Xã không chứng nhận giấy khai sinh vì dân chưa đóng tiền làm đường
Một chủ tịch xã ở tỉnh Bình Định vừa bị yêu cầu kiểm điểm vì UBND xã này đã buộc người dân đóng tiền làm đường mới chứng nhận giấy khai sinh.
Chiều 11.12, ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ (Bình Định) xác nhận đã chỉ đạo cơ quan chức năng tiến hành kiểm điểm ông Nguyễn Hữu Kiên – Chủ tịch UBND xã Mỹ Phong (huyện Phù Mỹ) vì có liên quan đến việc ông Đào Văn Kỳ (thôn Gia Hội, xã Mỹ Phong) khiếu nại UBND xã Mỹ Phong “lật kèo”.
Theo phản ánh của ông Kỳ, trước khi làm đường bê tông nông thôn, UBND xã Mỹ Phong động viên ông hiến đất, chặt một số cây ăn quả, bụi tre… để làm đường và hứa sẽ không thu tiền đóng góp làm đường. Tuy nhiên, khi ông Kỳ đi làm giấy khai sinh cho cháu thì UBND xã Mỹ Phong yêu cầu ông nộp đủ 1 triệu đồng tiền đóng góp làm đường, mới chứng giấy khai sinh.
“Chúng tôi tiến hành xác minh và kết luận sự việc người dân phản ánh là có thật. Đây là việc làm không đúng quy định, tôi đã chỉ đạo cần chấm dứt ngay hành vi này và tổ chức kiểm điểm Chủ tịch xã”, ông Dũng cho hay.
Ảnh minh họa.
Trước đó, tại buổi tiếp dân ngày 24.11 của UBND huyện Phù Mỹ, ông Đào Văn Kỳ (trú đội 1, thôn Gia Hội, xã Mỹ Phong) khiếu nại về việc UBND xã Mỹ Phong yêu cầu ông nộp đủ tiền đóng góp làm đường, mới chứng giấy khai sinh cho cháu. Sau cuộc họp, ông Dũng yêu cầu cơ quan chức năng tham mưu văn bản kiểm điểm ông Nguyễn Hữu Kiên – Chủ tịch UBND xã Mỹ Phong vì đã thực hiện hành vi chỉ đạo các bộ phận chuyên môn của xã, buộc các hộ dân nộp tiền làm đường mới giải quyết thủ tục hành chính là sai quy định của pháp luật.
Theo ông Phan Văn Thanh – Chánh Thanh tra huyện Phù Mỹ, việc UBND xã Mỹ Phong từ chối chứng nhận giấy tờ cho người dân khi họ chưa nộp tiền làm đường bê tông nông thôn là không đúng với các quy định của pháp luật.
Video đang HOT
“Việc người dân chưa nộp tiền và việc họ có nhu cầu làm các thủ tục giấy tờ là 2 phạm trù khác nhau”, ông Thanh khẳng định.
Theo Danviet
Quốc lộ hư hỏng, dân bức xúc vì phí BOT quá cao
Các vấn đề như quốc lộ hư hỏng nhưng phí BOT quá cao, doanh nghiệp khai thác cát "lậu" ban đêm... được nhiều đại biểu chất vấn gay gắt, làm nóng hội trường kỳ họp HĐND tỉnh Bình Định.
Nhiều đại biểu phản ứng việc quốc lộ 1 hư hỏng nhưng phí qua trạm BOT quá cao. Ảnh: D.T
Cát "lậu" tung hoành ban đêm
Ngày 8.12, kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh Bình Định bước vào ngày làm việc thứ 3, với chương trình chất vấn và trả lời chất vấn của các Giám đốc Sở.
Tại phiên chất vấn ông Đặng Trung Thành - Giám đốc Sở TN&MT Bình Định, đại biểu Nguyễn Thanh Trà (huyện Tây Sơn), đặt câu hỏi: "Nhiều tỉnh đã tiến hành cho đấu giá các mỏ cát, nhằm tăng nguồn thu ngân sách và ngăn chặn tình trạng "đặt hàng, gửi hàng, chạy chọt" của các doanh nghiệp khai thác cát, vậy Bình Định đã tiến hành đấu giá các mỏ cát trước khi cấp giấy phép hay chưa? Trong khi đó, nhiều cử tri phản ánh, các doanh nghiệp khai thác cát ban ngày trong mốc giới cho phép, nhưng ban đêm lại khai thác ra bên ngoài mốc, dẫn đến sạt lở hai bên bờ sông".
