Xã lập hồ sơ khống, rút tiền của nhà nước để… trả nợ cho dân
Trót bán đất trên giấy cho người dân, để có tiền trả nợ, chính quyền xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã lập một danh sách khống các hộ dân được đền bù đất cho cán bộ xã đứng tên rút hơn 1,3 tỷ đồng tiền của nhà nước.
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, chính quyền xã Kỳ Nam thời điểm trước năm 2000 đã bán đất cho một số hộ dân ở ngoài xã. Đến khoảng năm 2010 – 2011, một số hộ dân khác tiếp tục nộp tiền vào ngân sách xã để được mua đất ở thôn Minh Huệ. Cả 2 đợt bán đất này của chính quyền xã Kỳ Nam đều là bán đất trên giấy do chính quyền xã không bố trí được đất cho dân.
Chờ đợi một thời gian dài mà xã không có đất giao, người dân bức xúc yêu cầu lãnh đạo xã trả tiền. Nhưng lúc này xã không có tiền để trả. Khi các đơn vị về thi công san lấp mặt bằng xây dựng khu tái định cho người dân xã Kỳ Lợi di dời phục vụ khu kinh tế Vũng Áng, các hộ dân bị nợ đất đã ra ngăn cản thi công, yêu cầu xã giao đất hoặc trả lại tiền họ đã nộp trước đây.
Để có tiền trả cho dân, năm 2012, khi UBND huyện Kỳ Anh thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng khu TĐC tại thôn Minh Huệ, chính quyền xã Kỳ Nam đã nghĩ cách lập hồ sơ khống danh sách 11 hộ dân do các cán bộ trong xã đứng tên bị thu hồi để nhận đền bù lấy tiền trả nợ. Tổng số tiền mà số cán bộ xã nhận khống là hơn 1,3 tỷ đồng.
Sự việc trên bị vỡ lở khi người dân phát giác và tố cáo cán bộ xã đứng tên trong danh sách khống để rút tiền và được hưởng % trong đó.
Nhiều cán bộ xã Kỳ Nam không có đất nhưng vẫn có tên trong danh sách nhận tiền đền bù TĐC của huyện Kỳ Anh
Chủ tịch UBND xã Kỳ Nam Nguyễn Đình Vin đã thừa nhận sai phạm này. Ông Vin cũng thừa nhận, mỗi cán bộ đứng tên nhận tiền cho xã được trích 5% trong số tiền đền bù.
Theo ông Vin, sau khi người dân tố cáo sự việc lên huyện, chính quyền xã đã cho thu hồi số tiền trích phần trăm cho cán bộ nộp vào ngân sách xã. Số tiền còn lại thì xã đã chi trả cho người dân và chi xây dựng công trình trên địa bàn.
Video đang HOT
“Tổng số tiền đã trích % lại cho các cán bộ đứng tên hơn 56 triệu đồng. Còn lại, xã chi trả lại tiền cho một số hộ dân đã mua đất trước đó nhưng chưa được giao đất, tính cả tiền gốc và tiền lãi. Số tiền dư lại gần 400 triệu đã đưa vào ngân sách của xã để chi các khoản giao thông nội đồng, hội quán thôn, tu sửa khuôn viên trạm y tế xã”- ông Vin thông tin.
Biết sai nhưng phải làm!?
Ông Vin thừa nhận, việc làm trên của chính quyền xã là sai, nhưng xã… không còn cách nào khác, và đây cũng là việc “sửa sai” cho lãnh đạo địa phương trước đó (!?). Theo ông Vin, vì số nợ từ các đời chủ tịch xã trước đây để lại, xã không biết thanh toán bằng nguồn nào nên chỉ còn cách lập hồ sơ như vậy mới có tiền hoàn trả cho người dân.
“Việc lập hồ sơ khống như vậy là sai. Nhưng vì theo quy định, các hộ dân phải có hộ khẩu trên địa bàn xã mới được đứng tên trong danh sách nhận tiền bồi thường. Do các hộ dân mua đất trước đây là người địa phương khác nên không đủ điều kiện vì vậy các cán bộ xã phải đứng tên thay” – ông Vin nói.
Đáng chú ý, theo ông Vin, việc chính quyền xã lập danh sách khống cho cán bộ xã đứng tên rút tiền của nhà nước để trả nợ đã được những người đứng đầu Hội đồng bồi thường huyện đồng ý.
Trước thông tin nói trên, sáng ngày 5/5, PV Dân trí đã nối máy với ông Nguyễn Văn Bổng – Chủ tịch UBND huyện để xác tín thông tin. Tuy nhiên, người đứng đầu chính quyền huyện Kỳ Anh chưa trả lời về vấn đề này.
Văn Dũng – Tiến Hiệp
Theo Dantri
Lại thêm 16 con nhím "đi nhầm" vào nhà cán bộ xã
Ở huyện Quế Sơn (Quảng Nam), ngoài vụ gà "đi lạc" vào nhà cán bộ xã Quế An còn có vụ nhím "đi nhầm" vào nhà cán bộ xã Quế Long.
