Xã đảo duy nhất ở TP.HCM đã có điện 24/24 giờ
Hôm 17.1, Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) bắt đầu vận hành thêm 2 máy phát điện mới TLPOWER có công suất 250 kVA/máy, nâng toàn bộ hệ thống phát điện cho xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ lên 5 máy phát điện diesel và cung cấp điện cho người dân xã liên tục 24/24 giờ.
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Nguyễn Anh Vũ, Trưởng ban Quan hệ cộng đồng EVNHCMC, sự kiện này có ý nghĩa với người dân xã đảo Thạnh An vì lâu nay việc cung cấp điện cho người dân xã này chỉ đạt 18/24 giờ mỗi ngày với 3 máy Cummins 253 kVA và 3,4 km đường dây hạ thế để cung cấp điện cho người dân 2 ấp Thạnh Hòa, Thạnh Bình với khoảng 3.608 người, tương ứng với 914 hộ, trong đó có 873 hộ sử dụng điện kế chính và 41 hộ sử dụng điện qua câu nhờ sau điện kế chính.
Theo Công ty Điện lực Duyên Hải, thuộc EVNHCMC, từ ngày 17.1 đến ngày 25.1.2013 sẽ vận hành các máy phát điện thử nghiệm, đồng thời theo dõi công suất sử dụng của khách hàng, tình hình máy phát vận hành. Ngày 26.1. 2013, công ty tiến hành kiểm tra đánh giá tình hình cung cấp điện 24/24 giờ và tổ chức khắc phục các thiếu sót trong thời gian cung cấp điện thử nghiệm. Ngày 1.2.2013, cơ quan quản lý sẽ tiến hành cung cấp điện chính thức đến khách hàng sử dụng điện của xã Thạnh An.
Video đang HOT
Hiện nay, Công ty Điện lực Duyên Hải bố trí 8 công nhân trực theo chế độ 3 ca 4 kíp để vận hành các máy phát điện nhằm cung cấp điện ổn định liên tục.
Năm 2012, dự kiến tổng chi phí lỗ để cung cấp điện cho xã Thạnh An 8 tỉ đồng.
* Sáng 17.1, Công ty cổ phần nhựa Đồng Nai (Khu công nghiệp Biên Hòa 1, tỉnh Đồng Nai) đã khánh thành và đưa vào sử dụng máy phát điện mặt trời 50 KWp phục vụ cho dây chuyền sản xuất các sản phẩm nhựa công nghiệp.
Công trình máy phát điện mặt trời có tổng vốn đầu tư 3,5 tỉ đồng do Công ty cổ phần GreenPower (Q.7, TP.HCM) thiết kế, lắp đặt. Ông Lê Huy Phương – Giám đốc công ty cổ phần GreenPower cho biết, việc đưa vào sử dụng máy phát điện mặt trời sẽ tiết kiệm đáng kể cho các doanh nghiệp so với việc sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống.
Không những thế, đây là phương án lựa chọn tốt nhất trong tương lai khi mà các nguồn năng lượng truyền thống như dầu lửa, than đá… dùng để sử dụng để sản xuất ra điện dần dần bị cạn kiệt.
Theo TNO
Vui vẻ chờ "tận thế"
Cộng cả với thời gian lệch múi giờ, "ngày tận thế" đã trôi qua trong yên ả. Tại Việt Nam, mỗi nơi có một cách "đón tận thế" khác nhau. Từ tối 20.12, nhiều người dân TP.HCM đã tổ chức ăn uống chờ "ngày tận thế". Khu vực trung tâm Q.1, các tuyến đường đông nghẹt người. Còn các quán xá, nhà hàng cũng được một ngày quá tải. Mọi người vui vẻ bên nhau bàn tán những kịch bản "ngày tận thế" có thể xảy ra.
