Xã Cam Hải Đông: Gắn kết phong trào với xây dựng nông thôn mới
Nhờ gắn kết phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) với xây dựng nông thôn mới, nên xã Cam Hải Đông ( huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã sớm về đích xã nông thôn mới từ năm 2016.
Địa bàn xã Cam Hải Đông chạy dọc 2 bên đại lộ Nguyễn Tất Thành, cách trung tâm hành chính huyện khoảng 1,5km, phía bắc giáp xã Phước Đồng (TP. Nha Trang), phía nam giáp phường Cam Nghĩa (TP. Cam Ranh), phía đông giáp biển Bãi Dài và phía tây giáp đầm Thủy Triều. Xã có 2 thôn với 1.174 hộ, 4.238 nhân khẩu. Những năm gần đây, nhờ sự đầu tư cơ sở hạ tầng mạnh mẽ của tỉnh và huyện, cùng với sự phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn, đã đưa xã Cam Hải Đông phát triển nhanh và mạnh về kinh tế – xã hội.
Công an xã và Đội Tuần tra nhân dân xã Cam Hải Đông lên đường làm nhiệm vụ tuần tra.
Để tạo điều kiện cho kinh tế – xã hội phát triển, an ninh trật tự (ANTT) trở thành lĩnh vực được địa phương quan tâm hàng đầu. Đảng ủy, UBND xã Cam Hải Đông xác định đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ, quyết tâm xây dựng nông thôn mới là 2 nhiệm vụ song hành. Hàng năm, Đảng ủy, UBND xã đều ban hành nghị quyết, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ; trực tiếp chỉ đạo lực lượng Công an xã triển khai thực hiện các quy chế, kế hoạch liên tịch, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể nhằm xây dựng phong trào, giữ vững ANTT trên địa bàn. Hiện nay, các lực lượng nòng cốt của phong trào đã được kiện toàn, gồm: Công an xã, Ban Chỉ huy Quân sự xã, 4 tổ an ninh nhân dân, 2 tổ hòa giải. Đặc biệt, địa phương đã xây dựng được 2 mô hình tự quản về ANTT, gồm: “Tổ tuần tra nhân dân” và “Giáo xứ chấp hành pháp luật” tại Giáo xứ Cù Hin. Trong đó, mô hình “Giáo xứ chấp hành pháp luật” đã trở thành mô hình điểm của huyện, còn mô hình “Tổ Tuần tra nhân dân” đã phát huy hiệu quả trong công tác phòng, chống tội phạm. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2020 đến nay, lực lượng Công an xã và các thành viên của Đội Tuần tra nhân dân đã kịp thời phát hiện, xử lý giải quyết 90 vụ việc liên quan đến ANTT; nhắc nhở hơn 100 lượt sai phạm khác. Bên cạnh đó, Công an xã phối hợp và giao cho các đoàn thể tham gia cảm hóa, giáo dục 11 đối tượng có tiền án, tiền sự. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội cũng được địa phương tiến hành đều đặn với nhiều hình thức, như: Đài Truyền thanh xã phát 2 bản tin/ngày; tổ chức gắn 125 pa nô, 150 bảng cảnh báo, treo 50 băng rôn, phát 500 tờ rơi tại các khu dân cư; lồng ghép các nội dung tuyên truyền vào sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể…
Nhờ đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ nên những năm qua, tình hình ANTT trên địa bàn xã tiếp tục được giữ vững, ổn định. Các vụ việc liên quan đến ANTT giảm 30% về số vụ, số người vi phạm; vận động nhân dân tự nguyện giao nộp 25 khẩu súng hơi; nhân dân cung cấp hơn 200 tin liên quan đến ANTT, nhiều tin có giá trị giúp Công an xã phát hiện và có biện pháp đấu tranh với tội phạm; vận động hòa giải thành công 20 vụ mâu thuẫn trong nhân dân. Với thành tích trong phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ, nhân dân và cán bộ xã Cam Hải Đông 5 năm liền được các cấp khen thưởng. Đặc biệt, nhờ gắn kết phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ với xây dựng nông thôn mới, nên xã Cam Hải Đông đã sớm về đích xã nông thôn mới từ năm 2016. Hiện nay, địa phương đang cố gắng hoàn thành các tiêu chí nâng cao. Nhờ đó, càng làm cho người dân tin tưởng và ủng hộ chính quyền, tích cực tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ.
Hướng tới Đại hội Thi đua yêu nước của MTTQ Việt Nam: 'Áo mới' cho nông thôn Bắc Giang
Bắc Giang đã "khoác áo mới" kể từ khi xây dựng nông thôn mới. Đó không chỉ là câu chuyện hạ tầng, là những con đường đi vào ngõ ngách, ra tận cánh đồng, là những ngôi trường mới khang trang... nông thôn còn "mới" cả ở tư duy, nhận thức, cách làm.
Video đang HOT
Kết quả đó có được là một phần rất lớn từ nỗ lực của đội ngũ những người làm công tác Mặt trận.
Đó là chia sẻ của ông Trần Công Thắng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Giang về những kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Bắc Giang trong những năm qua.
Ông Trần Công Thắng. Ảnh: Quang Vinh.
PV: Thưa ông, Bắc Giang là một trong những địa phương rất chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Xin ông cho biết kết quả nổi bật nhất mà tỉnh Bắc Giang đã đạt được trong xây dựng nông thôn mới là gì?