Thông tin về những bất cập của chương trình xây dựng Nông thôn mới ở Quảng Nam được ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Chánh văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam - đưa ra tại lễ tổng kết 4 năm (2011-2014) thực hiện "Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới" tổ chức ngày 31/3 vừa qua.
Theo đó, trong 4 năm thực hiện chương trình, ngân sách nhà nước các cấp và huy động các nguồn lực gần 13 ngàn tỉ đồng; trong đó ngân sách trực tiếp từ chương trình trên 640 tỷ đồng, nguồn vốn huy động, lồng ghép trên 12 ngàn tỷ đồng.
Làm đường bê tông nông thôn ở xã Điện Thắng Bắc (Điện Bàn)
Trong năm 2014, đã có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới ở Quảng Nam lên trên 160 xã. Số hộ nghèo toàn tỉnh từ 24,18% năm 2010 giảm còn 12,10 % năm 2014 (giảm 2,81% so với năm 2013)...
Theo ông Lê Muộn, nhìn chung có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; sự quản lý, điều hành của chính quyền và sự vào cuộc của hệ thống chính trị và toàn xã hội từ tỉnh đến xã, thôn. Bước đầu, người dân đã nhận thức và thể hiện được vai trò chủ thể trong thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn luôn được chú trọng; nhờ vậy, đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức và sự hưởng ứng tích cực trong cán bộ, đảng viên, nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, chương trình "Nông thôn mới" cũng còn bộc lộ nhiều khuyết điểm đã được lãnh đạo tỉnh Quảng Nam chỉ ra như nông nghiệp, nông thôn của tỉnh có xuất phát điểm thấp; đất đai manh mún, địa hình phức tạp và bình quân diện tích đất nông nghiệp thấp; bão lũ, hạn hán, nhiễm mặn, thường xuyên xảy ra.
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh phát triển khá nhưng vẫn còn phải dựa vào cân đối từ ngân sách TW. Trong khi đó, tỉnh vừa phải cân đối cho các nhu cầu đầu tư trọng điểm để tạo động lực cho bức phá trong phát triển; vừa phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và dân sinh trên địa bàn nông thôn rộng lớn. Vì thế, những năm qua tỉnh đã có nhiều cố gắng tăng đầu tư và tập trung nhiều nguồn lực, nhưng so với nhu cầu phát triển, xây dựng nông thôn mới thì mức độ đáp ứng còn rất thấp.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, một số vụ việc tham nhũng nguồn con giống, vật nuôi nằm trong chương trình bị cán bộ xã "ăn" của dân được phanh phui khiến dư luận trong tỉnh Quảng Nam "nổi sóng".
"Gà đi lạc" vào nhà cán bộ xã Quế An khiến người dân bức xúc
Đó là việc cán bộ xã Quế An (Quế Sơn) "ăn" hết toàn bộ đàn gà giống đáng lẽ được cấp cho dân. Cuối năm 2014, hơn 1.200 con gà giống nằm trong "Chương trình mục tiêu quốc gia xây đựng nông thôn mới" đáng lẽ người dân được cấp nhưng hầu hết cán bộ của xã lại chở về nhà khiến cho người dân bức xúc.
Hay như ở xã Quế Long (huyện Quế Sơn) có vụ việc 16 con nhím trị giá trên 150 triệu đồng cũng nằm trong "Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới" đáng lẽ người dân nghèo được thụ hưởng nhưng lại được cán bộ xã này nhận nuôi.
Liên quan đến vụ việc "gà đi lạc" vào nhà cán bộ xã Quế An (huyện Quế Sơn), tỉnh Quảng Nam đã có báo cáo gởi Thủ tướng Chính phủ, cán bộ xã Quế An cũng đã bị kiểm điểm; tuy nhiên, ngày 6/4 đến hình thức kỷ luật cuối cùng đối với các cán bộ xã "ăn" gà của dân mới được lãnh đạo huyện Quế Sơn quyết định.
Đối với vụ việc "nhím" đi nhầm vào nhà cán bộ xã Quế Long, theo báo cáo của Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam, có 3 cán bộ xã nhận nuôi gồm ông Trần Hữu Sáu (Phó Bí thư Đảng ủy xã) và ông Đỗ Văn Kiên (Chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp) mỗi người nhận 5 con; ông Đỗ Đình Hùng (Phó Chủ tịch UBND xã) nhận 6 con.
Về vụ việc này, huyện Quế Sơn đã thành lập đoàn thành tra, kiểm tra vụ việc và sẽ báo cáo vào ngày 10/4 đến. Sau khi có báo cáo đầy đủ, huyện Quế Sơn sẽ có hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Công Bính
Theo dantri
Vụ công an xịt hơi cay vào mắt dân: "Xin lỗi trước dân thì... kẹt lắm!" Liên quan đến vụ Công an xã Thới Bình bị tố xịt hơi cay vào mắt người dân, ngày 25/3, gia đình nạn nhân cho biết, lãnh đạo xã Thới Bình vừa cùng Công an huyện đến gặp gia đình mong bỏ qua vụ việc. Theo thông tin ông Nguyễn Đông Xuân (nạn nhân bị xịt hơi cay) cung cấp, trong buổi nói...