Xã “giữ hộ” dân 20 triệu tiền hỗ trợ: Khốn khổ vì trót… tin xã!
Để được nhận 30 triệu đồng tiền hỗ trợ của nhà nước, nhiều hộ dân nghèo ở xã Đức Lâm đã phải thế chấp đất đai, vay mượn tiền để xây nhà mới. Nhưng nhà xây xong đã lâu, nợ tháng nào cũng mất lãi mà xã vẫn không trả tiền!
Gần đất xa trời vẫn nợ
Suốt gần 4 năm qua, cụ Nguyễn Thị Hạnh, 81 tuổi, trú thôn 7, xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) là một trong những người sống cảnh cùng cực nhất ở xã Đức Lâm. Cái khổ của cụ Hạnh bắt nguồn từ căn nhà xây mà xã đã động viên cụ gắng sức xây sau trận lũ lịch sử 2010. Cơn lũ năm ấy nhà cụ Hạnh bị cuốn trôi sạch. Thương mẹ nhưng mấy đứa con gái của cụ cũng chẳng làm được gì. Khi xóm, xã lập danh sách hỗ trợ làm nhà, 100% hộ dân trong xóm đề nghị cho cụ được hưởng đầu tiên.
Cụ Nguyễn Thị Hạnh, 81 tuổi, sống cảnh nợ nần đầm đìa vì trót xây nhà mới
Mắt mờ, sống cảnh khó khăn, khi tận mắt thấy mình có tên trong danh sách 8 hộ dân được nhận 30 triệu đồng để làm nhà, cụ Hạnh mừng khôn xiết. Xã hứa, cụ xây nhà xong sẽ chi trả tiền ngay. Nghĩ có khoản tiền 30 triệu của nhà nước hỗ trợ, cụ Hạnh đã nhờ con gái vay mượn ngân hàng, hàng xóm dựng căn nhà cấp 4 hết gần 80 triệu đồng. Oái ăm thay, nhà xây xong, nợ chồng chất nhưng tháng này qua tháng khác chính quyền xã Đức Lâm không bàn giao số tiền 30 triệu đồng được hỗ trợ cho cụ. Cuộc sống vốn đã cơ cực nay lại càng khốn đốn hơn bởi khoản nợ xây nhà lên đến hàng chục triệu đồng.
Nợ nần chồng chất cụ Hạnh đã nhiều lần lên xã đòi quyền lợi chính đáng của mình. Năm lần bảy lượt gõ cửa chính quyền, cuối cùng cụ Hạnh cũng được xã cũng buộc phải chi trả tiền cho cụ. Nhưng thay vì chi cả 30 triệu đồng cho cụ trả nợ, xã chỉ trả cho cụ 10 triệu đồng. “Bị tui vặn chuyện sao giữ lại của tui 20 triệu đồng, cán bộ chi trả nói cứng, trước có hứa như thế, nhưng giờ xã đã thống nhất lại, chỉ trả cho mỗi hộ 10 triệu thôi. Nếu tôi không nhận họ dọa cắt” – cụ Hạnh thuật lại.
Không chỉ cụ Hạnh khốn đốn mà con gái cụ là chị Nguyễn Thị Hoa cũng liên lụy đủ đường. Ngày cụ Hạnh xây nhà chị Hoa đã cầm bìa đất vay ngân hàng cho mẹ 30 triệu đồng, rồi vay thêm 10 triệu đồng của bà con lối xóm. Chị Hoa hi vọng số nợ trên chị sẽ trả khi mẹ có nguồn hỗ trợ của nhà nước. Nhưng đã 4 năm rồi khoản nợ trên vẫn cứ treo lơ lửng trên đầu chị. Suốt 4 năm, không lương thưởng, chỉ bám trụ 2 sào ruộng, nhưng hàng tháng chị Hoa vẫn phải đều đặn trả gần 400.000 tiền lãi suất cho ngân hàng. “Nếu sắp tới xã không trả tiền cho mẹ chắc mẹ con chị sẽ ôm nhau mà chết thôi, khổ quá đi rồi các chú ạ” – chị Hoa đầm đìa nước mắt.
