Xã cửu vạn thiên hạ: Chúa chổm thành tỷ phú
Gã đánh giầy Chùa Láng (Hà Nội) khoe rằng: “Quê tôi ở Quảng Lộc (Quảng Xương, Thanh Hóa). Cả xã tôi đi làm cửu vạn. Công việc nào chúng tôi cũng làm, miễn là có tiền. Tuy vất vả chút nhưng thu nhập gấp nhiều lần làm ruộng”. Theo lời giới thiệu của gã, tôi tìm về xã cửu vạn thiên hạ.
Dị ứng với tiền lẻ
Ông Nguyễn Văn Thảo, Chủ tịch UBND xã Quảng Lộc, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa cho biết: “Trước đây xã chúng tôi nghèo lắm. Mọi người chỉ dựa vào vài thước ruộng, đói ăn đứt bữa thường xuyên xảy ra. Lúc đầu có vài người đi các nơi kiếm sống thu nhập hơn hẳn làm ruộng. Người dân trong xã thấy vậy lũ lượt kéo nhau đi khắp các thành phố lớn để làm thuê. Con số chính xác thì chúng tôi không thống kê được, vì họ đi về thất thường nhưng cũng phải lên đến hàng nghìn người. Họ đi làm quanh năm suốt tháng, ăn Tết xong khoảng rằm tháng Giêng không còn bóng dáng người nào ở nhà. Họ đi làm công nhân cho các nhà máy, đi bán báo, đánh giày, bốc vác… nghề gì ra tiền là làm”.
“Thấy người dân phải tha phương cầu thực, lãnh đạo xã cũng rất trăn trở tìm nghề phụ cho họ làm lúc nông nhàn. Xã đã từng tổ chức các lớp đào tạo nghề thêu ren, đan gối nhưng không thành. Rồi cũng có một số doanh nghiệp muốn hợp tác, động viên khuyến khích, cho tiền bà con học nghề nhưng cứ học xong rồi lại đắp chiếu. Vì một ngày làm đồ thủ công như thế chỉ được 5.000 – 10.000đ, trong khi đi làm thuê mỗi ngày được trăm hơn trăm kém. Dân ở đây dị ứng với tiền lẻ, một ngày thêu ren chỉ được 5.000 – 10.000đ. Khổ lắm, dân thì nghèo nhưng tiền lẻ không chịu tiêu”, ông Thảo cho biết thêm.
Nhiều người dân xã Quảng Lộc, Quảng Xương, Thanh Hóa kiếm sống nhờ nghề đánh giầy (ảnh chụp trên phố Nguyễn Thị Định, Hà Nội)
Chúa chổm thành tỷ phú
Ông Thảo thừa nhận, bộ mặt kinh tế của địa phương thay đổi lớn nhờ những người đi làm xa, lao động tự do. Tổng thu nhập của của họ gấp 2, 3 lần thu nhập toàn xã. Trước đây chủ yếu là con trai, đàn ông, giờ thì đàn bà, con gái cũng đi làm xa. Nhiều gia đình đi cả nhà để con cái cho ông bà nuôi. Từ những nông dân, chân lấm tay bùn quanh năm sống trong đói nghèo, đi làm thuê một thời gian, nhiều gia đình trong xã xây được nhà cửa, có tiền tỷ trong tay.
“Vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Thật là tấm gương điển hình làm giàu trong làng nhờ làm ăn xa. Cách đây hơn chục năm, mọi người gọi Thật là “chúa chổm”, đi đến đâu anh cũng bị bắt nợ vì thua lô đề, cờ bạc. Đến nỗi bàn ghế trong nhà cũng bị chủ nợ bắt. Thấy mọi người xiết nợ ghê quá, anh Thật tháo chạy vào Sài Gòn trốn nợ. Chính thời gian đó, anh đã tìm được công việc trông xe cho các nhà hàng. Sau đó Thật đón vợ vào sống cùng. Vợ anh làm công việc vệ sinh trong quán ăn. Chỉ vài năm sau, anh đã trả hết nợ. Vợ chồng Thật làm việc có uy tín, nên có nhiều mối làm ăn. Làm không hết việc, vợ chồng anh đứng ra làm đầu mối, thuê người khác làm. Thu nhập gia đình vài chục triệu đồng mỗi tháng. Hôm tôi đi công tác trong Sài Gòn được vợ chồng Thật mời đến thăm nhà, anh ấy khoe ngoài ngôi nhà mới xây hơn 1 tỷ đồng, còn vài mảnh đất nữa”, ông Thảo hào hứng kể.
