WWF khẳng định vấn đề nước là ưu tiên toàn cầu
Ngày 24/3, Quỹ Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên ( WWF) đã hoan nghênh việc Hội nghị Nước Liên hợp quốc 2023 đưa vấn đề nước lên làm ưu tiên trong chương trình nghị sự toàn cầu.
Công nhân làm vệ sinh mặt hồ tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, ngày 16/3/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Trong tuyên bố gửi tới báo giới, ông Stuart Orr, Quản lý chương trình nước ngọt của WWF, khẳng định: “ Hội nghị Nước LHQ đã đưa vấn đề nước lên hàng đầu trong chương trình nghị sự toàn cầu, khi khắp các hội trường của LHQ ngập tràn các lời kêu gọi hành động, đánh thức thế giới về vai trò trung tâm của nước và hệ thống nước ngọt trong việc thúc đẩy phát triển bền vững”. Cũng theo ông Stuart Orr, thế giới cần hành động triệt để và mang tính chuyển đổi về nước để giải quyết các cuộc khủng hoảng nước, thiên nhiên và khí hậu đang ngày càng tồi tệ.
Quan chức của WWF còn nói rõ thế giới không thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản nhất của các thế hệ tương lai nếu không có nước sạch, và không thể cung cấp nước bền vững mà không phục hồi thiên nhiên.
Video đang HOT
“Giờ là lúc cùng nhau giải quyết các cuộc khủng hoảng của thế hệ. Chúng ta cần từ bỏ thái độ phớt lờ trước những mất mát tàn khốc của thiên nhiên và bắt tay vào việc khôi phục các dòng sông cũng như các vùng đất ngập nước”, ông nói.
Ông Stuart Orr nhấn mạnh Hội nghị Nước LHQ đã cho thế giới thấy rằng có thể cùng đoàn kết để đưa ra cam kết đảo ngược những thất bại trong hàng thập kỷ qua liên quan đến các hành động về nước và sự hủy hoại hệ sinh thái nước ngọt. Theo ông, “Thử thách Nước ngọt” – sáng kiến lớn nhất từ trước tới nay về phục hồi các sông, hồ và vùng đất ngập nước – được các chính phủ khởi động ngày 23/3 đã gây được tiếng vang tại Hội nghị Nước LHQ năm nay. Tuy nhiên, các cam kết chỉ có giá trị khi được biến thành hành động thực chất.
Chim Dusky Tetraka xuất hiện trở lại trong tự nhiên sau 24 năm
Ngày 1/3, các nhà bảo tôn thiên nhiên đã rất phấn khích thông báo về sự trở lại tự nhiên của loài chim Dusky Tetraka hay còn gọi là Crossleyia tenebrosa - loài chim biêt hót cô vàng có nguôn gôc từ Madagascar - sau 24 năm biên mât.
Chim Dusky Tetraka xuất hiện trở lại trong tự nhiên sau 24 năm. Ảnh: AFP
Loài chim này được nhìn thây lân gần nhất là từ năm 1999 trong khu rừng nhiệt đới ở phía Đông Bắc Madagascar - vôn được coi là môt trong những điêm hội tụ đa dạng sinh học với hàng trăm loài động vật có xương sống độc đáo. Các nhà khoa học xác nhân nhìn thây loài chim này 2 lân gân đây trong chuyên thám hiêm đên vùng đât xa xôi của đảo quôc này.
Tháng 12/2022, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, do Quỹ Peregrine có trụ sở tại Mỹ dẫn đầu, vượt quãng đường dài trong nhiêu giờ đến địa điểm cuối cùng loài chim này được nhìn thấy. Mặc dù được bảo vê chính thức, phần lớn khu rừng đã bị phá để lấy mặt bằng xây trang trại sản xuât vani.
Sau hơn 1 tuân, môt thành viên của nhóm nghiên cứu bắt gặp và nhanh tay ghi lại khoảnh khắc môt con Dusky Tetraka nhảy qua đám bụi râm râm gân bờ đá bên dòng sông. Đôi nghiên cứu thứ 2 cũng ghi nhân môt con Dusky Tetraka di chuyên quanh những bụi cây râm rạp, âm thâp gân bờ sông đê ăn côn trùng và những sinh vât khác.
Tập quán sinh sống thích những khu vực gân sông của chim Dusky Tetraka cũng được các nhà khoa học nghiên cứu giúp lý giải nguyên nhân chúng biên mât trong thời gian dài.
Dusky Tetraka nằm trong danh sách 10 loài chim biên mât được tìm kiêm nhiêu nhất. Hơn một nửa số chim ở Madagascar (khoảng 115 loài) là loài đặc hữu, tức là chúng không được tìm thấy ở bât kỳ nơi nào khác. Hơn 40 loài chim trên đảo được liêt vào mức có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). Dusky Tetraka chưa được đưa vào Sách đỏ do thiêu thông tin dữ liêu.
Các nguyên nhân chính làm mât đi đa dạng sinh học ở Madagascar là phá rừng làm nông nghiệp, suy thoái môi trường sống, các loài du nhâp, biến đổi khí hậu và nạn săn bắn. Theo nghiên cứu trước đó, khoảng 40% diện tích rừng nguyên thủy của đảo đã biên mất từ những năm 1950 đến 2000.
Bà Lily-Arison Rene de Roland, Giám đốc Chương trình Madagascar của Quỹ Peregrine cho biết viêc tìm thây và hiểu rõ hơn về môi trường sống của loài này sẽ giúp ích cho viêc tìm kiêm ở các vùng khác của Madagascar.
Pháp đón nhận 'tin sốt dẻo về sinh thái' Khi loài chuồn chuồn kim xuất hiện trở lại ở Pháp vào năm 2009 sau 133 năm vắng bóng, nó được coi là một phép màu nhỏ. Loài chuồn chuồn kim. Ảnh: AFP Nhưng trong 4 năm qua, loài họ hàng nhỏ nhắn của chuồn chuồn này lại mất tích tại Pháp, làm dấy lên lo ngại nó có thể biến mất vĩnh...