Xã nghèo Tà Hộc vượt khó khăn xây dựng nông thôn mới
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), cùng với các nguồn vốn đầu tư của nhà nước, xã Tà Hộc ( huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã vận động tuyên truyền nhân dân chung tay xây dựng đường giao thông nông thôn, phát triển sản xuất… hoàn thành được 8/19 tiêu chí NTM.
Tà Hộc là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn có địa hình phức tạp, đồi núi cao, thường xuyên xảy ra thiên tai như lũ ống, lũ quét, công tác quy hoạch vùng sản xuất, khu dân cư, các cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn; trình độ dân trí không đồng đều, thu nhập đầu người còn thấp so với các vùng lân cận.
Người dân trên địa bàn xã Tà Hộc chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nông nghiệp. Nắm bắt được tình hình đó, các cấp ủy Đảng, UBND, ban, ngành ở địa phương luôn tích cực tuyên truyền vận động người dân trong các cuộc họp, để bà con hiểu rõ về chương mục tiêu quốc gia XDNTM.
Từ khi XDNTM, cuộc sống của người dân xã Tà Hộc ngày càng được nâng cao rõ rệt.
Nhờ sự bám sát địa bàn, tháo gỡ khó khăn của chính quyền địa phương trong triển khai nghị quyết; nhân dân các dân tộc xã Tà Hộc (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) luôn hưởng ứng tham gia đóng góp ngày công lao động xây dựng nông thôn mới, với kỳ vọng xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp hơn.
Người dân tham gia góp ngày công lao động làm đường giao thông nông thôn.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Lê Văn Hải, Bí thư xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, Cho biết: Từ khi XDNTM, cơ sở hạ tầng phục vụ cho đời sống dân sinh đang dần được hoàn thiện. Đường giao thông nông thôn, liên bản, liên xã từng bước được đầu tư và bê tông hóa, tạo điều kiện cho người dân đi lại, chở nông sản buôn bán. Văn hóa xã hội ngày một phát triển, công tác chăm sóc sức khỏe cho bà con nhân dân và chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt. Tình hình, an ninh trật tự xã hội luôn ổn định.
Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, xã luôn xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm và triển khai đến các đơn vị thực hiện. Ngoài ra, xã thường xuyên giao ban nắm rõ tình hình, tâm tư nguyện vọng của bà con và những khó khăn, khúc mắc cần tháo gỡ, để đưa ra các giải pháp xử lý đạt hiệu quả cao nhất.
Video đang HOT
Trụ sở UBND xã Tà Hộc được xây dựng khang trang, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công viên chức làm việc và tiếp dân.
“Thời gian qua, chúng tôi luôn tuyên truyền vận động người dân tham gia đóng góp ngày công, hiến đất. Tuy nhiên do địa hình đồi núi khó khăn hiểm trở, quỹ đất ở hạn chế, dân cư thưa thớt, đời sống của người dân còn nghèo; nguồn kinh phí đầu tư các công trình an sinh xã hội phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước là chủ yếu. Trên địa bàn xã có ít doanh nghiệp và hợp tác xã hoạt động nên rất khó kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa, làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương”- ông Lê Văn Hải, Bí thư xã Tà Hộc chia sẻ.
Trường học được xây dựng kiên cố hóa, giúp các em học sinh yên tâm học tập.
Để chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả cao, xã Tà Hộc đã xóa 7 nhà tạm cho các hộ nghèo, cấp bò giống cho các hộ khó khăn ở bản Pù Tền theo chương trình 135. Ngoài ra, xã đã làm tờ trình lên huyện cấp kinh phí sửa chữa các tuyến đường do ảnh hưởng mưa lũ, như: Tuyến đường bản Heo, bản Luần, bản Pơn, bản Pá Hốc, Pù Tền nối với trung tâm xã, tạo điều kiện cho người dân đi lại và chở hàng hóa nông sản.
Các trường học trên địa bàn xã Tà Hộc, về cơ bản đã được xây dựng khang trang đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh. Bên cạnh đó, xã đã xin nguồn kinh phí đang xây dựng các công trình nước sạch tại bản Heo, bản Pơn để bà con có đủ nguồn nước sinh hoạt.
Đường giao thông nông thôn luôn được xã chú trọng sửa chữa và nâng cấp.
Anh Mùi Văn Hoạn, bản Heo, xã Tà Hộc, cho biết: “Trước đây, đường đi lại trong bản toàn đường đất, trời mưa thì lầy lội, đi lại rất khó khăn. Nhờ có chương trình XDNTM, bà con chúng tôi đã có đường bê tông đi lại dễ dàng hơn”.
Đầu năm 2019, xã đã đưa vào sử dụng 1190m đường bê tông tại các bản: Mòng, Hộc, Pá Nó B, Pơn, Heo, Luần.
Trao đổi thêm với ông Lê Văn Hải, Bí thư xã Tà Hộc, ông cho biết: Thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân các bản cùng đồng lòng chung tay đóng góp ngày công, hiến đất XDNTM. Đồng thời, thống kê, rà soát các tiêu chí, chỉ tiêu đã đạt, chưa đạt để đề ra phương hướng giải quyết kịp thời. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các công trình đang xây dựng trên địa bàn xã.
Xã Tà Hộc phấn đấu hoàn thành các công trình nông thôn mới đã đăng ký trong năm 2019. Chúng tôi sẽ chú trọng phát triển chăn nuôi và trồng rừng, để bảo đảm phát triển kinh tế bền vững cho người dân và phủ xanh đồi núi trọc.