Quang cảnh kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh Bình Định. Ảnh: D.T
Ông Đặng Trung Thành thừa nhận, thực tế có trường hợp doanh nghiệp khai thác cát vượt thiết kế cho phép. Tuy nhiên, hiện tại, vẫn chưa có quy định về thời gian khai thác cát vào ban ngày hay ban đêm.
"Để ngăn chặn việc khai thác cát, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo, trong đó quy định nhiệm vụ của các đơn vị, địa phương thực hiện giám sát việc khai thác cát của các doanh nghiệp trái phép. Còn về việc các doanh nghiệp xuất, bán cát ra ngoài, UBND tỉnh đã ra quy định cấm không cho các doanh nghiệp bán cát ra ngoài...", ông Thành nói.
Ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tọa HĐND tỉnh Bình Định yêu cầu ông Thành cần trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, có hay không việc các doanh nghiệp lén lút khai thác cát trái phép vào ban đêm? Và Sở TN&MT có đấu giá các mỏ trước khi cấp phép không? Ông Thành nói: "Đã có thông báo đấu giá công khai".
Khi Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng hỏi tiếp: "Đã đấu được bao nhiêu mỏ?", ông Thành đáp: "Báo cáo, chưa đấu giá được mỏ nào".
Sau nhiều lần hỏi của đại biểu, lãnh đạo Sở TN&MT Bình Định tỏ ra lúng túng, trả lời quanh co, khiến cả hội trường bật cười.
Quốc lộ 1 xuống cấp gây khó khăn cho người đi đường.
Quốc lộ "tan nát", dân bức xúc vì phí BOT quá cao
Nhiều đại biểu cho rằng, các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh Bình Định như Quốc lộ 1, Quốc lộ 19 vừa đầu tư xây dựng nhưng đã xuống cấp, hư hỏng nặng nề, dễ gây tai nạn giao thông. Nhưng nhà đầu tư thu phí tại các trạm BOT quá cao, điều này khiến người dân bức xúc.
Ông Nguyễn Tự Công Hoàng - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Định. Ảnh: D.T
Tại phiên trả lời chất vấn, ông Nguyễn Tự Công Hoàng - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Định cho biết: "Trong quá trình sử dụng, các tuyến đường Quốc lộ 1, Quốc lộ 19 đã xuất hiện hư hỏng, chất lượng đường xuống cấp rất nhanh, trong đó nhiều nhất là Quốc lộ 1. Nhưng việc khắc phục của các đơn vị thuộc Bộ GTVT chưa kịp thời và hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, thời tiết bất lợi cũng ảnh hưởng đến tiến độ sửa chữa".
Theo ông Hoàng, việc quốc lộ phát sinh hư hỏng, xuống cấp trong khi giá thu phí tại 3 trạm BOT quá cao nên cử tri đã nhiều lần phản ánh tại các cuộc họp. Vì vậy, Sở GTVT đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh Bình Định kiến nghị Bộ GTVT xem xét, đề xuất giảm giá vé cho các địa phương lân cận trên địa bàn tỉnh.
"Hiện Bộ GTVT đã đồng ý giảm mức thu phí qua trạm BOT Nam Bình Định (thị xã An Nhơn) nhưng chưa có ý kiến về trạm thu phí BOT Bắc Bình Định (huyện Hoài Nhơn) và trạm thu phí trên QL19 (huyện Tây Sơn). Sau khi có ý kiến của Bộ GTVT, chúng tôi sẽ chốt vấn đề này", ông Hoàng cho hay.
Theo Danviet
Xẻ thịt cá sấu bên đường để bán Một người đàn ông đã mang 2 con cá sấu còn sống và một con đã xẻ thịt đem bày bán bên đường khiến nhiều người dân hiếu kỳ đứng xem. Ngày 7/12, Chủ tịch xã Điện Minh (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) - ông Trần Bường cho biết, ngày 6/12, có một người không rõ lai lịch mang 2 con cá...