Xã Ka Đô (Lâm Đồng): NTM kiểu mẫu về nông nghiệp công nghệ cao
Tuy đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) từ năm 2015 nhưng người dân xã Ka Đô (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) vẫn nỗ lực để trở thành xã NTM nâng cao và kiểu mẫu về nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thông minh.
Những con đường hoa
Đến xã Ka Đô vào những ngày đầu tháng 6, dọc trên những con đường bê tông, hai bên đường được trồng đầy hoa, có thể nhận thấy được sự thay đổi của địa phương kể từ ngày bắt tay vào xây dựng NTM.
Ông Nguyễn Văn Hợp – Chủ tịch UBND xã Ka Đô cho biết: “Địa phương đã được công nhận đạt chuẩn NTM từ năm 2015, sau 4 năm phấn đấu đến nay xã đã đạt 17/19 tiêu chí. Tuy nhiên, xã tiếp tục huy động mọi nguồn lực để hoàn thành các chỉ tiêu đề ra và mục tiêu đạt xã NTM kiểu mẫu trong năm 2020. Đặc biệt, tập trung thay đổi rõ nét cảnh quan môi trường và vệ sinh công cộng trên địa bàn”.
Ka Đô hướng tới mục tiêu phấn đấu đạt xã NTM kiểu mẫu trong năm 2020. Ảnh: V.L
Video đang HOT
Chính vì vậy, việc chỉnh trang, xây dựng các tuyến đường hoa ở các thôn cũng được quan tâm. “Để xây dựng mô hình trồng hoa, hàng rào ngay ngắn trong thôn, chúng tôi đã tuyên truyền và giúp đỡ người dân trong thôn thực hiện. Hội Cựu chiến binh cũng thường xuyên đến các gia đình vận động trồng hoa dọc hai bên con đường lớn nhằm tạo môi trường xanh – sạch – đẹp để hướng tới xây dựng xã NTM kiểu mẫu”- ông Ka Long Ba – Bí thư chi bộ thôn Ta Ly 2 phấn khởi nói.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã Ka Đô tiếp tục xây dựng tổ hợp tác (phấn đấu có 2 HTX hoạt động hiệu quả), duy trì xã đạt chuẩn quốc gia về y tế và bảo hiểm y tế (tổng thể BHYT đạt 87% năm 2019), cảnh quan môi trường (khuôn viên nhà cửa, đường hoa nhân rộng ở 5 thôn).
NTM kiểu mẫu về nông nghiệp công nghệ cao
Dựa vào mục tiêu lớn đó, UBND xã Ka Đô xây dựng tiêu chí phấn đấu để trở thành xã NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh. Kế hoạch này được thực hiện theo 5 nhóm nội dung gồm: Quy mô sản xuất, kết cấu hạ tầng, tổ chức sản xuất và liên kết tiệu thụ sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao, hiệu quả và bền vững.
Với đặc thù dân số chủ yếu là người dân tộc thiểu số vì vậy Ka Đô xác định mục tiêu thu nhập là quan trọng nhất cần phải cải thiện và đảm bảo. Chính quyền địa phương phấn đấu đến cuối năm 2019 thu nhập bình quân/người/năm đạt 70 triệu đồng.
Tính đến cuối năm 2018, xã Ka Đô đã thi công và hoàn thành 4km đường giao thông (bê tông xi măng) với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng. Ngoài ra, người dân trong xã đã đóng góp trên 300 triệu đồng đổ đá cấp phối đường nội đồng.
Hiện nay, diện tích gieo trồng của toàn xã đạt 2.825ha với năng suất 340 tạ/ha, sản lượng trên 960.000 tấn. Ngoài ra, người dân đã ký hợp đồng trồng khoai tây với công ty Pepsico với diện tích trên 120ha. Đến nay, người dân đang thu hoạch ước năng suất bình quân đạt 2,5 tấn/ha.
Ông Hợp cho biết: “Đặc biệt, người dân ở các thôn hưởng ứng rất nhiệt tình, xây dựng các mô hình để bảo vệ môi trường, xóa bỏ hủ tục, phát huy giá trị truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, tích cực lao động sản xuất theo hướng mới để tăng thu nhập, phấn đấu để xã sớm trở thành xã NTM kiểu mẫu theo kế hoạch đề ra”.
Được biết, đến hết quý I/2019, toàn tỉnh có 90/116 xã đạt chuẩn NTM, huyện ơn Dương là một trong 4 huyện trong toàn quốc được Trung ương chọn chỉ đạo thực hiện ề án mô hình thí điểm huyện NTM kiểu mẫu của toàn quốc.
