Xã miền núi bị cô lập vì nước lũ
Cứ đến mùa mưa, nước lũ ở các con sông dâng lên quá cao lại khiến người dân xã Luận Khê, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) như bị tách biệt với thế giới bên ngoài.
&’Nội bất xuất, ngoại bất nhập’
Những ngày gần đây, mưa to liên tục làm cho lượng nước lớn từ khắp nơi đổ về các sông suối, làm cho nước lũ dâng cao. Đặc biệt, xã Luận Khê, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) gần như bị cô lập.
Nước lũ dâng cao khiến giao thông khu vực bị tê liệt
Luận Khê là một xã vùng cao, vùng sâu với địa hình núi đồi hiểm trở, một bên giáp xã Tân Thành và một phía giáp với xã Luận Thành. Hai cửa ngõ đi vào xã đều bị nước lũ vây kín. Trước đây, muốn qua sông để giao lưu với thế giới bên ngoài, người dân không còn cách nào khác là phải trèo bè, hoặc mạo hiểm lội qua. Bởi thế, hàng năm, nhất là mùa mưa lũ, bao nhiêu người đã bị nước lũ cuốn trôi, giao thông đi lại khó khăn gây trở ngại cho quá trình phát triển kinh tế và đời sống sinh hoạt của người dân.
Những năm gần đây, hai con sông đã được xây đập bắc qua nhưng đều thấp và nhỏ. Mỗi lần trời mưa to là nước lũ lại tràn lên. Con đường chính dẫn từ Luận Thành đi vào xã Luận Khê phải đi qua sông Đằn, một con sông lớn hiểm trở và chảy xiết. Tuy vậy, ở đây chỉ có một con đập tràn mà người dân chỉ có thể đi được vào những ngày nắng. Chỉ cần mưa xuống là con đập bị nhấn chìm trong biển nước dữ dội, nhất là mưa lớn liên tục như những ngày này, mọi sự đi lại, giao lưu với bên ngoài đều bị ngừng trệ, đúng theo kiểu &’nội bất xuất, ngoại bất nhập’.
Cầu có cũng như không
Đập Cửa Dụ bắc qua sông Đằn là sự ám ảnh đối với người dân xã Luận Khê vào mùa mưa. Mỗi khi mưa lớn, nước từ các khe suối, nước từ trên núi ào ào đổ về khiến dòng nước dâng lên rất nhanh, đục ngầu và dữ tợn, con đập đã cũng bị chìm trong cơn lũ tử thần.
Video đang HOT
Con đường chính đi vào xã Luận Khê bị ngăn cách bởi cơn lũ đang chảy xiết
Người dân đều đứng trên bờ bất lực nhìn dòng nước chảy xiết, không ai dám làm liều qua sông bởi họ vẫn ám ảnh những tai nạn đau lòng của những người cố vượt sông mùa lũ. Hồi tháng 8/2013, một thầy giáo cố vượt lũ vào bản dạy học cũng đã bị dòng nước cuốn trôi, không tìm thấy xác.
Biển cảnh báo vùng nguy hiểm
Một người đàn ông với dáng vẻ sốt ruột chia sẻ rằng: &’Con tôi đang ốm phải nằm một mình trên viện ở thị trấn, tối qua tranh thủ về lấy thêm đồ thì trời mưa to quá. Sáng dậy, nước lũ đã lên cao thế này rồi. Không biết phải làm thế nào đây, cứ mưa không ngớt thế này thì còn lâu sông mới rút nước’.
Những người muốn qua sông đều phải đi theo một con đường vòng qua địa bàn xã Tân Thành để đi lên thị trấn. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, lúc này, lũ ở sông Tân Thành cũng rất lớn mà con đập lại quá thấp, nước đã dâng cao nên không ai có thể qua lại được.
Lương Diễn
Theo_Người Đưa Tin
Nhà công vụ xã đang xây bị bỏ hoang, nhà thầu 'bỏ trốn'
Trong khi các cán bộ xã Tân Thanh, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) đang phải làm việc trong ngôi nhà cấp 4 ẩm thấp, tòa nhà 3 tầng do UBND tỉnh quyết định đầu tư xây cho cơ quan công vụ xã đang xây dở lại bị "bỏ rơi", nhà thầu cũng "mất tăm".
Phóng viên Nguoiduatin.vn vừa "mục sở thị" tòa nhà 3 tầng dành cho cán bộ công chức xã Tân Thanh đang xây dựng dở. Trái với hình ảnh về một công trường xây dựng, ở đây, không một bóng công nhân hay cán bộ kỹ thuật xây dựng, thay vào đó là đá gạch nằm ngồn ngang.
Tòa nhà được xây đạt tới 50 % bất ngờ bị ngừng lại và nhà thầu cũng 'bỏ trốn'
Theo tìm hiểu của phóng viên, tòa nhà 3 tầng đang xây bị 'bỏ rơi' này chính là trụ sở làm việc mới của các cán bộ xã Tân Thanh, thay thế cho ngôi nhà cấp 4 xuống cấp nằm bên đường. Lâu nay, toàn bộ cán bộ nhân viên của xã này vẫn chia nhau không gian làm việc trong những căn phòng chật hẹp đó.