Chị Hoa khóc nức nở trước số tiền vay nợ cho mẹ xây nhà chưa trả được
Bà Phan Thị Ngụ ở thôn 7, xã Đức Lâm năm nay đã 75 tuổi cũng rơi vào cảnh khốn đốn khi bị xã chặn mất số tiền 20 triệu đồng. Bản thân bà bị nặng tai nên nghe câu được câu mất. Chồng bà suốt ngày đau ốm, bệnh tật, các con thì không có việc làm. Mọi sinh hoạt, nỗi lo miếng cơm manh áo một mình bà lo toan. Năm 2010, gia đình bà được nằm trong danh sách 8 hộ được hỗ trợ xây dựng nhà ở của Chính phủ. Thế nhưng đến mãi năm 2012 sau nhiều lần lên xã gia đình bà mới được trả 10 triệu đồng.
Video đang HOT
Bà Ngụ sụt sùi: “Lúc đó họ nói tôi cứ xây nhà đi, sau khi xây xong, xã sẽ xuống đưa tiền thanh toán. Lúc đầu tôi không dám làm vì không có tiền nhưng rồi các con, hàng xóm bảo có nhà nước hỗ trợ thì cố gắng xoay xở mà làm. Được bà con lối xóm cho mượn 30 triệu, tôi mượn thêm ngân hàng 10 triệu tính làm cái nhà tạm tạm cho các con sau này. Sau khi làm xong nhà mãi không thấy xã xuống giao tiền, tôi lên hỏi xã thì họ cứ lần lữa mãi. Tôi lại lên huyện, rồi xuống xã nhiều lần họ đưa cho tôi 10 triệu”.
Ăn chặn cả tiền của gia đình liệt sỹ
Đau đớn hơn, trong số những trường hợp bị chính quyền xã Đức Lâm chặn mất tiền hỗ trợ xây dựng nhà sau cơn lũ 2010 là các gia đình có công với cách mạng. Đơn cử như hộ gia đình bà Nguyễn Thị Xuân, vợ liệt sỹ Hồ Mạnh Đào, có chồng hy sinh, các con đều vất vả khó khăn nên bao năm rồi bà Xuân sống trong cảnh túng thiếu. Với bà có được căn nhà cấp 4 đủ để chui ra chui vào, có nơi thờ tự người chồng quá cố là một niềm mơ ước.
Anh Hồ Mạnh Dương nhiều lần đi đòi tiền cho mẹ không được
Sau trận lũ năm 2010, bà có tên trong danh sách 8 hộ trong xã được nhận số tiền hỗ trợ 30 triệu đồng của Chính phủ để xây nhà mới. Chưa có tiền ngay, nhưng lời hứa chắc như đinh đóng cột của chính quyền xã khiến bà Xuân tin tưởng nhờ con trai vay mượn để kịp xây nhà mới. “Họ nói sẽ chi trả khi trên rót tiền về. Nếu không xây kịp thời xã sẽ cắt, chuyển hộ khác. Tui lo nên vay mượn thêm. Chỉ vài tháng sau thì căn nhà mới được hoàn thành” – bà Xuân kể.
Niềm vui có căn nhà mới không kéo dài được lâu bởi tiền nợ xây nhà đến ngày trả bà chưa thể lo liệu. Trong khi đó chính quyền xã Đức Lâm lờ hẳn khoản tiền đã hứa. Đấu tranh mãi, cuối năm 2011 bà mới được chính quyền xã Đức Lâm chi trả cho 10 triệu đồng. “Họ nói với tui tạm thời nhận chừng đó, tiền xã chưa có. Uất nghẹn lắm, nhưng tui cũng đành phải chờ” – bà Xuân tức tưởi kể.
Thấy mẹ đã ốm yếu lại sống trong nợ nần, dằn vặt, con trai của bà là anh Hồ Mạnh Dương đã nhiều lần thay mẹ đi đòi quyền lợi. Anh Dương đã không ít lần bị xã dọa dẫm. “Có lần ông Chủ tịch xã nói với tôi, tiền hỗ trợ dành cho mẹ tôi chỉ có chừng đó, xã không trả nữa. Nếu còn đòi hỏi xã sẽ trả lại cho huyện, khi đó sẽ mất tất cả tiền hỗ trợ” – anh Dương thuật lại.
