Xã hội hóa phim truyền hình Việt có thật sự là sai hướng?
Muốn giới thiệu bản sắc của đất nước mình, muốn toàn cầu nền văn hóa của dân tộc mình, không gì nhanh và dễ bằng phim ảnh.
Xã hội hóa là việc làm thiết yếu
Từ sau khi gia nhập WTO, Điện ảnh Việt Nam đứng trước nhiều thách thức. Làn sóng phim nước ngoài ồ ạt đổ về. Với hệ thống chiếu bóng, phim Việt đã yếu lại còn mất tích ngay trên chính sân nhà. Các kênh truyền hình mọc ra như nấm, với các giải pháp mới và tân tiến hứa hẹn phục vụ nhu cầu tăng lên từng ngày của khán giả. Nhưng với số lượng các phim truyền hình Việt Nam vốn đã ít ỏi, giờ lại càng chiếm tỉ lệ vô cùng nhỏ trong mạng lưới truyền hình ngày càng được mở rộng với 67 đài, 200 kênh truyền hình. Đấu lại với thế giới trên sân nhà bằng phim nhựa gần như là không thể, sân chơi phim truyền hình vốn là lợi thế giờ cũng yếu hơn hẳn về số lượng so với phim Hàn Quốc, phim Trung Quốc, phim Mỹ… chính vì lẽ đó, việc xã hội hóa phim truyền hình ra đời là việc làm cần thiết.
Theo qui định mới trong Luật Điện ảnh sửa đổi và ban hành vào tháng 7/2010, tỷ lệ thời lượng phát sóng phim truyện Việt Nam của mỗi đài truyền hình phải đạt ít nhất 30% so với tổng số thời lượng phát sóng phim, thời gian chiếu phim vào “giờ vàng” từ 20 – 22h trong ngày. Với số lượng các đơn vị sản xuất ít ỏi (VFC ở miền Bắc, TFS ở miền Nam) chắc chắn sẽ không đảm bảo nhu cầu của các kênh truyền hình ngày một tăng lên. Bởi vậy rất nhiều các hãng phim tư nhân, các công ty truyền thông đã tích cực tham gia vào công tác sản xuất phim để đáp ứng nhu cầu này. Chưa bao giờ thị trường phim ảnh Việt Nam lại trở nên sôi động như thế. Số lượng phim truyền hình Việt tăng lên đáng kể về mặt số lượng cũng như chất lượng với nhiều đề tài phong phú hơn.
Quyền lợi thuộc về số đông
Chủ trương xã hội hóa phim Việt trước hết đã tạo ra quyền lợi cho chính khán giả Việt. Thay vì phải xem và hiểu văn hóa của các nước khác, khán giả Việt có dịp trải nghiệm cuộc sống xung quanh từ những bộ phim của các nghệ sĩ Việt. Rất nhiều vấn đề của đời sống xã hội đã được lên phim, tạo ra những dấu ấn và bước đầu cũng đã có rất nhiều thành công với những cái tên như: Chạy Án, Ma làng, Luật đời, Bí thư tỉnh ủy (VFC), Vó ngựa trời nam (TFS), Lập trình trái tim (FPT Media), Bỗng dưng muốn khóc (BHD), Vệt nắng cuối trời (Lasta) …. Tuy còn nhiều hạn chế và khó khăn nhưng từ những thành công ban đầu này, khán giả cũng đã thấy được sự nỗ lực, công sức của các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam. Một loạt các giải thưởng dành riêng cho phim truyền hình ra đời như để cổ vũ thêm tính sáng tạo của các nghệ sĩ.
Cảnh trong phim Chạy án
Video đang HOT
Cảnh trong phiom Bỗng dưng muốn khóc
Phim Lập trình cho trái tim
Cảnh trong phim Tháng củ mật
Có thể nói đây là một hướng đi đúng. Chúng ta chưa thể xuất khẩu phim như các nước khác trong khu vực nhưng trên sân nhà, cán cân dường như đã thay đổi. Những bộ phim truyền hình Việt ít nhiều đã theo kịp những chuyển động liên tục của xã hội. Phim Việt đã đề cập tới gần như hầu hết các đề tài trong cuộc sống, từ nông thôn đến thành phố. Khán giả Việt Nam dần có thói quen mong chờ theo dõi, bàn luận về những bộ phim Việt, thay vì trước đây họ phải khó khăn để nhớ những tên nhân vật Hàn Quốc, Đài Loan…
Phim Hoàng tử ếch
Phim Ngôi nhà hạnh phúc
Nhìn ra thế giới, ngay gần nước ta, những người anh em Châu Á như Hongkong, Đài Loan, Hàn Quốc vốn từ lâu đã rất nổi tiếng với các bộ phim truyền hình. Thập niên 80, 90 cả Châu Á chìm trong sự phổ biến của phim bộ Hongkong, Đài Loan. Nửa cuối thập niên 90 và trong những năm đầu thế kỉ, cán cân nghiêng sang phía đất nước kim chi Hàn Quốc với một loạt những cái tên như: Cảm xúc, Ước mơ vươn tới ngôi sao, Anh em nhà bác sĩ … Những gương mặt Hàn, phong cách Hàn được coi như chuẩn mực của cái đẹp.
