‘X-Men: Dark Phoenix’: Lời từ biệt vội vàng của thương hiệu dị nhân có tuổi đời 20 năm
Có nhiều cách để kết thúc một vũ trụ dị nhân được yêu thích bậc nhất có tuổi đời gần 20 năm. Thế nhưng, lời tạm biệt mang tên X-Men: Dark Phoenix lại quá vội vàng và chắp vá – một hệ quả đã được lường trước của thương vụ sát nhập giữa Fox và Disney.
Bộ phim X-Men: Dark Phoenix là tác phẩm đầu tay của đạo diễn kiêm biên kịch Simon Kinberg trong vai trò đạo diễn, nhưng cũng khép lại vũ trụ dị nhân có tuổi đời 20 năm, đồng thời là cơ hội làm lại cho dị nhân Jean Grey/Phoneix sau nốt trầm đáng quên X-Men: Last Stand ra đời 13 năm trước.
Tác phẩm của đạo diễn Simon Kinberg có con đường ra rạp không mấy suôn sẻ, nhất là sau thương vụ sát nhập của Disney và Fox. Chưa bàn đến câu chuyện mà Simon Kinberg sẽ đưa lên màn ảnh rộng, vũ trụ X-Men chắc chắn sớm hứng chịu lời chia tay bất ngờ dù muốn hay không.
“X-Men: Dark Phoenix” không khá hơn “X-Men: Last Stand” là bao
Phần phim khép lại vũ trụ dị nhân một lần nữa lấy Jean Grey/Phoneix (Sophie Turner) làm trung tâm, học trò của Giáo sư X ( James McAvoy) vô tình trở thành vật chủ của năng lượng kinh hoàng sau một tai nạn bất ngờ. Với nhân dạng của Phoneix Dark – Phượng hoàng Bóng tối, Jean Grey sở hữu sức mạnh tột bậc nhưng mất đi khả năng tự kiểm soát. Cô không những làm hại đến đồng đội mình mà còn bị thế lực ngoài hành tinh lợi dụng cho mục đích xấu.
Năm 2006, phim X-Men: Last Stand ra đời với lời hứa hẹn giới thiệu nhiều tuyến nhân vật mới cùng những màn chiến đấu hoành tráng. Tác phẩm quả thật gây ấn tượng về hành động nhưng lại gây thất vọng vì kịch bản rời rạc, thiếu chiều sâu. So với phần phim X-Men: United (2002) trước đó, bộ phim X-Men: Last Stand bị cho là bước lùi tệ hại.
Được khẳng định là cơ hội làm lại cho X-Men: Last Stand nhưng rốt cục, X-Men: Dark Phoenix tiếp tục làm khán giả thất vọng vì kịch bản chắp vá lộ liễu cùng với hình tượng nhân vật bị phá huỷ hoàn toàn sau gần 20 năm xây dựng.
Video đang HOT
Hồi đầu của bộ phim X-Men: Dark Phoenix làm khá tốt với những chia rẽ nội bộ từ nhóm X-Men, đồng thời gây tò mò về tuyến nhân vật phản diện mạnh mẽ, quỷ quyệt. Thế nhưng, tác phẩm của đạo diễn Simon Kinberg nhanh chóng gặp vấn đề trong việc phát triển tâm lý nhân vật. Bản thân nhân vật: từ Jean Grey, nhóm X-Men cho đến đội phản diện liên tục có những hành động thừa thãi, khó hiểu.
Trong phần phim khép lại vũ trụ X-Men, đạo diễn Simon Kinberg dường như quá tham lam khi tạo nên vô số xung đột từ bên trong các dị nhân đến thế giới bên ngoài. Nhân vật phản diện “từ trên trời rơi xuống” theo đúng nghĩa đen, không có câu chuyện đằng sau cũng như mục đích quyết liệt, khiến toàn bộ quá trình chiến đấu của nhóm dị nhân trở nên quá đỗi nhạt nhoà và có phần… ngớ ngẩn.
Ngoài ra, sau sự ra đi của Wolverine, thương hiệu X-Men đã mất nhiều sức hút. Thế nhưng bản thân giáo sư X, Raven hay Magneto vẫn còn câu chuyện đằng sau đáng giá, song phim X-Men: Dark Phoenix đã từ chối khai thác, hoặc khai thác quá nông. Theo nhiều ý kiến, bản thân nhân vật và cộng đồng người hâm mộ vũ trụ X-Men xứng đáng với một lời từ biệt đẹp hơn.
