Xả lũ dồn dập, cô lập nhiều nơi
Mưa to trên diện rộng cùng với việc nhiều thủy điện xả lũ khiến các tỉnh Trung Bộ, Nam Trung Bộ tiếp tục ngập nặng; làm ít nhất 2 người chết, 3 người bị thương
Trong ngày 14-12, hàng loạt thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn ở tỉnh Quảng Nam như Sông Bung 4, A Vương, Sông Tranh 2… tiếp tục xả lũ với lưu lượng lớn khiến nước các sông dâng cao, gây ngập nặng nhiều nơi.
Nhiều tuyến đường ở TP Hội An ngập sâu trong ngày 14-12 Ảnh: LÊ VIẾT HAI
Đến chiều tối cùng ngày, trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, nhiều vùng xung yếu, trũng thấp ngập trên 1 m. Tại xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, các thôn 8, 9, 10 bị nước lũ chia cắt hoàn toàn. Nhiều vùng sản xuất chuyên canh rau màu của các xã Đại An, Đại Nghĩa, Đại Hồng, Đại Lãnh… từng bị ảnh hưởng bởi đợt lũ muộn đầu tháng 12 với 1.200 ha rau, màu các loại bị hư hại, nay tiếp tục ngập úng. Mưa lũ cũng hoành hành ở TP Hội An, huyện Nông Sơn, huyện Duy Xuyên và một số địa phương khác tại Quảng Nam. Nhiều trường học ở huyện Nông Sơn và TP Hội An phải cho học sinh nghỉ học.
Tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, mưa to trong những ngày qua cũng buộc nhiều thủy điện đồng loạt xả lũ với lưu lượng lớn. Trong đó, Thủy điện Hương Điền xả trên 1.700 m3/giây, Bình Điền 2.370 m3/giây… Do thủy điện xả nước quá lớn, hầu hết các xã vùng trũng như Hương Vinh, Hương Toàn (thị xã Hương Trà); Quảng Thành, Quảng Thọ (huyện Quảng Điền)… bị cô lập; nhiều nhà dân, hoa màu thiệt hại nặng.
Theo báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế, mưa lũ đã làm 1 người chết do nước cuốn khi đi chăn bò.
Video đang HOT
Đến chiều 14-12, nước trên các sông ở Phú Yên cũng duy trì ở mức cao do các nhà máy thủy điện trên sông Ba tiếp tục xả lũ. Trước đó, từ chiều tối 13-12, các hồ thủy điện trên sông Ba đồng loạt xả lũ xuống hạ du với lưu lượng 9.400 m3/giây cùng với mưa rất to khiến TP Tuy Hòa và các huyện Tây Hòa, Đông Hòa, Phú Hòa chìm trong nước. Trong đợt lũ mới này, tỉnh Phú Yên đã có 3 người bị thương; 2.300 căn nhà bị ngập, 20 căn tốc mái; hơn 600 ha lúa đang chín ngập úng.
Khánh Hòa là một trong những địa phương thiệt hại nặng nề nhất do mưa lũ. Báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa cho biết đến chiều 14-12, địa phương ghi nhận 1 người tử vong do nước cuốn; gần 1.500 ha lúa vụ đông xuân ngập úng; 6 phương tiện tàu thuyền neo đậu bị chìm; 11 nhà sập hư hỏng…
Cùng ngày, kênh thoát lũ hồ chứa nước Đường Đệ (phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang) đã bị vỡ, làm sạt lở gần 800 m3 đất đá gây hư hỏng 4 nhà dân và sập tường nhà kho của Công ty CP Điện lực Khánh Hòa. Mưa lũ còn làm ngập 338 trường học khiến nhiều trường phải cho học sinh nghỉ.
