông Guterres cho biết, ông nhanh chóng phát hiện ra rằng mình không có quyền bán nhà ở theo thỏa thuận của Liên hợp quốc với Mỹ, nơi đặt trụ sở tổ chức này. "Tôi phát hiện ra rằng tôi không thể, vì nơi đó chỉ có thể được bán lại cho Mỹ khi chúng ta đóng cửa ở New York. Rõ ràng, không hy vọng điều đó sẽ xảy ra".
Ý định của người đứng đầu tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh đã cho thấy rõ những hạn chế nghiêm trọng với Liên hợp quốc trong việc quản lý tài sản và thu nhập của mình. "Nhìn vào tài chính tổng thể của tổ chức, rất dễ hiểu nhầm. Tất nhiên chúng ta có nhiều tài sản hơn nợ phải trả nhưng không đủ tài sản lưu động", ông Guterres nói về tình hình tài chính của Liên hợp quốc.
Khủng hoảng ngân sách ngày càng nghiêm trọng
"Vào cuối năm 2018, ngân sách đã thực sự chạm đáy. Mức truy thu vào cuối năm 2018 là 529 triệu USD, tương đương với hơn 20% tổng thu của năm. Trong 5 tháng của năm 2019, nợ đọng vẫn ở mức 492 triệu USD", ông nói. Như vậy, Liên hợp quốc đang thiếu hụt 1,5 tỷ USD cho chương trình gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và khoảng trống 492 triệu USD trong ngân sách thường xuyên, do các nước thành viên chưa hoàn tất các khoản đóng góp. Ông Guterres mô tả vấn đề tài chính của Liên hợp quốc là "nguy cấp" và nói rằng ngay cả khi tất cả quốc gia đã đóng góp đúng hạn và đầy đủ, Liên hợp quốc vẫn sẽ phải đối mặt với các vấn đề tiền bạc cho đến cuối năm nay.
Mỹ, nước đóng góp tài chính hàng đầu cho chương trình gìn giữ hòa bình, cũng đang nợ Liên hợp quốc số tiền lớn nhất - 852 triệu USD, tiếp theo là Brazil, Nhật Bản, Venezuela, Saudi Arabia và Argentina, theo các quan chức Liên hợp quốc. Chính quyền Tổng thống Donald Trump hồi tháng 12-2018 tuyên bố rằng họ sẽ đóng góp vào ngân sách gìn giữ hòa bình trị giá hàng tỷ USD Mỹ của Liên hợp quốc ở mức 25%, giảm từ 28,47%.
Đề xuất các biện pháp xử lý khủng hoảng tài chính tại Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Guterres nói rằng điều quan trọng là phải quản lý số dư tiền mặt của tất cả các hoạt động vào một nhóm, tạo ra một Quỹ đầu tư về giữ gìn hòa bình trị giá 250 triệu USD để cung cấp chi phí cho hoạt động tích cực trong khoảng 2 tháng và tạm thời đình chỉ việc cấp phần chưa chi trả cho các quốc gia thành viên.
"Tổ chức không thể hoạt động hiệu quả trong môi trường thiếu tiền như vậy", ông Guterres nói, kêu gọi hành động để gia tăng tính thanh khoản. "Tôi đã làm mọi điều có thể trong khả năng của mình để khuyến khích các quốc gia thành viên thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với tổ chức và sẽ tiếp tục làm như vậy. Nhưng hiệu quả công việc và quá trình cải cách sẽ suy yếu nếu không khẩn trương và thẳng thắn giải quyết tình hình tài chính đang xấu đi hiện nay", Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh.
Theo ANTD
Mỹ tìm sự ủng hộ để đối phó Iran Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres thúc giục mở một cuộc điều tra độc lập về nghi vấn hai tàu chở dầu mới bị tấn công ở vịnh Oman . Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong việc đối phó mối đe dọa nhằm vào hoạt động vận tải...