Những ngôi nhà cao tầng mọc lên nhiều nhờ tiền đi làm thuê
Thanh niên “bập” vào ma túy
Video đang HOT
Ông Bùi Ngọc Vinh, Trưởng Công an xã Quảng Lộc cho biết: “Trước đây, ai đi nơi khác làm ăn đều đến xã xin giấy tạm trú, tạm vắng, xác nhận của địa phương. Nhưng hiện nay theo luật cư trú mới, người dân chỉ cần đem theo chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu là có thể tạm trú ở mọi nơi. Vì thế, chúng tôi không thể quản lý được số người đi làm ăn xa. Trong xã có hàng nghìn người đi khắp mọi miền đất nước làm ăn, vì thế xảy ra các tệ nạn xã hội là điều không tránh khỏi. Từ những thanh niên hiền lành, ngoan ngoãn khi đi ra cuộc sống đô thành, nhiều người đã dính vào nghiện ngập”.
Theo lời ông Vinh thì Trần Văn Huy nghiện ma túy là một điển hình. Huy ở thôn 8, 21 tuổi, học xong lớp 12 theo mẹ vào Sài Gòn đánh giày, bán báo. Thời gian đầu, Huy chăm chỉ làm việc, mỗi ngày thu nhập được 200.000đ, đỡ đần gia đình trang trải nợ nần. Nhưng chỉ một năm sống ở Sài Gòn hoa lệ, đi theo đám bạn ăn chơi đua đòi, bị rủ rê hít thử ma túy. Mấy lần đầu, đám bạn cho hít miễn phí, dần thành nghiện. Số tiền hằng ngày đi đánh giầy, bán báo cũng không đủ, Huy theo đám bạn đi trộm cắp và bị bắt trong lần ăn cắp ở một cửa hàng điện thoại. Công an quận Bình Thạnh, TPHCM đã thông báo về địa phương
Việc Huy nghiện ma túy, thực sự làm gia đình và mọi người trong xã bất ngờ, bởi ngày ở quê Huy hiền như cục đất, không biết hút thuốc lá, rất chăm học và làm lụng giúp đỡ bố mẹ.
Ông Vinh cho hay: “Huy đã được đưa vào trại giáo dưỡng để cai nghiện. Sau hai năm, Huy được trả về địa phương. Tưởng rằng, em đã tỉnh ngộ, quyết tâm từ bỏ ma túy để trở lại cuộc sống. Nhưng chỉ về quê một thời gian Huy đã lấy trộm tiền của bố mẹ đi mua thuốc phiện. Bây giờ, Huy nghiện nặng, bỏ nhà vào TPHCM, đi theo đám bạn bụi đời”.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, trong xã có 20 người nghiện ma túy công khai và đưa vào diện quản lý và cai nghiện 40 người có nghi vấn đã từng sử dụng ma túy, đang được theo dõi. Vì họ đi cả năm, dịp lễ, Tết mới về quê nên chúng tôi không thể quản lý được.
Ông Bùi Ngọc Vinh (Trưởng Công an xã Quảng Lộc)
Một sào ruộng làm trong sáu tháng được 2,5 tạ bán đi được hơn 1 triệu đồng. Trừ chi phí thì coi như hòa vốn, còn nếu bị bão lụt thì coi như mất trắng. Trong khi đó một người đi làm thuê được 3 triệu đồng/tháng. Vì thế, sau vài năm đi làm ăn xa, nhiều gia đình đã xây được nhà cửa khang trang. Tuy nhiên, xã không khuyến khích việc này vì nó không ổn định.
