Xã Cẩm Quý đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài
Những năm gần đây, phong trào khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập ở xã Cẩm Quý (Cẩm Thủy) đã có nhiều chuyển biến tích cực, đem lại niềm tin cho học sinh nghèo nỗ lực vươn lên trong học tập, qua đó, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục xã nhà không ngừng phát triển.
Đại diện lãnh đạo xã và Hội Khuyến học xã Cẩm Qúy trao thưởng cho sinh viên của xã đạt thành tích trong học tập.
Ngay sau khi thành lập và đi vào hoạt động, Hội Khuyến học (HKH) xã Cẩm Quý đã chú trọng và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi người, mọi nhà về mục đích, ý nghĩa của hoạt động KHKT, xây dựng xã hội học tập. Cùng với đó, hội cũng đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng tổ chức hội, hướng mọi hoạt động về cơ sở, chi hội.
Đến nay, tổ chức hội đã phủ kín 100% thôn, xóm, trường học trên địa bàn xã, với 12 chi hội, thu hút trên 1.900 hội viên tham gia, chiếm hơn 22% số dân toàn xã. Trên cơ sở xây dựng tổ chức hội vững mạnh, HKH xã Cẩm Quý phát động rộng rãi các phong trào thi đua, như: Thi đua xây dựng quỹ khuyến học, xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập…
Trong công tác xây dựng quỹ khuyến học ngoài vận động các cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm, HKH xã còn tích cực tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền ban hành nghị quyết về phát triển quỹ hội. Nếu như những năm đầu đi vào hoạt động, quỹ khuyến học trong toàn xã mới chỉ đạt hơn 100 triệu đồng, đến nay con số này đã nâng lên trên 600 triệu đồng.
Hàng năm, cùng với các chi hội và ban khuyến học dòng họ, HKH xã tổ chức khen thưởng, trao học bổng, hỗ trợ cho hơn 1.300 học sinh, sinh viên, giáo viên có thành tích trong dạy và học. Ngoài ra, HKH còn phối hợp với cha mẹ học sinh vận động nhân dân quyên góp tiền và ngày công xây dựng khuôn viên, các công trình thiết yếu ở các trường học… Đặc biệt, HKH xã đã phối hợp chặt chẽ với các nhà trường trong quản lý học sinh, duy trì có nền nếp hoạt động “Tiếng loa khuyến học”. Theo đó, vào các buổi tối sau chương trình thời sự, tiếng loa khuyến học lại vang lên nhắc nhở các em học sinh ngồi vào bàn học, đồng thời cũng là thông điệp nhắc nhở các gia đình tạo không gian yên tĩnh cho con cháu học tập…
Từ những việc làm trên, đặc biệt là hoạt động khuyến khích, động viên, khen thưởng kịp thời đối với học sinh đỗ đạt, học sinh nghèo vượt khó học giỏi, những điển hình về gia đình học tập, dòng họ học tập tiêu biểu đã góp phần thúc đẩy phong trào học tập trên địa bàn xã không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường. Từ chỗ trên địa bàn xã không có học sinh đi học THPT đến nay, tỷ lệ học sinh THCS thi đỗ vào các trường THPT hằng năm luôn đạt trên 80%; tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đúng độ tuổi luôn đạt 100%, không còn tình trạng học sinh bỏ học…
Video đang HOT
Với vai trò nòng cốt trong tổ chức hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng (TTHTC), HKH Cẩm Quý còn tích cực phối hợp với ngành giáo dục, các ban, ngành, địa phương xây dựng, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tại TTHTCĐ xã. Và, bằng việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các lớp học cũng như tập trung vào các chuyên đề theo yêu cầu “cần gì học nấy” của người dân, 5 năm gần đây, TTHTCĐ xã đã thu hút hàng nghìn lượt người đến tham gia học ở nhiều nội dung khác nhau. Tính từ tháng 10-2018 đến nay, trung tâm đã mở được 21 lớp cho trên 4.600 lượt người tham gia học tập. Nội dung của các lớp học đã góp phần nâng cao kiến thức về chính sách, pháp luật của ảng và Nhà nước cho người dân, chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất… Đây cũng là yếu tố quan trọng để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.
Ông Lê Văn Vượng, Chủ tịch HKH xã Cẩm Quý cho hay: Quê hương và con người Cẩm Quý ngày nay đã có nhiều thay đổi so với trước. Tuy khó khăn vẫn còn, nhưng “miếng cơm, manh áo” không còn là nỗi lo canh cánh hằng ngày của người dân nơi đây nữa. Quá trình đổi mới của địa phương gắn liền với quá trình đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong quá trình ấy, HKH xã Cẩm Quý thực sự trở thành “người bạn” đồng hành, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.
Bài Và Ảnh: Lê Hữu
Theo baothanhhoa
Già trẻ, gái trai ở Lộc Hà "đua nhau" nâng cao dân trí, vì ngày mai lập nghiệp
Phong trào khuyến học, khuyến tài trên địa bàn huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang được các dòng họ, gia đình và khu dân cư hưởng ứng với phương châm "học tập suốt đời", góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho quê hương, đất nước.
