Xã nông thôn mới “sạch không tỳ vết”
Tân Thành là một trong những xã điểm của tỉnh Lạng Sơn về xây dựng nông thôn mới. Như bao xã khác của huyện Hữu Lũng, Tân Thành cũng là xã đông dân và thuần nông.
Những năm gần đây, rác thải sinh hoạt thải ra trên địa bàn xã ngày một nhiều, chưa được quan tâm thu gom, xử lý. Nguyên nhân chính là do ý thức của người dân chưa cao, đại đa số vẫn còn thói quen vứt, đổ rác tùy tiện ra đường đi, nơi công cộng và ra suối, vừa mất mỹ quan, vừa tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Hội viên, nông dân xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) tham gia buổi tập huấn về kiến thức bảo vệ môi trường. Ảnh:T.L
Để góp phần cải thiện tình hình, năm 2015, Trung tâm Môi trường nông thôn thuộc T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) phối hợp Hội ND tỉnh Lạng Sơn triển khai xây dựng mô hình Dự án “Thu gom, phân loại rác thải bảo vệ môi trường” tại xã Tân Thành.
Tổng kinh phí của dự án là 172 triệu đồng, trong đó phần kinh phí T.Ư hỗ trợ là 100 triệu đồng, phần dân đóng góp là 72 triệu đồng. Ban Quản lý dự án đã tiến hành tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường với 120 hộ hội viên nòng cốt tham gia. Người dân đã thảo luận và nhất trí thành lập các tổ tự quản thu gom và phân loại rác thải.
Dự án đã phối hợp doanh nghiệp uy tín cung cấp và tổ chức bàn giao 16 thùng đựng rác với dung tích 120 lít/thùng; 5 xe chở rác đẩy tay; 5 bộ bảo hộ lao động cho Ban Quản lý dự án xã Tân Thành. Đến nay, sau 2 tháng đi vào hoạt động, các tổ thu gom rác thải tự quản ở xã Tân Thành bắt đầu đi vào hoạt động có nền nếp.
Theo đó, môi trường ở địa phương cũng được cải thiện rõ rệt. Đường làng, nơi công cộng không còn cảnh vứt rác bừa bãi. Các hộ dân đã có ý thức gom rác vào bao và mang ra xe chở rác theo ngày, giờ nhất định trong tuần.
Ông Vũ Trọng Bắc-Chủ tịch Hội ND tỉnh Lạng Sơn cho biết, dự án được cấp ủy, chính quyền, người dân trong xã Tân Thành đồng tình, hưởng ứng. Thông qua dự án, những bức xúc về rác thải sinh hoạt, ô nhiễm môi trường ở địa phương sẽ từng bước được giải quyết.
“Đây cũng là mô hình điểm để các cấp Hội ND tỉnh Lạng Sơn tuyên truyền, vận động nhân rộng ra các địa phương khác. Đó cũng là 1 trong những giải pháp hiệu quả để nâng cao vai trò của cán bộ, hội viên, ND trên địa bàn tỉnh trong việc tham gia có hiệu quả vào cuộc vận động xây dựng nông thôn mới”- ông Vũ Trọng Bắc khẳng định./.
Theo Danviet
Tiễn Táo quân, hội phụ nữ khốn khổ dọn rác
Đã 5 năm nay, cứ đến lễ cúng ông Táo, các bà, các cô ở chi hội phụ nữ cụm 3, phường Xuân La (Tây Hồ - Hà Nội) lại tất bật thu dọn rác do người dân đến hồ Tây phóng sinh xả bừa bãi trên đường ven hồ.
Video đang HOT
Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp lễ cúng ông Táo vào 23/12 (âm lịch), những phụ nữ ở cụm 3, phường Xuân La lại phân công nhau túc trực dọn, vớt rác. Chị Dương Kim Dung, một phụ nữ thuộc chi hội 3 cho biết, chi hội phân công nhau trực từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối cả 2 ngày 22 và 23/12 (âm lịch) dọc con đường ven hồ đoạn chạy qua phường Xuân La. Chị cho biết đây là hoạt động hoàn toàn tự nguyện nhằm gìn giữ, bảo vệ môi trường hồ Tây trong sạch xứng đáng với danh hiệu danh thắng quốc gia.