Nhớ lại chỉ hơn chục năm về trước, điện Ảnh Hàn Quốc gần như không có nhiều thành tựu. Phim truyền hình Hàn Quốc ban đầu ra đời chỉ đề dành bán xà phòng và dầu gội đầu, nhưng sau đó đã quảng bá thành công cả một nền văn hóa vốn không quá tiêu biểu. Từ những bộ phim truyền hình sản xuất ồ ạt, bán ra rẻ như cho, giờ đây cả thế giới đã phải biết tới công nghệ showbiz Hàn qua làn sóng Hallyu. Huy động sức mạnh của cả xã hội với chính sách quốc gia, văn hóa Hàn Quốc gần như đã chiếm lĩnh hầu hết khu vực Châu Á. Vậy tại sao, đây không phải là bài học mà Việt Nam nên học hỏi? Chính vì thế, việc xã hội hóa là một hướng đi mới mà không mới. Đây là cách đi chung của thế giới, và Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó.
Với việc tỉ lệ phim Việt chiếm ít nhất 30% trên các kênh truyền hình thì các công ty sản xuất phim tư nhân ra đời là điều tất nhiên. Trước đây khi các đơn vị làm phim chủ yếu tập trung trong khối nhà nước, số lượng phim làm ra ít, các nghệ sĩ thường gặp rất nhiều vất vả trong việc mưu sinh. Nghề làm phim trước đây không phải là một lựa chọn nghề nghiệp an toàn. Sinh viên trường Điện ảnh ra trường thường rất khó khăn kiếm việc làm. Nhưng giờ đây, với sự ra đời của hơn 600 đơn vị làm phim, các nghệ sĩ điện ảnh, truyền hình đã có thể sống được bằng nghề, đã có thể trau dồi, rèn luyện tay nghề thường xuyên hơn. Thêm người làm, tăng số lượng phim, mảnh đất cho các nghệ sĩ rộng ra, nhưng cùng với đó là sự cạnh tranh. Cạnh tranh giữa các đơn vị sản xuất về chất lượng, cạnh tranh với thị hiếu đám đông khi khán giả Việt ngày càng sành sỏi, thông minh. Rõ ràng, phim Việt đang tràn trề cơ hội thăng tiến. Cạnh tranh luôn luôn thúc đẩy sự tiến bộ.
Báo chí – Người bạn đồng hành
Nhìn sang các nước khác một chút, những bộ phim trong thời gian đầu của Hàn Quốc hay Trung Quốc, Đài Loan cũng không hẳn đã xuất sắc. Nhưng như một chủ trương, giới truyền thông, báo chí Hàn Quốc luôn ủng hộ, cổ súy cho dòng phim nội. Điều này có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển ở những bước đi ban đầu. Còn ở Việt Nam thì sao? Những ý kiến “bội thực phim Việt”, hay “lấy số lượng bù chất lượng” có trên khắp các mặt báo. Tất nhiên, không thể nói từ khi công cuộc xã hội hóa diễn ra, chất lượng phim Việt chỉ hoàn toàn tăng lên. Số lượng phim đã tăng lên rất nhiều, nhưng về chất lượng thì vẫn còn nhiều điểm trừ. Tuy nhiên, nhìn chung nhiều món ăn tinh thần phong phú đa dạng đã được khán giả đón nhận. Lấy tiêu chí phục vụ khán giả, ý kiến phê bình là cần thiết để nâng cao chất lượng, nhưng điều đó không có nghĩa công sức của các nghệ sĩ chỉ đáng bị chê trách trên khắp các mặt báo như hiện nay.
