Xả lũ đột ngột, nhà dân bị ngập sâu
Hồ thủy lợi Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai xả lũ làm hàng trăm hộ dân cùng hơn 200 ha hoa màu ngập sâu trong nước.
Khoảng 3h ngày 27/9, hàng trăm hộ dân các huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa hốt hoảng choàng tỉnh vì nước tràn vào nhà. Mực nước lên nhanh nên bà con chỉ kịp sơ tán người và cất những tài sản có giá trị. Xã Ia Trôk của huyện Ia Pa chịu ảnh hưởng nặng nhất.
Nước lũ làm ngập nhà dân ở huyện Phú Thiện.
Anh Nguyễn Viết Đông, thôn Quý Đức, cho biết: “Tôi đang ngủ thì cảm thấy lạnh ở lưng, tỉnh dậy thì nước đã ngập tới giường. Tôi chỉ kịp cất vội chiếc ti vi lên cao rồi chạy ra khỏi nhà”.
Chủ tịch UBND xã Ia Trốk, ông Võ Hưng Quang, cho biết toàn xã có 24 ngôi nhà, 115 ha lúa cùng 12 ha mì của người dân bị ngập sâu trong nước khoảng 1m.
Tại tỉnh lộ 662 (nối TP. Pleiku và các huyện phía đông nam tỉnh Gia Lai) đoạn qua cầu Quý Đức (thị xã Ayun Pa), nước lũ trên sông Ayun dâng cao chảy tràn qua đường khiến xe cộ lưu thông rất khó khăn.
Tại huyện Phú Thiện, nước lũ nhấn chìm hàng chục ngôi nhà và hoa màu của các xã Ia Hiao, Ia Peng Ia Sol, Ia Piar. Các cơ quan chức năng của huyện đang thống kê thiệt hại do lũ gây nên.
Video đang HOT
Tỉnh lộ 662 bị ngập gây khó khăn cho phương tiện qua lại.
Những ngày qua, trên thượng nguồn các sông Ba, Ayun liên tục xảy ra mưa lớn, lượng nước đổ về dữ dội nên công trình thủy lợi Ayun Hạ buộc phải xả lũ. Hiện Ayun Hạ tiếp tục mở 3 cửa xả lũ với lưu lượng 350 m3/giây.
Đến chiều ngày 27/9, nước lũ trên sông Ayun và sông Ba tiếp tục dâng cao, vượt mức báo động 2, đe dọa tới tính mạng, tài sản của hàng ngàn hộ dân sống dọc hai bên sông.
Ông Lữ Phúc Phong, Thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão huyện Ia Pa, cho biết huyện đã thành lập 2 tổ công tác túc trực để theo dõi, kịp thời có biện pháp ứng cứu nếu lũ lớn.
Theo Người lao động
40 hộ dân bị ngập sâu trong nước lũ
Sáng nay 29.9, theo thống kê sơ bộ của UBND P.An Thạnh (thị xã Thuận An, Bình Dương) đã có ít nhất 40 hộ dân ở khu phố Thạnh Lộc đang bị ngập nước đến nửa mét.
Ghi nhận của phóng viên Thanh Niên Online tại khu vực này cho thấy, hàng trăm héc ta hoa màu, vườn cây trái của người dân bị nước xâm thực.
Lực lượng dân quân dùng bao cát ngăn nước lũ
Nhiều loại gia cầm của người dân đã bắt đầu chết do bị ngập nhiều giờ trong nước.
Một đoạn bờ bao suối Cát bị sạt lở
Hàng trăm mét bờ bao quanh khu vực suối Cát bị sạt lở nghiêm trọng. UBND P.An Thạnh (thị xã Thuận An) cho biết đã huy động một lực lượng lớn dân quân giúp dân sơ tán đồ đạc và dùng bao cát để đắp vá những đoạn đê bao sạt lở.
Hàng chục căn nhà dân bị ngập sâu trong nước sáng 29.9
Ông Võ Văn Tâm (54 tuổi, số nhà 48/3, khu phố Thạnh Lộc, P.An Thạnh) cho biết, bắt đầu từ tối qua, nước lũ ở đầu nguồn suối Cát băng qua quốc lộ 13 đổ về khiến người dân trong khu vực không kịp trở tay.
Bên trong căn nhà ông Tâm bị ngập lênh láng
Tương tự, tại gia đình bà Nguyễn Thanh Tùng (P.An Thạnh) nước lũ cũng dâng cao lưng chừng nhà. Bàn ghế, giường, tủ, máy giặt... bị nhấn chìm trong nước, hư hỏng hoàn toàn.
Ở một số nơi trên địa bàn P.An Thạnh nước đã bắt đầu rút nhưng vẫn ảnh hưởng lớn
đến đời sống người dân
Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Bình Dương cho biết, hiện lực lượng chức năng đang khẩn trương giúp dân khắc phục thiên tai, và thống kê thiệt hại để có biện pháp hỗ trợ.
Người dân di chuyển đồ đạc lên khu vực cao hơn
Một số gia cầm đã bắt đầu chết vị bị ngâm trong nước
Theo TNO
Lúng túng việc ngăn chặn sinh vật ngoại lai xâm hại Hàng loạt loài sinh vật ngoại lai xâm hại như ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, cây trinh nữ đầm lầy (mai dương)... gây tổn hại đa dạng sinh học, ảnh hưởng tới sức khỏe, môi trường, kinh tế và an ninh lương thực đã xuất hiện tại Việt Nam nhưng giải pháp để ngăn chặn vẫn chưa thực sự hiệu quả. Cơ...