X-47B không cho đối thủ bất kỳ cơ hội nào
Đề cập đến chương trình phát triển “Máy bay trinh sát – tấn công không người lái” của Mỹ, đa phần mọi người đều thấy lạ lẫm. Tuy nhiên, một “kẻ cạnh tranh” trong chương trình này là X-47B lại được rất nhiều người biết đến.
“Đại danh” của X-47B được nhiều người biết đến khi nó tham gia và thành công mỹ mãn trong chương trình thử nghiệm “Kế hoạch máy bay trinh sát – tấn công không người lái trên hạm” (UCLASS) của hải quân Mỹ. Tuy nhiên, trong kế hoạch của hải quân nước này không chỉ có chương trình phát triển X-47B mà còn có hàng loạt chương trình khác. Thế nhưng, có lẽ không có chương trình phát triển nào có thể xứng là đối thủ của nó.
Hiện nay, tham gia kế hoạch UCLASS còn có chương trình phát triển X-45 “Phantom Ray” của nhà thầu lâu năm của hải quân Mỹ là Boeing, hệ thống “Lockheed Sea Ghost” của Lockheed Martin và cả chương trình phát triển “Sea Avenger” của công ty năng lượng nguyên tử thông dụng General Atomics. 3 chương trình phát triển này chính là những đối thủ cạnh tranh cuối cùng của X-47B trong “Kế hoạch máy bay trinh sát – tấn công không người lái trên hàng không mẫu hạm”.
Máy bay trinh sát – tấn công không người lái X-47B
So với danh tiếng của X-47B, 3 dự án còn lại rất im hơi lặng tiếng, ngoài X-45 “Phantom Ray” của Boeing được đôi người biết đến, 2 dự án còn lại rất ít người biết tiếng. Mặc dù tháng 6 vừa qua, hải quân Mỹ đã tuyên bố là họ chưa có quyết định cuối cùng về người trúng thầu trong số 4 dự án trên nhưng với sự thành công của X-47B trong thời gian vừa qua, dường như 3 đối thủ còn lại không có cơ hội đua tranh.
Máy bay trinh sát – tấn công không người lái X-45 “Phantom Ray”
X-45 “Phantom Ray” bắt đầu bay thử chuyến đầu tiên vào ngày 27-04-2011, nó có ngoại hình khá giống với máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2. “Sea Avenger” của công ty năng lượng nguyên tử thông dụng General Atomics là phiên bản cải tiến của UCAV MQ-9 Reaper nhưng xét về ngoại hình, khả năng tàng hình của nó không lấy gì làm xuất sắc. Còn “Lockheed Sea Ghost” của Lockheed Martin thì chẳng thấy có thông tin gì ngoại trừ một điều, dường như nó là sự tích hợp miễn cưỡng một số tính năng của F-35 trên thân của UAV RQ-170 Sentinel.
Video đang HOT
Máy bay trinh sát – tấn công không người lái X-45 “Sea Avenger”
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, X-47B là dự án nổi trội hơn cả, bất kể là về khả năng tàng hình hay các tham số tính năng nó đều có ưu thế vượt trội, chưa kể là tiến độ dự án cũng rất khả quan. Ngày 16-9 vừa qua, hải quân Mỹ và công ty Northrop Grumman đã hoàn tất khảo nghiệm một giai đoạn mới trong kế hoạch phát triển của X-47B là thử nghiệm thành công khả năng tự tiếp dầu trên không của nó.
Máy bay trinh sát – tấn công không người lái “Lockheed Sea Ghost”
Thử nghiệm này thành công đã làm tăng cực đại phạm vi tác chiến, khả năng bay liên tục và tính năng cơ động cho loại máy bay trinh sát – tấn công không người lái này. Từ đây không khó để nhận thấy, tương lai của chương trình phát triển “Máy bay trinh sát – tấn công không người lái” đã thuộc về Northrop Grumman, hãng này còn tự tin đến độ chuẩn bị bắt tay vào cải tiến X-47B thành phiên bản nâng cấp X-47C.
Theo ANTD
Hàn Quốc loại Boeing khỏi hợp đồng máy bay chiến đấu 7,7 tỷ USD
Hàn Quốc đã bất ngờ thông báo không mua các máy bay F-15SE trị giá 7,7 tỷ USD của Boeing và cho biết sẽ đấu thầu lại hợp đồng quốc lớn chưa từng có của nước này.