Báo chí từ lâu luôn là người bạn đồng hành không thể thiếu với văn học nghệ thuật. Ở các nền điện ảnh trên giới, vai trò của các nhà báo luôn rất quan trọng. Tại các liên hoan phim lớn, giải do Hiệp hội các nhà báo trao tặng luôn là những giải thưởng danh giá. Nhưng có điều, khi các nhà báo thế giới muốn viết về phim, họ đều rất hiểu phim cũng như nắm rất rõ từng quy trình làm phim. Trong giáo trình dạy phân tích và phê bình Điện Ảnh tại các trường Đại học lớn ở Mỹ, các sinh viên luôn được dạy cách phân tích tại sao bộ phim lại được làm ra như vậy, chứ không phải là bộ phim này nói về điều gì và như thế có hay hoặc dở hay không ? Với người Mỹ, “phim xong là xong, không còn gì đề nói”, bạn có nói hay can thiệp bộ phim cũng không thay đổi được. Các ý kiến báo chí hoặc chỉ mang tính giới thiệu hoặc chỉ phân tích cách làm của các nhà làm phim và đưa ra những ý kiến mang tính khách quan mà thôi.
Trong hoạt động báo chí thì ” chống để xây” là một trong những nguyên tắc vô cùng quan trọng. Ngoài ra, báo chí cũng là một kênh ghi nhận phản ứng của dư luận đến với những nhà làm phim và cũng là kênh PR quan trọng cho phim Việt đến được với đông đảo công chúng. Vì vậy, nếu báo chí trở thành người bạn đồng hành của các nhà làm phim thì sẽ lợi rất nhiều cho công cuộc phát triển của nền điện ảnh và truyền hình nước nhà.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Phim giờ vàng: Chất lượng "đồng thau"
Tiếp sau những bộ phim được đánh giá cao về chất lượng, nội dung tư tưởng và tâm huyết của ê kíp đoàn làm phim thì giờ vàng phim truyện Việt trên VTV3 liên tiếp xuất hiện những bộ phim mà dường như chất lượng chẳng hề tương xứng chút nào.
Càng đi càng đuối
Sự ra đời của khung giờ vàng trên kênh VTV3 của Đài truyền Hình Việt Nam trong một thời gian đã "kéo" được một bộ phận người xem về với phim nội vốn đã chịu cảnh đìu hiu. Với những Ma làng", "Gió làng Kình", "Luật đời"... dù là những "món ăn" vẫn còn sượng sạo hay vương sạn thì ít ra giờ vàng phim truyện Việt cũng đã làm được một điều gì đó để bạn đọc chịu ngồi trước màn hình ti vi, chăm chú theo dõi và hồi hộp chờ đợi các tập tiếp theo.
Sau đó nữa là không khí phê bình và phản biện cũng rộ lên từ các trang báo chính thống đến các diễn đàn của người xem. Đó là những "tín hiệu" đáng mừng cho dòng phim truyện Việt Nam tưởng như đã bị "đá" ra khỏi vùng sân mà mình là chủ nhà. Tuy nhiên, cơn gió mới mà những bộ phim đó dường như chỉ như một chút lạnh của "gió nàng Bân" chỉ kịp để lại một chút dư vị trong lòng người xem.
Tiếp sau những bộ phim được đánh giá cao về chất lượng, nội dung tư tưởng và tâm huyết của ê kíp đoàn làm phim thì giờ vàng phim truyện Việt trên VTV3 liên tiếp xuất hiện những bộ phim mà dường như chất lượng chẳng hề tương xứng chút nào. Nếu không muốn dùng từ: Quá tệ.
Khởi đầu cho những cơn gió độc ấy phải kể đến sêri phim "Những người độc thân vui vẻ". Một bộ phim được mua bản quyền từ một nước láng giềng, quy tụ một dàn sao đình đám của điện ảnh phía Bắc, đầu tư mạnh tay, quảng cáo rầm rộ và người xem hào hứng chờ đợi một phát nổ thành công. Tuy nhiên, chỉ sau mấy tập đầu lạ lẫm là gây được sự chú ý của độc giả, càng về sau "Những người độc thân vui vẻ" dường như phải chuyển thành "Những người độc thân đuối dần".
Sau "Những người độc thân vui vẻ", "mâm tiệc" của giờ vàng lại được dọn lên một món ăn mới cũng được tung hê là hứa hẹn thành công, tuy nhiên trái với mong đợi bộ phim "Có lẽ nào ta yêu nhau" cũng nhanh chóng bị độc giả loại ra khỏi vòng quan tâm, khi càng xem độc giả càng nhận thấy đang phải ăn một món ăn thừa thãi về gia vị với quá nhiều những chi tiết rờm rà.