Theo Danviet
Trả bệnh nhẹ cho viện tuyến huyện, xã
Tại hội nghị triển khai công tác ngành y tế năm 2019 vừa diễn ra, Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định, nhiều BV tuyến trên đang loay hoay xử lý việc quá tải nên không tập trung được vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thay đổi thái độ phục vụ làm hài lòng người bệnh.
Nguyên nhân là do các BV tuyến T.Ư, tuyến tỉnh đang "dàn hàng ngang" với các BV huyện, xã để khám chữa các bệnh nhẹ. Đáng nhẽ, các BV trung ương, tỉnh cần từ chối các bệnh nhẹ, đưa bệnh nhân về khám bệnh đúng tuyến, tập trung nghiên cứu, cứu chữa các bệnh nhân nặng, nâng cao chất lượng dịch vụ. "Mải chữa bệnh nhẹ, bệnh nào cũng nhận khám chữ dẫn đến quá tải BV, làm sao còn đủ sức, đủ lực để chữa bệnh nặng, cung ứng dịch vụ cao? Như vậy là "tham bát bỏ mâm". Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc nhiều người Việt phải bỏ ra nước ngoài điều trị" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cho trẻ uống vaccine phòng bại liệt tại trạm y tế xã Đạ Ròn (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) - 1 trong 26 mô hình trạm y tế điểm. Ảnh: D.L
Do đó, Bộ trưởng Tiến nhấn mạnh, ngành y tế cần đẩy mạnh phân cấp khám chữa bệnh cho chuẩn, cơ sở y tế ở xã huyện khám bệnh nhẹ, BV tỉnh, trung ương phải tập trung nghiên cứu, thực hiện các kỹ thuật cao.
Theo Bộ trưởng Y tế, kinh nghiệm các nước và thực tiễn cho thấy, có khoảng 80-90% người dân bị bệnh nhẹ đều có thể được khám và điều trị tại tuyến y tế cơ sở. Đây là tuyến chăm sóc hiệu quả cho người mắc các bệnh mạn tính, những bệnh nhẹ, tránh tốn kém tiền bạc, tránh bị bệnh nặng mới đi chữa bệnh.
Hiện nay, do thiếu trang thiết bị, thiếu nhân lực, thiếu cơ chế tài chính, các trạm y tế xã mới chỉ thực hiện được 50-70% các dịch vụ kỹ thuật, khoảng 40% danh mục thuốc theo phân tuyến. Do đó, theo Bộ trưởng, thời gian tới, ngành y tế tiếp tục củng cố y tế công cộng với nhiều giải pháp để "giữ chân" bệnh nhân tại các tuyến xã, huyện như: Nâng cao năng lực cho bác sĩ tuyến dưới; giải quyết cơ chế tài chính, tăng cường danh mục thuốc để bệnh nhân khám bảo hiểm y tế được hưởng lợi nhiều hơn. Đặc biệt, Bộ Y tế sẽ có đề án để luân chuyển cán bộ tuyến T.Ư, tuyến tỉnh về trạm y tế xã.
Hiện nay, ngành y tế cũng đang xây dựng mô hình trạm y tế điểm nhằm tăng cường cả chất và lượng cho y tế cơ sở, trước mắt đang xây dựng thí điểm 26 mô hình trạm y tế tại 14 huyện thuộc 8 tỉnh, thành phố. Các trạm y tế này sẽ được đầu tư máy móc, có bác sĩ tuyến trên về tăng cường để thu hút bệnh nhân đến khám bệnh.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, không đầu tư dàn trải mà chỉ tập trung vào các trạm y tế nằm xa trung tâm, xa các BV tuyến trên, đưa BV về gần dân, giúp dân vùng sâu vùng xa được hưởng các dịch vụ y tế chất lượng cao mà không phải dồn hết lên tuyến trên, gây quá tải cho BV.
Theo Danviet
"Ngậm đắng nuốt cay" vì trồng phải cà chua rita giả, nhiều sâu bệnh Nhiều gia đình, doanh nghiệp chuyên canh cây cà chua tại huyện Đơn Dương và Đức Trọng (Lâm Đồng) đang "ngậm phải trái đắng", thiệt hại kinh tế hàng tỉ đồng vì mua và trồng trúng giống cà chua rita giả, không rõ nguồn gốc, cho chất lượng thấp lại nhiều sâu bệnh. Theo đó, huyện Đơn Dương vốn được xem là "thủ...