Xã có ‘phố Tàu’ kêu khó quản lý người Trung Quốc
Trao đổi với VietNamNet về tình trạng biển hiệu tiếng Trung tái xuất rầm rộ, Phó trưởng Công an xã Phù Khê cho biết, với hình thức đăng ký tạm trú qua mạng, người TQ có thể báo trực tiếp lên tỉnh, huyện mà không phải qua xã. Việc quản lý rất khó.
Theo ông Lê Văn Sử – Phó trưởng Công an xã Phù Khê, người TQ đến đều phải khai báo cẩn thận, đầy đủ qua hệ thống mạng và cả hệ thống trực tiếp tại xã.
Ông cho hay, với hình thức đăng ký tạm trú qua mạng, người TQ có thể báo trực tiếp lên tỉnh, huyện mà không phải qua nơi tạm trú là phường, xã nên để quản lý chuẩn thì không thể quản lý được.
Một biển hiệu nhà nghỉ có tiếng Trung lớn hơn tiếng Việt tại thị xã Từ Sơn
“Nếu như nhà nghỉ, khách sạn đăng ký tạm trú qua mạng thì chúng tôi không thể nắm được. Chúng tôi chỉ nắm được những người TQ có đăng ký trực tiếp với ban công an xã” – ông Lê Sử thông tin. Lý do theo ông là chỉ có nhà nào chưa nối mạng thì mới báo qua xã.
Có thể nhận thấy, chính việc đăng ký nhiều cấp như vậy dẫn đến việc quản lý người TQ trên địa bàn phường Đồng Kỵ và xã Phù Khê đang gặp rất nhiều bất cập vì người TQ đến đây tạm trú là khá đông.
Video đang HOT
Ông Sử cho biết thêm, tính trong khoảng 3 tháng gần đây thì có khoảng 200 người TQ đến tạm trú trên địa bàn xã. Cơ bản những người TQ đến đều chấp hành quy định tốt, tuy nhiên cũng có hiện tượng mâu thuẫn đã xảy ra.
Tìm hiểu của VietNamNet sau tuyên bố của GĐ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh Trần Quang Nam về việc lập biên bản, tháo dỡ, thu hồi nhiều biển quảng cáo bằng tiếng Trung không đúng quy định – tình trạng biển hiệu tiếng Trung vẫn còn.
Theo Vietnamnet
Người Trung Quốc mắc kẹt hai tuần trong trại tị nạn Đức
Một du khách Trung Quốc trải qua gần hai tuần trong một trại tị nạn ở Đức sau khi mất ví và trình báo nhầm với cảnh sát.
Đức năm ngoái tiếp nhận khoảng một triệu người tị nạn, chủ yếu là từ Syria. Ảnh:Foreign policy
AFP dẫn tin từ truyền thông Đức cho hay người đàn ông 31 tuổi đi du lịch "bụi", không nói được tiếng Đức lẫn tiếng Anh.
Hồi đầu tháng 7, du khách này đến sân bay Stuttgart, tây nam Đức, và được đưa đến một trung tâm tiếp nhận. Tại đây, thay vì trình báo việc bị mất ví, anh đã điền nhầm thông tin vào đơn xin tị nạn theo hướng dẫn của các quan chức địa phương.
Hai ngày sau, anh được xe buýt đưa từ thành phố Dortmund đến một trại tị nạn tại Duelmen, gần biên giới Hà Lan, cùng những người tị nạn khác.
Giới chức đã giữ visa, hộ chiếu và lấy dấu vân tay của du khách này. Anh cũng được khám sức khỏe và cung cấp các giấy tờ dành cho những người mới đến Đức, ăn tại nhà tị nạn trên và nhận tiền trợ cấp.
"Trông anh ta rất khác những người còn lại. Anh ta trông rất bất lực", nhân viên Chữ thập đỏ Christoph Schluetermann kể.
Schluetermann sau đó đã dùng một ứng dụng dịch ngoại ngữ để nói chuyện với người này và phát hiện ra nhẫm lẫn trên.
"Anh ta nói những câu như 'Tôi muốn đi nước ngoài'. Hóa ra anh ta định đi thăm Italy và Pháp", Schluetermann kể.
Nhân viên ở trại tị nạn đã gọi điện đến các cơ quan lãnh sự, hy vọng xác định được danh tính của du khách trên nhưng vô ích. Một sai sót ở visa khiến quá trình này càng chậm trễ.
Cuối cùng, họ tìm đến một nhà hàng Trung Quốc gần đó để xin giúp đỡ và một phiên dịch viên đã làm sáng tỏ rắc rối này.
Đơn xin tị nạn của du khách trên đã được hoãn lại và anh có thể tiếp tục chuyến thăm châu Âu sau 12 ngày mắc kẹt ở Đức.
Theo kênh truyền hình Đức WDR, người đàn ông không tức giận nhưng cho hay châu Âu không giống như những gì anh tưởng tượng.
Anh Ngọc
Theo VNE
Khu 'phố Trung Quốc' tái xuất sát 'nách' Thủ đô Cách Hà Nội 20 km, các làng nghề mộc Đồng Kỵ, Phù Khê (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) từng phải tháo dỡ hàng trăm biển hiệu do vi phạm luật Quảng cáo vào năm 2013. Gần đây, biển hiệu ghi toàn tiếng Trung tái xuất rầm rộ. Không chỉ vi phạm về kích cỡ, vị trí chữ tiếng Việt, tiếng Trung...