Ông Nguyễn Văn Thảo (Chủ tịch UBND xã Quảng Lộc, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa)
Theo 24h
Nơi cả ngàn người chờ chết
Giữa năm nay, vùng cao Quế Phong (Nghệ An) rúng động khi có thông tin cho rằng cả huyện có gần 1.000 người nhiễm HIV. Vì sao ở một nơi xa xôi như miền biên viễn này lại có nhiều người mang án tử đến vậy?
Những con số kinh hoàng
Là thủ phủ ma túy của xứ Nghệ, lẽ mặc nhiên Quế Phong là một vùng đất của nghiện ngập. 14 xã và thị trấn Kim Sơn đều có người nghiện, 13 xã có người nhiễm HIV. Người ta làm một phép tính đơn giản thế này, cứ 3 vụ tai nạn giao thông ở Quế Phong nếu đưa đi cấp cứu thì sẽ có một nạn nhân bị phát hiện nhiễm HIV khi làm xét nghiệm máu. Xã nào nghiện càng nhiều thì số người nhiễm bệnh càng cao, nhiều nhất là: Đồng Văn, Tiền Phong, Mường Nọc, Châu Thôn...
Xã Đồng Văn là một trong những nơi có tỉ lệ người nhiễm HIV cao nhất nhì ở huyện Quế Phong. Ông Vi Thanh Hà, Phó Trạm trưởng Trạm Y tế xã dù rất cần mẫn nhưng cũng phải mất gần một buổi sáng để thống kê các con số liên quan, những con số khiến bất cứ ai nghe qua cũng phải lạnh cả người: "Xã Đông Văn hiên có 44 người nhiêm HIV. Đây là con sô được theo dõi có danh sách, thực tê chắc chắn không dừng lại ở đó vì còn rât nhiêu phụ nữ, trẻ em có chông nhiêm HIV vân chưa được đi xét nghiêm. Người bệnh tập trung ở các bản Na Quèn, Na Chảo, Piêng Củng1, Piêng Củng 2...Từ đâu năm đên nay đã có 9 người chêt, khoảng 10 người sắp chết vì đã ở giai đoạn cuối rồi".
Chồng chết vì HIV, chị Hồng phải về sống cùng mẹ đẻ
Bản Huôi Muổng là một khu tái định cư của công trình thủy điện Hủa Na với 114 nóc nhà, gần 500 nhân khẩu. Cuộc sống có thể gọi là khang trang nếu nhìn vào những ngôi nhà xây trên từng khu đất ô bàn cờ, mô phỏng theo lối kiến trúc nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái. Vậy mà, sự mới mẻ, hào nhoáng ấy không khỏa lấp được những bi kịch trong từng gia đình khi cơn bão HIV tràn qua.
Trưởng bản Huôi Muổng Lô Văn Thứ ngồi bần thần một lúc lâu trước khi nói chuyện với nhà báo về những nỗi đau dân bản ông đang phải gánh chịu: "Nhìn thì giàu có thế thôi chứ thực chất vẫn còn nghèo khổ lắm, sô hô nghèo vẫn còn hơn một nửa. Nguyên nhân nghèo là vì đàn ông con trai cứ nghiện ngập rồi kéo nhau chết hết. Hai năm nay, Huôi Muổng đã có 14 người đã chêt vì HIV".
Dẫn tôi đi một vòng quanh Huôi Muổng, ông Thứ chỉ từng nhà có người chết vì HIV trong danh sách mà ông đã thuộc làu. Nhà của Vi Văn Đại, Lô Văn Thủy, Lương Văn Đức, Lô Văn Huy, Hà Văn Tuấn... Nhưng rồi ông trưởng bản cũng thật thà mà rằng: Đấy là những người tôi biết chắc, còn nghi thì nhiều lắm, không biết được.