Trường hợp hộ gia đình ông Đinh Sỹ Cương cũng ở xóm 1 cũng không kém uất ức. Ông Cương – 1 trong 8 hộ được nhận 30 triệu tiền hỗ trợ xây nhà ở Đức Lâm có bố là liệt sỹ, thuộc diện hộ khó khăn, vợ mất đã lâu. Ngay sau khi được xã động viên ông đã tiến hành xây nhà. Xây xong nhà, ông chẳng thấy xã chi trả tiền cho mình nên nhiều lần lên xã hỏi. Như các hộ dân khác, ông luôn bị xã né chuyện thanh khoản. Bệnh tật, buồn lo chuyện nợ nần, ông Cương đã mất sau đó không lâu, bỏ lại căn nhà mới xây chưa lấy được tiền từ xã.
Khi chúng tôi đang tiếp xúc tìm hiểu cuộc sống của những người dân bị chính quyền xã Đức Lâm xà xẻo mất tiền hỗ trợ xây nhà thì nhận được tin từ một cán bộ huyện Đức Thọ cho biết, huyện vừa có chỉ đạo khẩn buộc chính quyền xã bằng mọi cách sớm trả lại tiền cho các hộ dân nói trên, đồng thời chỉ đạo xử lý nghiêm cán bộ để xảy ra sai phạm.
Nghe thông tin trên, chưa rõ thực hư ra sao nhưng nhiều hộ dân đã mừng rơi nước mắt.
Văn Dũng – Xuân Sinh
Theo Dantri
Vụ "mẹ con sản phụ chết trên bàn đẻ": Éo le chuyện gia đình sản phụ
Nhìn cảnh hai đứa con gái của chị Xuân vật vã khóc lóc bên bàn thờ mẹ, nhiều người đã không cầm được nước mắt...
Vụ chở quan tài diễu phố, mang đến nhà phó giám đốc bệnh viện đã gây ách tắc giao thông nghiêm trọng trên QL45 hôm 19/10 bởi hàng ngàn người dân hiếu kỳ
Ngày 20/10, chúng tôi trở lại gia đình sản phụ xấu số Nguyễn Thị Xuân ở làng Mật, xã Thiệu Phúc, H.Thiệu Hóa (Thanh Hóa) khi có rất đông bà con, xóm giềng đến chia buồn. Nhìn cảnh hai đứa con gái của chị Xuân vật vã khóc lóc bên bàn thờ mẹ, nhiều người đã không cầm được nước mắt...
Quệt ngang những giọt nước mắt trào ra ướt nhòe trên má, chị Nguyễn Thị Hoa (chị gái của chị Xuân) nức nở: "Vợ chồng hắn đều qua hai lần đò, mỗi đứa đều có hai đứa con gái riêng. Đận này hắn mang thai được đứa con trai thì cả hai mẹ con lại chết oan chết uổng thế này. Sao cái số hắn lại khổ như ri hả trời ...".
Được biết, trước đây chị Xuân xây dựng gia đình với anh Nguyễn Thanh Bình ở thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa). Do hoàn cảnh khó khăn nên vợ chồng anh chị được bố mẹ chị Xuân cho miếng đất làm nhà ở quê vợ sinh sống. Đến năm 2002, anh Bình bị bệnh máu trắng rồi qua đời để lại cho chị một nách nuôi 2 đứa con gái.
Mãi đến năm 2010, chị mới đi bước nữa với anh Nguyễn Văn Đông quê ở H.Ngọc Lặc (Thanh Hóa). Anh Đông cũng từng có một đời vợ và 2 cô con gái lớn. Cưới nhau xong, anh Đông dọn đến nhà chị Xuân ở để tiện bề chăm sóc hai đứa con gái của vợ.