Nhiều người dân khi được chúng tôi phỏng vấn đều cho biết họ lắng nghe động tĩnh từ khắp nơi trên thế giới. Thậm chí còn đếm ngược từng phút, chờ đợi từng khắc cho đến khi kim đồng hồ chạm 0 giờ ngày 21.12. Tuy nhiên, điều lạ là không thấy sự lo lắng mà chỉ có háo hức và bầu không khí nhộn nhịp này khiến cho nhiều người liên tưởng tới thời khắc giao thừa.
Tận thế không xảy ra nhưng chợ vắng khách hơn! - Ảnh: Hoàng Việt
Tuy không ai mong muốn chết chóc hay cả thế giới diệt vong, nhưng cũng có nhiều bạn trẻ mong chờ có một điều gì đó đặc biệt hay một hiện tượng khác lạ của thiên nhiên. "Tôi và bạn bè mong chờ mãi có một điều gì đó đặc biệt của thiên nhiên xảy ra, nhưng không thấy gì nên cũng hơi thất vọng", Thu Quỳnh, nhân viên văn phòng, chia sẻ. Trong khi đó, nhiều người vẫn cảm thấy bất an. Chị Trần Thị Ngọc Dung (ở Tiền Giang) cho biết cả tháng trước bạn bè rủ nhau đi mua mì gói, dầu lửa, đèn cầy để... trong ba ngày đêm trời đất tối đen có cái mà dùng. "Ngày 20.12, tôi lo lắng không sao ngủ được. Rồi ngày 21.12 cũng đến, nó trôi qua trong bình yên, không có chuyện gì xảy ra thật là nhẹ nhàng", chị Dung nói.
Vừa nghe chúng tôi nhắc đến "tận thế", bà Trần Thị Tuyết (70 tuổi, ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM) đã phản ứng: "Tôi ít nhất nghe đến 5 lần ngày "tận thế" trong cuộc đời và chưa bao giờ thấy điều này xảy ra. Tuy nhiên, gia đình tôi nhân sự kiện này tổ chức nấu nướng để gia đình quây quần bên nhau, sống vì nhau".
Theo ghi nhận ngày 21.12, các chợ Tân Định, Phú Nhuận, Phạm Văn Hai (TP.HCM) vắng hơn bình thường nhưng khá vui vẻ. Bà chủ sạp Phan Thị Tâm (sạp số 540 - 542 chợ Tân Định) giải thích: "Từ hôm qua cha mẹ mấy đứa bán hàng ở đây lên đón về đoàn tụ gia đình rồi, để có tận thế thì được chết cùng nhau. Nhiều đứa cũng sợ tận thế nên bỏ việc về nhà. Mấy người bỏ trái cây hôm nay cũng nghỉ, không bỏ hàng để bán. Chợ hôm nay vắng khách hơn nên nhiều tiểu thương đóng sạp về sớm".
Ở Thái Nguyên, ông Nguyễn Ngọc Thảo cho hay bà con xung quanh xóm cũng truyền tai nhau tích trữ đồ ăn, đồ dùng cho ngày "tận thế" để mong có thể sống sót qua ba ngày đen tối. "Nhiều người còn bảo tiền bạc gửi ở ngân hàng rút đem về nhà cho chắc, chứ tận thế xảy ra thì mất hết", ông Thảo kể thêm, "Sáng nay (21.12) tôi thức dậy sớm dặn con cái nghỉ làm ở nhà một ngày. Nếu có chuyện gì xảy ra thì còn có gia đình, còn không thì cứ coi như ở nhà ăn tết một ngày".
Theo TNO
Doanh nghiệp "nản" với kỹ năng của SV tốt nghiệp Không phải về chuyên môn hay đòi hỏi sinh viên mới tốt nghiệp phải có kinh nghiệm làm việc mà vấn đề các nhà tuyển dụng "oải" lại là các kỹ năng và thái độ của cử nhân. Bức xúc vì kỹ năng của sinh viên Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng, đối với sinh viên (SV) vừa ra trường, họ đòi hỏi...