Quảng Ngãi: 50 hộ dân bị chia cắt Ngày 14-12, ông Nguyễn Xuân Bắc, Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi), cho biết 50 hộ dân xã Trà Lâm (huyện Trà Bồng) đến nay vẫn còn bị chia cắt do sạt lở núi gây ra. Trước đó, tối 7-12, những đợt mưa lớn liên tục đã làm hơn 4.000 m3 đất, đá ở núi Cà Zút (xã Trà Lâm) sạt lở xuống tuyến đường Trà Lâm – Trà Hiệp. Vụ sạt lở núi đã chia cắt toàn bộ 50 hộ dân thôn Trà Khương, xã Trà Lâm; vùi lấp 1 căn nhà, làm hư hại 3 căn.
Theo Nhóm PV (Người lao động)
Thủy điện đồng loạt xả lũ, Huế đối diện lũ lớn
Mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày khiến mực nước các hồ chứa thủy điện ở mức cao. Để đảm bảo an toàn, các hồ chứa đã chủ động xả lũ với lưu lượng nước khá lớn về hạ du.
Một số vùng thấp trũng ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã bị ngập lụt.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ ngày 29/12 đến ngày 3/12, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có mưa to đến rất to; lượng mưa phổ biến từ 144 mm - 348 mm, riêng trạm Bạch Mã có lượng mưa 407 mm.
Theo dự báo, tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ tiếp tục có mưa rất to, ngoài khơi có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9 kèm theo biển động mạnh, sóng biển cao 1,5-3 m.
Để đảm bảo an toàn, các hồ chứa, đập thủy điện đều ở mức nước cao và đang tiến hành xả lũ về hạ du.
Chiều nay, hồ thủy điện Bình Điền đạt 84,9/85 m, đang xả lũ về hạ du với lưu lượng 1.109 m3/s.
Tương tự các hồ thủy điện Hương Điền đạt 57,43 m/58 m, đang xả lũ với lưu lượng 650 m3/s; hồ thủy điện A Lưới đạt 552,8/553 m, đang xả lũ về hạ du với lưu lượng 98m3/s; hồ Tả Trạch là 42/40 m, đang xả lũ với lưu lượng 300-500 m3/s. Mực nước trên sông Hương trạm Kim Long là 2,14 m, trên báo động 2 0,14 m; trên sông Bồ ở trạm Phú Ốc mực nước 2,45 m, dưới báo động 2 0,55 m.
Theo báo cáo ban đầu của Ủy ban Phòng chống lụt bão Thừa Thiên - Huế, tình hình mưa lũ đã gây ra một số thiệt hại ban đầu.
Mưa lớn, cộng với thủy điện xả lũ, Huế ngập nặng
Trên sông Hương, mưa to kèm theo nước dâng cao đã gây ra trình trạng sạt lở nghiêm trọng ở phường Hương Hồ (thị xã Hương Trà); chiều dài đoạn bờ sông bị sạt lở khoảng 20 m, ăn sâu vào đất liền 15 m làm thiệt hại một số tài sản, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người dân.
Một số tuyến đường ở TP Huế đã bị ngập nước gây ảnh hưởng giao thông. Các vùng thấp trũng như huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc đã bị ngập nước 0,5 m.
Trên biển, hệ thống kè mềm chống sạt lở bờ biển xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) bị sóng đánh vỡ 5 mỏ hàn mềm, cuốn trôi khoảng 4.000 m3 đất cát, ảnh hưởng đến nhà ở của gần 100 hộ dân.
Bờ biển khu vực xã Vinh Thanh (huyện Phú Vang) bị sạt lở trên tổng chiều dài 500 m; bờ biển xã Vinh Hải, khu vực cửa Tư Hiền (huyện Phú Lộc) bị sạt lở trên tổng chiều dài 2,5 km, sâu vào đất liền từ 5-10 m.
Theo Nguyễn Phương (Dân Việt)
Hàng chục bè cá bị cuốn trôi vì thông báo xả lũ muộn Hồ thủy lợi Phú Ninh (Quảng Nam) xả lũ lúc 7h nhưng 2 tiếng sau chính quyền mới nhận được thông báo khiến nhiều người nuôi cá lồng bè trở tay không kịp, mất hàng trăm triệu đồng. Cách đây 5 tháng, ông Lực, chủ nuôi cá lồng trên sông Tam Kỳ, TP Tam Kỳ (Quảng Nam) đầu tư thả 400.000 con cá...