Thư viện trung tâm học tập công đồng xã Thạch Châu với hàng ngàn đầu sách, trở thành điểm đến đọc sách từ gần 20 năm nay của người dân nhiều lứa tuổi trên địa bàn.
Đã thành thông lệ, cứ vào ngày chẵn hàng tuần, bà con trên địa bàn xã Thạch Châu lại tập trung về thư viện trung tâm học tập cộng đồng để tham gia sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách. Nét đẹp này đã được người dân nơi đây duy trì suốt gần 20 năm nay.
Chủ tịch UBND xã Thạch Châu Lê Văn Thông cho biết: Buổi đầu, thư viện ra đời chỉ phục vụ niềm đam mê của một số người nhàn rỗi. Dần dần, thấy rõ lợi ích của việc đọc sách, bà con đủ mọi lứa tuổi đều tìm đến ngày càng đông. Và đến nay, thư viện văn hóa xã đang đáp ứng tốt nhu cầu văn hóa đọc của phần lớn người dân, trong đó có các em nhỏ tại địa phương, với trên 3.600 đầu sách đủ các doanh mục.
Điều đáng ghi nhận là, từ những kiến thức tích lũy nhờ văn hóa đọc tại thư viện, nhiều người dân đã áp dụng vào thực tiễn để mở rộng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ tăng thu nhập. Nhiều gia đình đã thoát được cảnh đói nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống; học sinh học tập tiến bộ, tỷ lệ con em đạt danh hiệu học sinh giỏi không ngừng tăng lên.
Hoạt động học tập công đồng tại các thư viện xã ngày càng thu hút đông đảo học sinh địa phương tham gia ( Trong ảnh là một buổi sinh hoạt của CLB thư viện văn hóa thôn Yên Bình, xã Thạch Bằng).
Không chỉ riêng xã Thạch Châu, hiện nay, phong trào học tập ở huyện Lộc Hà đã phát triển mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong các gia đình, dòng họ, khu dân cư. Hầu hết các xã trong toàn huyện đều có tủ sách thư viện, với hàng ngàn đầu sách, thu hút hàng trăm lượt người đến nghiên cứu, tìm hiểu thông tin mỗi ngày. Điển hình như CLB thư viện Văn hóa thôn Yên Bình (xã Thạch Bằng), nhà sách Hoa cương (xã An Lộc)...
Ông Hồ Phúc Tiến - một thành viên trong dòng họ Hồ Phúc ở xã Hồng Lộc, cho biết: Mô hình dòng họ, gia đình học tập cộng đồng đã giúp bà con có thêm kiến thức áp dụng và thực tiễn sản xuất, góp phần cải thiện đời sống gia đình. Đồng thời cộng đồng dân cư cũng gắn bó hơn, người dân phấn khởi thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và giữ gìn tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Từ những kiến thức tích lũy nhờ văn hóa đọc tại thư viện, học sinh học tập tiến bộ, tỷ lệ con em đạt danh hiệu học sinh giỏi không ngừng tăng lên.
Phong trào "học tập suốt đời" trên địa bàn Lộc Hà đã huy động được sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể xây dựng một xã hội học tập toàn diện. Từ đó, hệ thống cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư khang trang, đảm bảo cho con em học tập, tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ.
Hiện tại, 100% trường học trong huyện đã có nhà cao tầng đáp ứng đủ học 1 ca/ngày, trong đó có 30 trường đạt chuẩn quốc gia, 100% giáo viên từ khối tiểu học đến THCS đều có trình độ cao đẳng trở lên.
Đội ngũ giáo viên trong huyện luôn được nâng cao trình độ thông qua các cuộc thi giáo viên giỏi hằng năm...
Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Lê Quang Huệ cho biết: Xác định được tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài để nâng cao dân trí, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục...
Hiện nay, nguồn quỹ khuyến học của huyện đã lên tới 15 tỷ đồng. Đây là nguồn kinh phí để toàn huyện trao tặng cho 153.553 lượt giáo viên, học sinh, sinh viên có thành tích tốt trong công tác dạy và học trong những năm qua. Nhiều chi hội, dòng họ luôn có nguồn quỹ khuyến học từ 50 - 300 triệu đồng, như: họ Lê Quang ở Thạch Châu, họ Hồ Phúc ở Hồng Lộc, họ Đào Thư ở Thạch Bằng, Ban khuyến học hội lính xã Ích Hậu....
Phong trào học tập suốt đời trong toàn huyện Lộc Hà đang có bước phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Năm 2019, toàn huyện có gần 80% hộ gia đình và trên 50% dòng họ được công nhận gia đình, dòng họ hiếu học. Nhiều khu dân cư có tỷ lệ hộ đạt "gia đình hiếu học" lên tới 92%; 36 thư viện trường học được xây dựng mới; 13/13 xã có trung tâm học tập cộng đồng.
Theo baohatinh
Truyền thống "Tôn sư trọng đạo" luôn được bồi đắp Cũng giống như các thầy, cô giáo trên cả nước, Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) luôn mang lại những cảm xúc đặc biệt, tươi mới cho các ĐBQH ngành Giáo dục. Những trăn trở về đời sống giáo viên, về truyền thống "Tôn sư trọng đạo" được các đại biểu nhắc đến nhiều hơn cả. Ảnh minh họa/ INT Đại biểu Quốc...