Nhẹ nhàng nhưng cương quyết, các chị luôn theo sát, nhắc nhở những người đến làm lễ phóng sinh không vứt, xả rác bừa bãi xuống hồ. Rác sau khi thu nhặt còn được các chị phân loại, tập trung vào một số điểm quy định chờ xe chở rác thu gom.
Được biết, Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch hệ thống cây xanh, mặt nước đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Hồ Tây đã và đang được làm sạch nước bằng công nghệ hiện đại, qui hoạch hệ thống cây xanh, kè hồ..., nhằm đảm bảo môi trường trong lành để nơi đây trở thành nơi nghỉ ngơi, thư giãn của người dân Thủ đô.
Trong 2 ngày 22 và 23/12 (âm lịch), khu vực hồ Tây là điểm đông người đến làm lễ phóng sinh. Các loại rác, nilon được người đến phóng sinh xả bừa bãi.
Đã 5 năm nay, chị Dung, chị Hà ở cụm 3, phường Xuân La tình nguyện thu gom rác bảo vệ môi trường hồ Tây.
Không chỉ thu gom rác, các chị còn kiên nhẫn nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường của người đến phóng sinh. Các chị kiên nhẫn đợi để thu nhận túi nilon bỏ đi từ tay của người thả cá phóng sinh.
Tuy nhiên, những đoạn khác nilon được người đến thả cá phóng sinh vứt bừa bãi ven bờ hồ.
Đa phần người dân sau khi phóng sinh vứt xả nilon, rác thải bừa bãi. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nilon là loại rác thải rất khó phân hủy.
Nhiều người còn đổ toàn bộ đồ cúng lễ gồm bát hương, chân hương... xuống hồ Tây.
Rác chất từng đống ven hồ Tây, đặc biệt những đoạn không có người tình nguyện thu gom rác.
Bờ hồ Tây đoạn giao cắt với đường Văn Cao khá đông người dân chọn làm nơi phóng sinh.
Sau khi phóng sinh, đồ thải, nilon được người dân vô tư vứt bừa bãi ven hồ.
Người đàn ông này đem toàn bộ đồ lễ ra bờ hồ Tây hóa.
Tro bụi cùng đồ lễ sau khi hóa được ném thẳng xuống mặt nước.
Những phụ nữ thuộc cụm 3, phường Xuân La luôn chân, luôn tay dọn, rửa bậc thang lên xuống hồ, nơi người dân đến phóng sinh.
Rác gần bờ được các bà, các cô vớt lên thu gom.
Cô Đỗ Thị Hường đang phân loại rác được thu gom. Cô Hường cho biết, rác đều được các cô phân loại ra 2 loại, loại tái chế được và loại không tái chế để xe rác của Cty Môi trường đô thị đến thu gom.
Xác định đây là công tác tình nguyện nhằm bảo vệ môi trường nên chị Dung, chị Hà rất vui vẻ, từ hào dù rất vất vả. Các chị chụp ảnh lưu lại hình ảnh đang thu gom rác làm kỷ niệm.
Sau mổi dịp tiễn ông Táo về trời, mặt hồ Tây lại nổi đầy rác thải các loại, chưa kể những bát hương chìm dưới nước nhiều vô kể mà mỗi dịp nạo vét hồ mới phát lộ.
Lê Anh Dũng
Theo_VietNamNet
Lão nông "gàn" chi hàng trăm triệu xây nhà máy xử lý rác cho dân "Chướng mắt" trước cảnh rác thải ngổn ngang từ đầu làng đến cuối xóm, Minh "khùng" quyết định lấy toàn bộ số tiền hai vợ chồng tích góp, để xây nhà máy xử lý rác Tiền nhà không đủ, ông đi vay "nóng" khắp nơi hơn nửa tỉ để hoàn thành "đứa con" của mình. Tuy chưa to, chưa hoành tráng, nhưng nhà...