Xã giàu nhất nước, dân làng sắm 300 ô tô chạy chật đường, giờ hoang tàn ảm đạm
Cách đây chừng 3 năm, xã Nâm N’giang được xem là thủ phủ của hồ tiêu và thuộc diện những xã giàu nhất khi có tới hàng trăm căn nhà tiền tỷ, 300 xe hơi, nhà nhà tậu ô tô phóng chật đường làng.
Tuy nhiên đến Nâm N’giang bây giờ, nhiều người khá “sốc” bởi khung cảnh hoang tàn, ảm đạm.
Ngôi biệt thự này đã treo biển bán từ lâu nhưng không ai mua
Đổi đời nhờ hồ tiêu
Theo thống kê, Nâm N’giang là xã có số lượng diện tích hồ tiêu lên đến hàng trăm hecta và là nơi có diện tích hồ tiêu nhiều nhất Đắk Nông.
Cách đây 3 năm, thời điểm giá hồ tiêu lên mức trên dưới 200.000 đồng/kg, đời sống người dân nơi đây vô cùng sung túc.
Hàng chục biệt thự tiền tỷ mọc lên như nấm sau mưa, cả làng đua nhau đi học lái xe, hầu hết nhà nào cũng có ô tô.
Những nhà ít diện tích hồ tiêu cũng mua được xe 300-500 triệu đồng, nhà nhiều tiền hơn thì mua xe tiền tỷ trở lên.
Các dịch vụ vui chơi giải trí mọc lên ngày càng nhiều, trung tâm thương mại, khu buôn bán vô cùng sầm uất. Thời điểm này, người ta ví trung tâm xã Nâm N’giang giống một thị tứ cấp huyện.
3 năm trước, hồ tiêu được mùa được giá, người dân giàu lên bất ngờ
Một người dân địa phương sống gần trung tâm xã Nâm N’giang kể lại, thời hoàng kim của hồ tiêu, được mùa lại được giá, người dân Nâm N’giang cho con đi học các trường ở thành phố lớn. Nhà nào cũng xây nhà lầu, mua ô tô và thường xuyên đi ăn uống quán xá, khác xa hình ảnh cuộc sống lam lũ trước khi tiêu lên giá.
Video đang HOT
Thê thảm khi hồ tiêu rớt giá
Không ai ngờ, chỉ trong vòng 2 năm trở lại đây, khi giá hồ tiêu xuống thê thảm chỉ còn trên dưới 50.000 đồng/kg, nhiều người dân Nâm N’giang bỗng chốc tay trắng trước sự sững sờ của nhiều người.
Nhiều nhà lầu, biệt thự treo biển bán mà chẳng ai buồn ngó ngàng. Nhiều người bị xiết nhà vì không còn khả năng trả nợ.
Nợ nần quá nhiều và bị xiết nhà, chủ nhà bỏ đi biệt xứ
Có những biệt thự tiền tỷ sắp hoàn thành phải ngừng lại, gia chủ cũng bỏ đi luôn.
Các cửa hàng, dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí đóng cửa im lìm; chợ trung tâm vắng vẻ, thê lương không còn cảnh giao dịch, buôn bán nhộn nhịp như trước.
Khu vực trung tâm xã thưa thớt người qua lại
Theo chia sẻ của nhiều người dân ở xã lân cận, nguyên nhân chủ yếu khiến người dân Nâm N’giang đang là tỷ phú bỗng rơi vào cảnh “tay trắng” là khi được mùa tiêu, họ bị cuốn theo “cơn lốc” vay ngân hàng để tái đầu tư hoặc xây nhà cửa, mua xe ô tô. Khi tiêu xuống giá thảm hại, họ không còn khả năng trả nợ.
Theo tìm hiểu của PV, hiện nay rất nhiều thanh niên ở xã này đã bỏ xứ, tìm đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Bình Dương, Đồng Nai hay về TP.HCM làm công nhân trong các khu công nghiệp.
Một chủ tiệm may quần áo gần chợ trung tâm xã cho biết, chỗ này có 6 ki ốt nhưng chỉ còn mỗi mình chị trụ lại, còn 5 chủ kia đã đi hết.
“Cách đây 3 năm, khi giá hồ tiêu lên cao, các cửa hàng ăn uống hay cắt tóc, làm đẹp còn sống được thoải mái. Từ khi xuống giá chạm đáy không còn khách hàng nữa, họ đã trả lại mặt bằng và rời đi trong lặng lẽ”, tiểu thương này thông tin.
Dịch vụ vui chơi giải trí đóng cửa im lìm, cỏ mọc hoang tàn
Các ki ốt đóng cửa tiêu điều vì không còn khách
Ông Nguyễn Minh Sang, Bí thư xã Nâm N’giang chia sẻ, thực trạng tiêu rớt giá đã làm cho bà con khó khăn là đúng, hiện khoảng 70% thanh niên trong xã đến độ tuổi lao động đã đi kiếm việc làm ở các thành phố lớn.
Cũng theo ông Sang, cách đây 2 năm, khi tiêu đang lên giá, thống kê trong toàn xã Nâm N’giang có tới hơn 300 chiếc ô tô, đến nay chỉ còn khoảng 120 chiếc.