Ông Lê Văn Hải, Bí thư xã Tà Hộc (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La),cho biết: Dù còn gặp nhiều khó khăn trong XDNTM, nhưng xã sẽ tận dụng tối đa nguồn vốn cùa Nhà nước cấp, để đầu tư xây dựng các tiêu chí nông thôn mới đạt hiệu quả cao nhất.
Theo Danviet
Sơn La: Xây dựng nông thôn mới ở xã đặc biệt khó khăn Chiềng Dong
Những năm qua, cùng với việc phát huy nội lực trong nhân dân và tranh thủ tối đa ngoại lực từ các chương trình, chính sách của Nhà nước; sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền trong xây dựng nông thôn mới (NTM), Chiềng Dong từ một xã đặc biệt khó khăn của huyện Mai Sơn (Sơn La), đã có những bước thay đổi không nhỏ...
Vượt quãng đường đèo dốc vào xã Chiềng Dong, dọc hai bên sườn núi được phủ kín cà phê, vườn cây ăn quả xanh mướt. Xa xa, phía các thung lũng hay dọc các con suối là những thửa ruộng xanh ngát, phảng phất hương lúa non.
Trụ sở UBND xã Chiềng Dong được xây dựng khang trang.
Tiếp chúng tôi trong phòng làm việc tại trụ sở UBND xã, ông Hoàng Văn Than, Chủ tịch UBND xã Chiềng Dong cho biết: Chiềng Dong là xã đặc biệt khó khăn của huyện Mai Sơn, nằm cách trung tâm huyện khoảng 40 km về phía Bắc. Xã có 10 bản, địa hình chủ yếu là đồi núi dốc, giao thông đi lại khó khăn.
Dân cư chủ yếu là người dân tộc Thái, Mông... sống rải rác, trình độ dân trí còn thấp, phong tục tập quán lạc hậu. Nên xã Chiềng Dong bắt tay vào thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia NTM gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, tỷ lệ hộ nghèo trong xã còn cao, hạn chế điều kiện tham gia đóng góp của người dân. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng NTM trên địa bàn.
Căn cứ vào điều kiện thực tế địa phương, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động về mục đích, ỹ nghĩa của xây dựng NTM đến toàn thể cán bộ và nhân dân, phát huy sức mạnh toàn dân. Nội dung tuyên truyền đa dạng, thiết thực, hiệu quả, như: Tổ chức lồng ghép với các cuộc họp xã, bản hoặc giao ban của các tổ chức đoàn thể; đặc biệt là vận động nhân dân tăng gia phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao đời sống, từ đó có thêm điều kiện tham gia góp công, góp sức xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng để phục vụ trở lại nhu cầu của người dân.
Phong trào phát triển kinh tế đẩy mạnh thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng được triển khai rộng rãi trên địa bàn xã.
Ông Than chia sẻ: Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, ngay khi bắt tay vào thực hiện chương trình xã đã kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng NTM, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách các bản, các lĩnh vực phù hợp với công việc đảm nhiệm.
Theo ông Than, xác định xây dựng NTM cốt lõi là nâng cao đời sống người dân, song song với các chương trình chính sách hỗ trợ của Nhà nước như 30a, 135... xã vận động nhân dân chuyển đổi có cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với tiềm năng thế mạnh địa phương. Chuyển những diện tích cây ngô, cây sắn kém hiệu quả sang trồng cây cà phê, cây ăn quả xoài, nhãn... và trồng cỏ phát triển chăn nuôi bò, dê nhốt chuồng.
Xã phối hợp với ban, ngành chuyên môn của huyện, tỉnh mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhất là duy trì các câu lạc bộ khuyến nông của xã và các mô hình sản xuất, ngày càng được người dân hưởng ứng, làm theo.
Nhiều tuyến đường giao thông nội bản ở Chiềng Dong được cứng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại.
Trong triển khai thực hiện các tiêu chí, xã Chiềng Dong còn ban hành các kế hoạch, vận động tập thể cán bộ xuống cơ sở vệ sinh môi trường hàng tuần, hàng tháng. Các thành viên ban chỉ đạo tổ chức phối hợp với bản quản lý các bản, huy động các đoàn thể tổ chức ra quân làm các phần việc như: Tu sửa đường giao thông liên bản, liên xã, thu gop rác thải, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ... Phong trào đã thu hút được sự quan tâm, tham gia của đông đảo người dân.
Với mục tiều lấy kinh tế làm trong tâm để nâng cao các tiêu chí khác, nhờ đó thu nhập của người dân tăng dần qua các năm, đến nay đạt 11,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm dần từ 50% năm 2017 xuống còn 45% năm 2019; lao động có việc làm đạt 68,8%; tham gia bảo hiểm y tế đat 100%; học sinh đủ tuổi được đến trường; đời sống vật chất tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.
Theo Danviet
Sơn La: Mai Sơn đang dồn sức nâng cao thu nhập cho người dân Tính hết đến hết ngày (30/7), trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đạt 239 tiêu chí, bình quân đạt 11,38 tiêu chí/xã và duy trì các xã đã đạt chuẩn Nông thôn mới. Huyện đang dồn lực nâng cao mức thu nhập cho người dân và hoàn thành các tiêu chí Nông thôn mới (NTM) như kế hoạch đã đề...