Những nỗ lực giữ đặc trưng riêng của thương hiệu X-Men
Từ phần phim đầu tiên ra đời vào năm 2000 cho đến những tác phẩm tiếp theo, thương hiệu X-Men để lại dấu ấn riêng trong dòng phim chuyển thể từ truyện tranh bằng các thông điệp gửi gắm. Không lồng ghép tính giải trí, chuỗi phim về dị nhân khai thác mối quan hệ giữa nhóm X-Men và người thường. Ở đó, họ phải nỗ lực hết sức, thậm chí đánh đổi tính mạng để cứu hành tinh, một hành tinh đầy rẫy nghi ngờ và sẵn sàng bỏ giam nhóm dị nhân bất cứ lúc nào.
Câu chuyện giữa nhóm dị nhân và người thường – phép ẩn dụ cho nạn phân biệt chủng tộc ngoài đời thực – tiếp tục tạo nên chia rẽ trong nội bộ nhóm X-Men, và một lần nữa được nhấn mạnh qua chi tiết các dị nhân bị bắt giam sau khi được tuyên dương cách đó không lâu.
Bên cạnh đó, tác phẩm X-Men: Dark Phoenix cũng được khen về câu chuyện giữa Phoneix, Giáo sư X và khái niệm “gia đình”. Sở hữu năng lực tột bậc nhưng Jean Grey hoặc bị xa lánh, hoặc bị lợi dụng. Chỉ duy nhất gia đình chấp nhận ở lại bên Jean Grey và giúp cô chế ngự sức mạnh để tìm lại chính mình.
Phần phim cuối của vũ trụ dị nhân vẫn tiếp tục mang đến những màn hành động hấp dẫn được yêu thích suốt gần 20 năm qua, nhất là màn phô diễn sức mạnh tột bậc của Phượng hoàng Bóng đêm. Thế nhưng, kinh phí sản xuất hạn hẹp cũng khiến tác phẩm không thể tạo nên lời chào tạm biệt hoành tráng bậc nhất như những gì Avengers: Endgame từng làm được hơn một tháng trước đây. Bộ đồng phục gây tranh cãi của nhóm X-Men là một trong các yếu tố khiến người hâm mộ bất bình.
Có nhiều cách để kết thúc một vũ trụ dị nhân được yêu thích bậc nhất có tuổi đời gần 20 năm. Thế nhưng, lời tạm biệt mang tên X-Men: Dark Phoenix lại quá vội vàng và chắp vá – một hệ quả đã được lường trước của thương vụ sát nhập giữa Fox và Disney. Sau tác phẩm X-Men: Dark Phoenix, những dị nhân có thể xuất hiện với diện mạo và câu chuyện mới trong đế chế MCU, thế nhưng di sản mà nhóm X-Men đã tạo dựng suốt gần 2 thập kỷ là không thể phủ nhận, và người hâm mộ có quyền hy vọng về tương lai sáng lạn hơn.
Theo saostar
Không chỉ giới phê bình chỉ trích, 'X-Men: Dark Phoenix' lâm nguy tại phòng vé
Tương lai Dark Phoenix không mấy sáng lạn tại phòng vé cùng với những đánh giá tiêu cực từ giới mộ điệu chắc chắn sẽ trở thành kết cục đáng quên của X-Men.
Bộ phim X-Men: Dark Phoenix là tác phẩm đầu tay của đạo diễn kiêm biên kịch Simon Kinberg trong vai trò đạo diễn, nhưng cũng khép lại vũ trụ dị nhân có tuổi đời 20 năm, đồng thời là cơ hội làm lại cho dị nhân Jean Grey/Phoneix sau nốt trầm đáng quên X-Men: Last Stand ra đời 13 năm trước.
Thế nhưng, không có cú hạ màn đẹp đẽ như Avengers: Endgame, bộ phim khép lại giai đoạn đầu của đế chế MCU, tác phẩm X-Men: Dark Phoenix không được lòng cả giới chuyên môn lẫn khán giả đại chúng, đồng thời cũng chẳng "ăn nên làm ra" tại các rạp chiếu toàn cầu.
Không chỉ giới phê bình chỉ trích, 'X-Men: Dark Phoenix' lâm nguy tại phòng vé
Tương lai Dark Phoenix không mấy sáng lạn tại phòng vé cùng với những đánh giá tiêu cực từ giới mộ điệu chắc chắn sẽ trở thành kết cục đáng quên của X-Men.
Trong hôm chính thức khởi chiếu ngày 7/6, phần phim cuối cùng về nhóm dị nhân của Fox chỉ thu về khoảng 15 triệu USD tại quê nhà Bắc Mỹ. Theo nhận định của giới quan sát, sau kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài đến 09/06, tác phẩm X-Men: Dark Phoenix chỉ cán đích khoảng 37,7 triệu USD. Trước đó, Disney và Fox tiên đoán bộ phim X-Men sẽ ra quân ở mức 40-50 triệu USD nội địa.