Đầu năm 2013, biết được vợ mang thai, lại là con trai, nên anh Đông mừng lắm. Vợ chồng anh vay mượn bạn bè, họ hàng được chút vốn mở một xưởng mộc nho nhỏ tại nhà để kiếm tiền nuôi các con ăn học.
"Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, xong thấy hai vợ chồng hắn chí thú làm ăn, anh em trong nhà cũng mừng cho hắn. Lần này mang thai, lại được thằng cu, nên vợ chồng hắn phấn chấn hẳn lên. Ai ngờ, giờ thì mất cả mẹ cả con. Gia đình tan nát. Hai đứa con gái của hắn bây giờ không biết phải sống ra răng...", chị Hoa than thở.
Chị Hoa kể lại: "Tôi đưa hắn (tức chị Xuân - PV) vô bệnh viện lúc 7h tối hôm 17/10. Các bác sĩ khám xong bảo là mẹ và thai nhi đều khỏe, có thể đẻ thường. Nhưng đến 3h sáng hắn đau qua, tôi chạy đi gọi bác sĩ. Nhưng các bác sĩ không cấp cứu ngay cho mẹ con hắn. Tôi van lạy mấy họ cũng không động lòng. Mãi đến khi hắn đau hối lên thì họ mới đưa em tôi lên bàn đẻ. Nhưng đã quá muộn rồi....".
Cháu Nguyễn Thị Nga (con đầu của chị Xuân) nhiều lần ngất xỉu trước cái chết của mẹ
Bức xúc trước cái chết của người thân, người nhà của chị Xuân đã đề nghị các cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân và trách nhiệm của những bác sĩ trong kíp trực đêm 17 rạng ngày 18/10, đồng thời đề nghị Cơ quan pháp y Trung ương vào cuộc.
Đến chiều 19/10, người thân của chị Xuân và đông đảo người dân ở Thiệu Hóa đã mang quan tàicủa mẹ con sản phụ xấu số diễu trên phố, rồi dừng trước cửa nhà phó giám đốc Bệnh viện đa khoa H.Thiệu Hóa. Tại đây, một số người dân đã có hành động phá cửa, đập vỡ đồ đạc của gia đình bác sĩ Lê Văn Định, Phó giám đốc bệnh viện (bác sĩ Định trực lãnh đạo và là trưởng kíp mổ cho sản phụ Xuân).
Trong chiều cùng ngày (19/10), người thân đã đem thi thể mẹ con chị Xuân về quê an táng.
Chờ kết luận của pháp y
Chiều 20/10, trao đổi với PV, đại tá Trần Văn Thực, Chánh Văn phòng Công an Thanh Hóa, cho biết trước tính chất phức tạp của vụ việc, ngay trong ngày 18/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thanh Hóa đã mời cơ quan pháp y Trung ương tiến hành khám nghiệm tử thi của sản phụ Xuân.
"Hiện vụ việc đang được cơ quan công an phối hợp với ngành y tế tiến hành điều tra, làm rõ. Khi có kết luận chính thức của cơ quan pháp y, chúng tôi sẽ có hướng xử lý cụ thể", đại tá Thực nói.
Trong một diễn biến liên quan, người nhà của chị Xuân cho biết vào ngày 19/10, đại diện Bệnh viện đa khoa H.Thiệu Hóa đã đưa cho gia đình 150 triệu đồng gọi là tiền "hỗ trợ mai táng". Phóng viên đã nhiều lần liên lạc với lãnh đạo bệnh viện H.Thiệu Hóa để xác minh, tìm hiểu thông tin này, nhưng vẫn chưa liên lạc được.
Theo Xahoi
Dân nghèo được hỗ trợ 30 triệu, xã "giữ hộ"... 20 triệu Nhằm giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn gượng dậy sau cơn lũ lịch sử 2010, Nhà nước đã có chương trình hỗ trợ xây dựng nhà cho 8 đối tượng xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ. Tuy nhiên, chính quyền xã này đã xà xẻo gần như toàn bộ số tiền. Mòn mỏi chờ tiền Năm 2010, xã Đức Lâm, huyện Đức...