Nhà chị Lương Thị Hông nằm giữa bản. Chồng chị, anh Lô Văn Huy chết vì HIV cách đây 2 năm. Ông Thứ dẫn tôi vào ngôi nhà này vì một lẽ, ông bảo, vào để biết vì sao dân bản Huôi Muổng lại chết nhiều như thế. Hồng còn trẻ, chỉ mới ngoài 20. Sau khi chồng chết thì cô mang con gái về ở hẳn bên nhà mẹ đẻ, nhà bà Vi Thị Miên. Thú thật là tôi hơi ái ngại khi nhắc đến cái chết của Huy, chỉ sợ Hồng buồn, bởi dù sao cũng là chuyện hết sức tế nhị. Vậy mà lo ngại ấy thừa, trong câu chuyện tưởng chừng có quá nhiều nỗi đau, quá nhiều bi kịch nhưng thỉnh thoảng Hồng vẫn có thể cười.
Huy sinh năm 1985. Cũng như nhiều thanh niên khác ở bản Huôi Muông, Huy chọn ma túy làm niềm vui sau những ngày lên nương, lên rẫy. Hút chán rồi chích, rồi bị nhiễm HIV lúc nào chẳng hay. Đến năm 2010 thì Huy chết. Đó cũng là thời điểm mà Hồng sinh đứa con gái đầu lòng. Bố mất, nó phải lấy họ mẹ, đặt tên là Lương Hồng Nhẫn. Biết chồng bị nhiễm HIV không? Biết. Biết mắc bệnh này sẽ chết không? Biết. Thế sao còn để lây sang mình? Hồng cười trước câu hỏi của tôi rồi thủng thẳng trả lời: "Có biết nó lây sang mình thế nào đâu, trong bản nhiều người bị thế, thêm mình bị thì có sao". Tôi bảo Hồng đi xét nghiệm, cô lại cười rồi từ chối với lý do không ai cười nổi: "Em không có tiền".
Ở sát bên nhà chị Hông, gia cảnh của Lô Thị Xoan. Xoan trở thành góa phụ ở tuôi 26 khi anh chồng Lô Văn Bích chết vào năm ngoái. Xa hơn môt chút, xuông hêt con dôc cuôi bản là gia cảnh của chị Lô Thị Quang, nơi anh chồng Lô Văn Thủy cũng chết vì ma túy, chết vì HIV. Bằng cái giọng đều đều, chậm rãi, trưởng bản Thứ kết luận khiến tôi nghe mà sởn cả da gà: Cứ đà này rồi chết hết thôi. Buồn quá. Có lẽ chẳng có nơi nào trên đất nước này, bị mắc căn bệnh thế kỷ mà lại có thể hồn nhiên, vô tư như ở mảnh đất này.
"Cô nhi viện" tại nhà
Lang thang ở xã Đồng Văn, có cảm giác cái thời mà nỗi đau từ việc mất mát người thân đã qua từ lâu lắm. Vào từng bản, đến từng nhà, nghe họ kể chuyện con cái, vợ chồng chết vì căn bệnh bệnh thế kỷ cứ nhẹ như không, cứ bình thường như những câu chuyện kể đi kể lại nhiều lần.
Như gia đình ông Lương Văn Quân ở bản Tục là một ví dụ. Nếu nhìn vào hoàn cảnh gia đình này liệu có ai có thể nói rằng nỗi đau mà họ phải gánh chịu là nhỏ? Chắc không ai dám. Nhưng nếu ngồi nghe chính họ kể về bi kịch của gia đình mình mà chẳng hề rơi một giọt nước mắt, xem đó như một câu chuyện bình thường thì quả là chuyện lạ lùng.
Trưởng bản Thứ: Cứ đà này rồi chết hết thôi
Nhà ông Quân có tời 5 người con trai thì 4 người đã lập gia đình, 3 trong số đó đã chết vì căn bệnh thế kỷ. Ngôi nhà sàn của gia đình khá rộng nhưng cuộc sống chật chội vô cùng khi ông bà lần lượt phải đón những đứa cháu về nuôi bởi chúng mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhìn cuộc sống ấy, rất dễ để người ta lầm tưởng là cô nhi viện hay một trung tâm bảo trợ trẻ em thu nhỏ.