Nếu tình hình không khả quan hơn, tác phẩm cuối cùng của đế chế X-Men sẽ gây lỗ cho nhà sản xuất, vì kinh phí làm phim lên đến 200 triệu USD. Hiện tại, trên trang tổng hợp đánh giá IMDb, bộ phim chỉ nhận được 6,2/10 điểm từ hơn 12 nghìn lượt đánh giá của khán giả đại chúng. Trong khi đó, chỉ có 23% đánh giá tích cực dành cho phim X-Men: Dark Phoenix trên tổng số 203 bình luận từ các nhà phê bình phim, được tổng hợp ở Rotten Tomatoes.
Phần phim khép lại vũ trụ dị nhân đã gây hoài nghi từ trước khi công chiếu, khi một lần nữa lấy Jean Grey/Phoneix (Sophie Turner) làm trung tâm. Học trò của Giáo sư X (James McAvoy) vô tình trở thành vật chủ của năng lượng kinh hoàng sau một tai nạn bất ngờ. Với nhân dạng của Phoneix Dark - Phượng hoàng Bóng tối, Jean Grey sở hữu sức mạnh tột bậc nhưng mất đi khả năng tự kiểm soát. Cô không những làm hại đến đồng đội mình mà còn bị thế lực ngoài hành tinh lợi dụng cho mục đích xấu.
Năm 2006, phim X-Men: Last Stand ra đời với lời hứa hẹn giới thiệu nhiều tuyến nhân vật mới cùng những màn chiến đấu hoành tráng. Tác phẩm quả thật gây ấn tượng về hành động nhưng lại gây thất vọng vì kịch bản rời rạc, thiếu chiều sâu. So với phần phim X-Men: United (2002) trước đó, bộ phim X-Men: Last Stand bị cho là bước lùi tệ hại.
Được khẳng định là cơ hội làm lại cho phim X-Men: Last Stand nhưng rốt cục, phim X-Men: Dark Phoenix tiếp tục làm khán giả thất vọng vì kịch bản chắp vá lộ liễu cùng với hình tượng nhân vật bị phá huỷ hoàn toàn sau gần 20 năm xây dựng.
Hồi đầu của bộ phim X-Men: Dark Phoenix làm khá tốt với những chia rẽ nội bộ từ nhóm X-Men, đồng thời gây tò mò về tuyến nhân vật phản diện mạnh mẽ, quỷ quyệt. Thế nhưng, tác phẩm của đạo diễn Simon Kinberg nhanh chóng gặp vấn đề trong việc phát triển tâm lý nhân vật. Bản thân nhân vật: từ Jean Grey, nhóm X-Men cho đến đội phản diện liên tục có những hành động thừa thãi, khó hiểu.
Jean Grey tiếp tục gây khó chịu trong "X-Men: Dark Phoenix".
Trong phần phim khép lại vũ trụ X-Men, đạo diễn Simon Kinberg dường như quá tham lam khi tạo nên vô số xung đột từ bên trong các dị nhân đến thế giới bên ngoài. Nhân vật phản diện "từ trên trời rơi xuống" theo đúng nghĩa đen, không có câu chuyện đằng sau cũng như mục đích quyết liệt, khiến toàn bộ quá trình chiến đấu của nhóm dị nhân trở nên quá đỗi nhạt nhoà và có phần... ngớ ngẩn.
Khán giả thậm chí không nhớ nổi tên nhân vật phản diện.
Ngoài ra, sau sự ra đi của Wolverine, thương hiệu X-Men đã mất nhiều sức hút. Thế nhưng bản thân giáo sư X, Raven hay Magneto vẫn còn câu chuyện đằng sau đáng giá, song phim X-Men: Dark Phoenix đã từ chối khai thác, hoặc khai thác quá nông. Theo nhiều ý kiến, bản thân nhân vật và cộng đồng người hâm mộ vũ trụ X-Men xứng đáng với một lời từ biệt đẹp hơn.
Bộ phim X-Men: Dark Phoenix có lẽ vẫn nhận được sự ủng hộ của những người hâm mộ đã gắn bó với thương hiệu gần 20 năm. Thế nhưng, tương lai không mấy sáng lạn tại phòng vé cùng với những đánh giá tiêu cực từ giới mộ điệu chắc chắn sẽ trở thành kết cục đáng quên của nhóm dị nhân, còn nhân vật Jean Grey không thể thoát nổi "cú dớp" kể từ phim X-Men: Last Stand.
Theo saostar
Những bài review sớm của 'X-men: Dark Phoenix': Không phải là dở nhất nhưng còn lâu mới được coi là hay Cuối cùng thì những bài review sớm cho X-Men: Dark Phoenix cũng đã được đăng tải. Sau gần 20 năm thì loạt phim X-Men do Fox sản xuất sẽ đi đến hồi kết khi Dark Phoenix được ra mắt vào đầu tháng này. Đây là lần thứ hai trường thiên The Dark Phoenix trong truyện tranh được chuyển thể lên màn ảnh rộng...