Nhớ về những hình ảnh sầm uất tấp nập mới vài năm trước mà buồn, ông Sang ngậm ngùi chia sẻ: “Bà con khi đó ‘đếm cua trong lỗ’, thấy tiêu lên giá cứ thế tới các hãng ô tô lấy xe về chạy đầy đường, xây nhà lầu tiền tỷ, mở rộng diện tích hồ tiêu và đinh ninh mùa sau sẽ trả hết nợ. Nhưng mọi việc không như dự tính”.
Căn biệt thự này đang làm dở dang thì chủ nhà vỡ nợ vì tiêu xuống giá, phải dừng lại bỏ hoang phế
Mặc dù đã từng là xã giàu nhất tỉnh Đắk Nông, song ở Nâm N’giang, tỷ lệ hộ nghèo vẫn khá cao. “Hiện nay chính quyền địa phương đang thực hiện mô hình ‘5 trong 1′, tức là 5 Đảng viên giúp một hộ dân thoát nghèo. Sau một thời gian áp dụng mô hình này, thống kê cho thấy hộ nghèo ở địa phương đã giảm rõ rệt”, ông Sang cho hay.
Giá tiêu hôm nay 9/12: Biến động trên diện rộng, xuất khẩu tiêu sang EU tăng nhưng đầy thách thức
Giá tiêu hôm nay 9/12 trong khoảng 55.000 - 57.500 đồng/kg. Trên thế giới giá tiêu Ấn Độ giảm nhẹ. Bên cạnh áp lực từ dịch Covid-19 đến ngành tiêu xuất khẩu sang EU, thì việc Việt Nam tham gia ký kết EVFTA đang đặt ngành hạt tiêu nước ta trước những cơ hội và thách thức mới.
Giá tiêu hôm nay 9/12: Biến động trên diện rộng, xuất khẩu tiêu sang EU tăng nhưng đầy thách thức
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay hiện được thu mua với mức 56.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 55.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 56.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 57.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 56.500 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.
Như vậy, giá tiêu hôm nay biến động diện rộng tại các địa phương, giảm 500 - 1.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch tuần trước, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ giảm 17,65 rupee/tạ (0,05%) xuống mức 35.400 rupee/tạ. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 3/12/2020 đến ngày 9/12/2020 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 314,13 VND/INR.
Theo thống kê, xuất khẩu tiêu của Việt Nam đạt 21 nghìn tấn với giá trị đạt 54 triệu USD trong tháng 11/2020; lũy kế 11 tháng đạt 263 nghìn tấn và 597 triệu USD, giảm 1,8% về khối lượng và giảm 11,4% về giá trị so với cùng kỳ 2019.
3 thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Đức và Ấn Độ chiếm 31,2% thị phần tổng giá trị xuất khẩu tiêu. Giá tiêu xuất khẩu bình quân đạt 2.246,2 USD/tấn, giảm 11,2% so với cùng kỳ 2019.
Đáng chú ý, trong tháng 11/2020, xuất khẩu tiêu sang Hoa Kỳ và EU có xu hướng tăng cả về giá trị và sản lượng so với tháng trước và so với tháng 11/2019. Tại thị trường Hoa Kỳ, xuất khẩu hồ tiêu tháng 11/2020 đạt 5 nghìn tấn tương đương 12,7 triệu USD, tăng 19% về lượng và tăng 18% về giá trị so với tháng 10/2020; tăng 17% về lượng và tăng 10% về giá trị so với tháng 11/2019.
Tại thị trường EU, xuất khẩu hồ tiêu tháng 11/2020 đạt 2,5 nghìn tấn tương đương 7,2 triệu USD, tăng 35% về lượng và 28% về giá trị so với tháng 10 năm 2020. So với cùng kỳ năm 2019 thì tăng 30% về lượng và 28% về giá trị.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định: "Hiện dịch bệnh tại châu Âu vẫn diễn biến khá phức tạp. Làn sóng lây nhiễm mới tại châu Âu rất đáng lo ngại khi hơn 50% các nước Liên minh châu Âu (EU) đang ở mức cảnh báo đỏ về Covid-19.
Một số nền kinh tế hàng đầu châu Âu như Đức, Anh và Italia đang nỗ lực đẩy mạnh các biện pháp phòng dịch với hy vọng sẽ tránh được việc phải áp đặt lệnh phong tỏa trên diện rộng. Bên cạnh áp lực từ dịch Covid-19 đến ngành tiêu xuất khẩu sang EU thì việc Việt Nam tham gia ký kết EVFTA đang đặt ngành hạt tiêu nước ta trước những cơ hội và thách thức mới. Trong đó, vấn đề rào cản kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm cần được chú trọng".
Giá tiêu hôm nay 14/10: Tăng nhẹ tại Đông Nam Bộ, giá tiêu ở Ấn Độ diễn biến phức tạp Giá tiêu hôm nay 14/10/2020 ở Tây Nguyên và miền Nam trong khoảng 49.000 - 51.000 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá tiêu Tại Ấn Độ quay đầu tăng nhẹ. Theo ghi nhận trên thị trường giá nông sản trong nước, giá tiêu đầu giờ sáng hôm nay 14/10/2020 tiếp tục đi ngang. Giá tiêu hôm nay 14/10: Tăng nhẹ tại Đông...