Người chết đầu tiên trong đại gia đình của ông Quân là anh con trai cả Lương Văn Quê, ba năm về trước. Quê chết, vợ bỏ đi biệt tăm nên cả ba đứa cháu đều bấu víu vào ông bà nội để sống. Cứ tưởng thế đã là khổ cực lắm rồi, nhưng Quê chết đầu năm thì đến giữa năm lại thấy con cái của anh trai thứ tên Lương Văn Hương kéo nhau đến xin ông bà nuôi hộ. Hai ông bà già, nuôi thân đã khó, thêm 5 đứa cháu thì sống bằng gì? Chịu.
Huyện Quế Phong có tỉ lệ người nhiễm HIV nằm trong tốp đầu của cả tỉnh Nghệ An. Năm 2010 có 455 người nhiễm bệnh, năm 2011 tăng lên 600 người, trong đó có 148 người chuyển sang giai đoạn AIDS. Đến năm 2012, số người nhiễm bệnh tăng kỉ lục, hiện chưa có con số thống kê chính xác nhất nhưng xấp xỉ cả ngàn người.
Nguyên nhân lây nhiễm là vì Quế Phong có nhiều người nghiện, tiêm chích ma túy. Chồng nhiễm bệnh rồi lây sang vợ qua đường quan hệ tình dục. Mặt khác, Quế Phong có vị trí giáp biên với Lào, tập trung nhiều đồng bào dân tộc sinh sống nên công tác tuyên truyền gặp nhiều khó khăn.
Chỉ biết khi anh con trai thứ 3 là Lương Văn Đại chết thì ông bà Quân xin đầu hàng, không thể nuôi thêm đứa cháu nào được nữa. Đó là năm 2009. Gia đình Đại có 4 người. Đại nghiên ma túy rồi mắc bệnh và chết rất nhanh, ngay trong năm. Một năm sau, vợ Đại là chị Vi Thị Tiêm cũng qua đời khi lây bênh từ người chông nghiên.
Nôi đau chưa dừng lại ở đó, đứa con thứ 2 của vợ chồng Đại là cháu Lương Văn Thắng cũng bỏ mạng khi mới lên 5 tuôi. Thành thử bây giờ, thành viên duy nhất trong gia đình anh Đại, chị Tiềm còn sống là cháu Lương Thị Vân (12 tuổi), đang phải ở với bà ngoại Vi Thị Nhất ở bản Huôi Muổng.
Tôi đến tìm và le lói những tia mừng khi thấy Vân khỏe mạnh, ngoan ngoãn, đang đi học lớp 6. Bà Nhất bảo rằng có lẽ cháu nó không bị bệnh vì khi Tiềm sinh nó, Đại chưa bị nghiện ngập, chưa bị nhiễm HIV.
Lang thang trong các bản làng Đông Văn, ở đâu người ta cũng điêm mặt chỉ tên những mái nhà có người mắc bệnh. Ông Vi Thanh Hà còn nói như đinh đóng cột rằng: Hiện có 4 phụ nữ mà cái chêt đang rât cân kê gôm chị Hà Thị Sen (42 tuôi) ở bản Noong Đanh, chị Hà Thị Hương (30 tuôi) ở bản Na Quèn, chị Sâm Thị Thu (27 tuôi) ở bản Na Quèn và chị Lang Thị Giang (29 tuôi) bản Na Chảo. Cả 4 phụ nữ này đều chết theo những ông chông nhiễm HIV, những cái chết được báo trước thật hãi hùng.
Theo 24h
Hà Nội: Con đường phục thiện của một kẻ trốn trại Một người đàn ông béo ục ịch, cần mẫn làm đẹp cho khách bằng hình xăm với những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt là hình ảnh mỗi ai đến "tư gia" của Học đều nhận thấy. Học không giấu giếm quá khứ với những lỗi lầm và uẩn khúc cho số phận.... Nghiện ngập, đánh nhau, bị đưa vào tù...