Ông Trần Công Thắng: Bước vào xây dựng nông thôn mới (NTM) với đặc thù là tỉnh miền núi, xuất phát điểm thấp, song với sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chí trị và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đến nay, nông thôn Bắc Giang đã "khoác chiếc áo mới". Cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang, chất lượng giáo dục, y tế hiện đại, mang lại sự hài lòng cho nhân dân. Toàn tỉnh có 115/184 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 3 huyện Việt Yên, Lạng Giang, Tân Yên đạt huyện nông thôn mới. Dự kiến, hết năm 2020, tỉnh có 124/184 xã đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân tiêu chí đạt 16,2 tiêu chí/xã; có 8 xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí.
Khoảng mười năm trước, không ai có thể tưởng tượng được hôm nay toàn tỉnh đã "cứng hóa" được trên 7.000 km đường giao thông. Nhiều người nói vui, con số đó bằng nửa đường kính Trái đất. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân. Các công trình thủy lợi; hệ thống kênh, mương được đầu tư, nâng cấp đảm bảo chủ động tưới, tiêu trên 80% diện tích...Thành công đó được phải kể đến sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành và hệ thống Mặt trận các cấp.
Vai trò của người Mặt trận đã được thể hiện như thế nào, thưa ông?
- Để thành công trong xây dựng NTM, khâu đầu tiên và quan trọng nhất là thường xuyên làm tốt công tác phối hợp với các ngành chức năng, tổ chức thành viên đổi mới công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng NTM. Phát huy vai trò chủ thể của người dân gắn với thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo cho người dân tham gia từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi".
Bên cạnh đó, Mặt trận còn thực hiện việc trao quyền tự chủ cho người dân và cộng đồng để họ thực sự là chủ thể trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng NTM. Nhất là xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa ở khu dân cư. Hơn 10 năm qua, các cấp Mặt trận đã tuyên truyền, vận động gần 50 nghìn hộ tham gia hiến trên 334 ha đất các loại; vận động người dân đóng góp trên 3 nghìn tỷ đồng (chiếm gần 25% tổng nguồn vốn huy động) để xây dựng nông thôn mới.
Vậy việc giám sát xây dựng nông thôn mới đã được Mặt trận triển khai ra sao để chất lượng các tiêu chí ngày càng được nâng cao?
- Những năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang đã tổ chức 2 cuộc giám sát độc lập về thực hiện các quy định về hỗ trợ và huy động xây dựng NTM; sau giám sát đã có 15 ý kiến, kiến nghị đối với cấp ủy, chính quyền về xây dựng NTM.
Bên cạnh đó, các cấp Mặt trận và tổ chức thành viên trong tỉnh đã tổ chức giám sát nhiều nội dung liên quan như: Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện pháp luật về sản xuất kinh doanh, vật tư, nông nghiệp; bồi thường, giải phóng mặt bằng; xây dựng đường giao thông; chính sách hỗ trợ, ưu đãi nông dân phát triển sản xuất, hỗ trợ nông dân nghèo... Ngoài ra, MTTQ Việt Nam các cấp cũng tích cực tuyên truyền cho cán bộ, bà con nông dân nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia giám sát thường xuyên, kịp thời phát hiện những sai phạm, bất cập và phản ánh với cấp có thẩm quyền.
Người dân xã Xương Lâm (Lạng Giang, Bắc Giang) làm đường giao thông nông thôn.
Có thể nói rằng, để đạt được thành tích đó, Bắc Giang đã phải nỗ lực hơn cả sức mình để vượt khó. Vậy cho đến thời điểm này, Bắc Giang còn những vướng mắc gì trong xây dựng NTM, thưa ông?
- Mặc dù đã đạt được những kết quả hết sức tích cực, nhưng xây dựng nông thôn mới vẫn còn một số khó khăn như: Kết quả xây dựng NTM giữa các đơn vị còn chênh lệch, tại 4 huyện miền núi chỉ đạt 19,1%; các huyện đồng bằng đạt 75,2% và đang trong quá trình thực hiện xã NTM nâng cao. Chất lượng đạt chuẩn tiêu chí ở một số địa phương còn thiếu bền vững; bình quân tiêu chí tại các xã nghèo, đặc biệt khó khăn thấp hơn nhiều so với bình quân chung toàn tỉnh.
Tiêu chí Môi trường vẫn là tiêu chí khó đối với các xã nhất là chất thải sinh hoạt, hiện còn gần 70 xã chưa có điểm thu gom rác tập trung của xã; tỷ lệ xã tổ chức thu tiền dịch vụ xử lý rác thải đạt thấp; mạng lưới thu gom, cơ sở hạ tầng cho xử lý rác thải chưa đồng bộ. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn phân tán, liên kết 4 nhà trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thiếu tính bền vững... Nhưng chúng tôi tin rằng, Bắc Giang sẽ từng bước gỡ được những khó khăn này, trong đó có trách nhiệm rất lớn của người Mặt trận.
Trân trọng cảm ơn ông!
Hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở các huyện miền núi Thực hiện vai trò là cầu nối giữa Đảng với Nhân dân, những năm qua, đội ngũ báo cáo viên (BCV), tuyên truyền viên (TTV) ở các huyện miền núi đã tích cực tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân, đồng thời nắm tình hình dư...