Các máy bay chiến đấu F-15 do Mỹ chế tạo.
Seoul muốn mua 60 máy bay chiến đấu tiên tiến nhằm thay thế phi đội F-4 và F-5 già cỗi của không quân Hàn Quốc. Ba tập đoàn đã tham gia đấu thầu, gồm Boeing và Lockheed Martin của Mỹ, và tập đoàn EADS của châu Âu.
Boeing, với lời chào bán các chiến đấu cơ F-15 Silent Eagle, cuối cùng đã trở thành ứng viên duy nhất đủ điều kiện sau khi 2 hãng còn lại đưa ra mức giá cao hơn đề xuất ngân sách của Hàn Quốc - 7,7 tỷ USD. Boeing dự kiến được công bố là hãng thắng thầu vào ngày 24/9.
Tuy nhiên, Cơ quan quản lý chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc hôm qua bất ngờ tuyên bố không chọn F-15 vì dòng máy bay này không đáp ứng được các yêu cầu hiện thời của không quân, đặc biệt là ở khía cạnh mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.
"Hầu hết các thành viên của DAPA đã nhất trí từ chối F-15 và bắt đầu lại dự án đấu thầu", phát ngôn viên Bộ quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-Seok nói.
Ông Kim nói thêm, DAPA đã cân nhắc kỹ "tình hình an ninh hiện thời, chương trình hạt nhân của Triều Tiên và... sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hàng không".
F-15 SE đã vấp phải sự đối lớn vì dòng máy bay này thiếu các khả năng tàng hình mà các máy bay chiến đấu hiện đại hơn như F-35 được trang bị.
"Có một sự nhất trí rằng Hàn Quốc cần các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 để ngăn chặn mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Triều Tiên", phát ngôn viên Kim Min-Seok nói.
Chính phủ hàn Quốc cho biết sẽ khởi động lại toàn bộ thủ tục đấu thầu sau khi xem xét kỹ lưỡng, vốn có thể bao gồm việc đánh giá lại ngân sách. Toàn bộ tiến trình này có thể mất khoảng 1 năm.
Một nhóm quan chức từ Bộ quốc phòng, không quân, DAPA sẽ xem xét các phương án khác nhau, trong đó có việc thay đổi số lượng máy bay cần mua, bổ sung ngân sách và kết hợp các loại máy bay khác nhau.
Yêu cầu Hàn Quốc rằng giá chào thầu không vượt quá 8,3 nghìn tỷ won (7,7 tỷ USD), vốn được quốc hội phê chuẩn, là một mối lo ngại lớn trong suốt quá trình đấu thầu.
Trong quá khứ, các nhu cầu mua sắm của quân đội Hàn Quốc, đặc biệt là không quân, phần lớn cho các nhà cung cấp Mỹ đáp ứng do hai nước có mối quan hệ đồng minh quân sự thân thiết.
Tuy nhiên, các hi vọng thắng thầu hợp đồng 7,7 tỷ USD của tập đoàn công nghiệp hàng không và quốc phòng châu Âu EADS đã được nhen lên hồi tháng 1 năm nay, khi công ty AgustaWestland của Anh và Italia đánh bại tập đoàn Sikorsky của Mỹ để giành hợp đồng trị giá 567 triệu USD nhằm cung cấp 6 trực thăng cho hải quân Hàn Quốc.
EADS đã đề xuất khoản đầu tư 2 tỷ USD vào một dự án riêng rẽ của Hàn Quốc nhằm phát triển các máy bay chiến đấu tiên tiến của riêng nước này nếu hãng này được chọn.
Lockheed Martin cũng đề xuất hỗ trợ các nỗ lực của Hàn Quốc nhằm phát triển và phóng các vệ tinh liên lạc quân sự.
An Bình
Theo AFP
Mỹ phát triển bom đường kính nhỏ phóng bằng rocket mặt đất Công ty Boeing đang cải tiến bom đường kính nhỏ (SDB) tấn công từ trên không thành bom đường kính nhỏ có thể phóng đi từ mặt đất. Trọng lượng của một quả bom đường kính nhỏ là 250 pound, thuộc loại vũ khí tấn công chính xác trên không, được trang bị cho hầu hết máy bay chiến đấu và máy bay...