Một bộ phim khác vừa xuất hiện trên giờ vàng phim truyện đã nhanh chóng chịu chung số phận với người anh em của mình đó là "Anh chàng vượt thời gian". Dường như nắm bắt được tâm lý của một bộ phận độc giả, đạo diễn phim đã cố gắng "lôi" về vài ba cái tên đang nổi trên những lĩnh vực chẳng liên quan gì đến đóng phim như ca sĩ Hứa Vĩ Văn hoặc anh chàng "nổi như cồn" trên mạng internet nhờ tài hát nhép Don Nguyễn. Tuy nhiên, sự hào nhoáng của các diễn viên vẫn không thể khỏa lấp được độ sạn của bộ phim này mà những diễn viên không chuyên kia cũng có một phần đóng góp.
Cảnh phim "Anh chàng vượt thời gian"
Vì sao nên nỗi?
Đánh giá một cách công bằng, những bộ phim xuất hiện trong giờ vàng dù không đạt được sự kỳ vọng như mong muốn, tuy nhiên nó cũng đã thổi vào đời sống phim Việt những luồng gió mới đầy sôi động. Có thể nhìn nhận đó như là một cuộc trở mình để bước qua một sự chuyển giao mà lằn ranh của thất bại và thành công cũng là một thử thách đối với người làm nghề. Dẫu vậy, cũng cần thấy rằng, nếu như hạn chế được một số yếu tố, phim giờ vàng đã không đến nỗi chịu cảnh "ra trận hào hùng, thu quân lặng lẽ" như vậy.
Đầu tiên, có lẽ phải đề cập tới yếu tố thương mại dường như đã được các nhà làm phim đặt lên hàng đầu, khiến cho việc chạy đua về thời gian, về kịch bản và cả sự chuyên nghiệp của ekip bị đẩy xuồng hàng thứ yếu. Nhiều hãng phim sau thành công của một bộ phim đã tận dụng tiếng vang của nó để "thừa thắng xông lên" để trình làng tiếp các bộ phim khác.
Một yếu tố khác phải kể tới đó là khâu đánh giá chất lượng của Đài truyền hình Việt Nam. Là đơn vị trực tiếp được giao nhiệm vụ hợp tác sản xuất, thẩm định chất lượng và cuối cùng là quyết định bộ phim đó có được lên sóng hay không.
Nhìn lại những diễn biến trong thời gian qua có thể thấy đài truyền hình Việt Nam chưa hoàn thành nhiệm vụ này, khi vẫn đề lọt cửa nhiều bộ phim mà một độc giả bình thường cũng có thể thẩm định được chất lượng. Dĩ nhiên, đơn vị này cũng có thể viện dẫn, một độc giả bình thường không thể đủ trình độ để đánh giá một tác phẩm điện ảnh có chất lượng hay không, nếu ở tình huống này có thể thấy những độc giả bình thường đó chiếm phần lờn số lượng người xem truyền hình hiện nay. Yếu tố công chúng phải được coi trọng để sản phẩm truyền hình phù hợp với số đông người xem.
Bên cạnh đó việc "lạm dụng" những người nổi tiếng để tham gia vào việc đóng phim dường như vẫn là một "giải pháp" mang tính chất trang trí. Một Hứa Vĩ Văn quá mờ nhạt, một Mỹ Tâm sinh ra không để đóng phim , một Thu Minh chỉ hay khi hát...tất cả đã làm cho tổng thể kết cấu của bộ phim trở nên đổ vỡ và ...nhàn nhạt.
Dường như sau khi bị giới chuyên môn và người hâm mộ đánh giá là "chưa tới" lần lượt từ đạo diễn phim cho đến diễn viên đều tìm các lý do để viện dẫn, gần đây nhât là diễn viên Kim Hiền khi nói về thất bại của "anh chàng vượt thời gian" mà chị tham gia, sau khi khẳng định kịch bản bộ phim là hay, Kim Hiền nói : "Cái mà chúng tôi đang thiếu chính là đoàn phim mất đi một đạo diễn, một người chỉ đạo nghệ thuật xuyên suốt cho cả bộ phim chứ không phải chúng tôi diễn dở hay kịch bản phim quá dở".
Đúng như nhận định của Kim Hiền, một con tàu nếu thiếu một đầu tàu sẽ không đi định hướng ban đầu. Vì thế, trong thời gian tới có thể người xem truyền hình lại phải "thưởng thức" và "tiêu hóa" những bộ phim đầy sạn.
Theo 2Sao
Hài hước xem Huỳnh Đông giả gái Tự cải trang thành nữ nhi, tung hoành quậy phá khiến bà con làng xóm nhiều phen tá hỏa vì sự tinh ranh quỷ quái, anh chàng "Vó ngựa trời Nam" ngày càng chứng tỏ khả năng diễn xuất đa dạng. Nếu như vai diễn oai phong lẫm liệt của ông tướng Huỳnh Văn Nghệ trong bộ phim Vó ngựa trời Nam của...