Đáp ứng nguyện vọng của các cán bộ công chức xã, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt kế hoạch xây dựng công sở xã Tân Thành, huyện Thường Xuân theo quyết định 313/QĐ - UBND ngày 21/1/2013 về việc đầu tư công sở của các xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2013. Tòa nhà được bắt đầu khởi công từ 10/2013, đến nay được hơn 8 tháng. Tuy nhiên, khi công trình xây đạt gần 50%, bất ngờ bị bỏ dở. Phía nhà thầu cũng "không cánh mà bay".
Chưa thống nhất
Trao đổi với phóng viên Nguoiduatin.vn, ông Lương Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Tân Thành cho biết :&'Công trình được xây dựng dựa trên nguồn vốn của tỉnh với tổng chi phí hơn 6 tỷ đồng. Công ty TNHH Thanh Cao là đơn vị chịu trách nhiệm thi công. Trong văn bản hợp đồng đã ghi rõ, việc thanh toán dựa trên cơ sở khối lượng công việc thực tế hoàn thành được nghiệm thu và khi có kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước cấp. Giá trị thanh toán từng lần bằng 70% giá trị được nghiệm thu, chủ đầu tư giữ lại 30% với lý do đơn vị thi công không thực hiện bảo lãnh hợp đồng tại Ngân hàng. Sau khi công trình hoàn thành và hai bên nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, xã sẽ thanh toán số tiền là 25%, để lại 5% giá trị bảo hành công trình theo Luật xây dựng'.
Ông Cường cũng cho biết thêm, chủ đầu tư là UBND xã Tân Thành đã thực hiện đúng với nội dung hợp đồng. Đồng thời, xã đã hết sức tạo điều kiện cho đơn vị thi công đảm bảo thực hiện đúng quy trình và tiến độ công việc, thậm chí ban quản lý công trình đã thống nhất thanh toán vượt quá so với hợp đồng đã ký để đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, phía nhà thầu đã cho ngừng thi công và đưa ra những đề nghị không có trong hợp đồng nên chính quyền xã Tân Thanh không thể đồng ý.
Dãy nhà cấp 4 mà cán bộ, nhân viên xã xã Tân Thanh, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) đang làm việc
Theo phản ánh của các cán bộ xã, trong quá trình thi công, nhà thầu đã thực hiện chậm trễ, số công nhân thi công hàng ngày quá ít, chỉ khoảng 8 - 9 người. Dù chính quyền xã đã nhiều lần nhắc nhở và đề nghị nhà thầu đẩy nhanh tiến độ nhưng công trình đã ngừng thi công vào ngày 12/7/2014.
Công ty TNHH Thanh Cao sau đó đã gửi văn bản yêu cầu những nội dung không có trong hợp đồng, trong đó, đưa lý do nhà thầu thực hiện việc xây dựng công trình dựa trên nguồn vốn tự có của công ty. Việc chủ đầu tư là UBND xã Tân Thành giữ lại số tiền 30% giá trị khối lượng công trình đã hoàn thành (nội dung đã có trong hợp đồng) làm cho việc lưu thông vốn của đơn vị thi công bị đình trệ và không thể bỏ vốn ra để thực hiện các phần tiếp theo. Điều này trái với cam kết lúc đầu là nhà thầu đảm bảo thực hiến đúng tiến độ công trình mà không phụ thuộc vào chủ đầu tư và nguồn vốn của Nhà nước.
Ông Cường chia sẻ: &'Do năng lực chuyên môn trong quản lý đầu tư của cán bộ địa phương còn yếu, không đảm bảo yêu cầu trong quản lý và giám sát nên chính quyền đã thuê bên thứ 3 làm tư vấn xây dựng về các vấn đề kiểm tra, giám sát thi công và các vấn đề pháp lý'.
UBND xã Tân Thành và nhà thầu đã họp bàn để tìm ra hướng giải quyết, nhưng do không thống nhất được những điều khoản mà bên đơn vị thi công đưa ra ngoài hợp đồng, nên công trình đã ngừng thi công không có thời hạn. Chính quyền xã đã báo cáo lên cấp huyện song vẫn chưa có sự chỉ đạo của cấp trên.
Việc chờ đợi có một trụ sở làm việc sạch sẽ và khang trang đối với các cán bộ công chức xã Tân Thành vẫn còn là một điều đáng băn khoăn.
Lương Diễn
Theo_Người Đưa Tin
Xác định lại số năm học của mỗi cấp học: Sẽ gây xáo trộn lớn Còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh Dự thảo phương án xác định lại số năm học của mỗi cấp học. Hầu hết ý kiến tỏ ra lo lắng cho hệ lụy của việc thay đổi. Trong đó, quan điểm chung, việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh là rất quan trọng. Tại phiên họp thứ hai năm 2014 của Hội...