WWF kêu gọi xây dựng một hiệp ước toàn cầu ngăn chặn ô nhiễm rác thải nhựa
Giám đốc chính sách nhựa toàn cầu thuộc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) Eirik Lindebjerg cho rằng cộng đồng quốc tế đang đứng trước “cơ hội chỉ có một trong đời” để cùng đoàn kết và thống nhất về các quy định và luật lệ cần thiết giúp ngăn chặn ô nhiễm rác thải nhựa ở cấp độ toàn cầu.
Phát biểu được đưa ra như một phần lời kêu gọi của WWF nhằm đạt được một hiệp ước ngăn chặn rác thải nhựa toàn cầu.
Rác thải nhựa trôi dạt vào bờ biển ở Ouzai, phía nam Beirut, Liban. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Kết quả khảo sát trực tuyến được Quỹ không rác thải nhựa của WWF công bố ngày 23/11 cho thấy trong số trên 20.000 người từ 34 quốc gia tham gia khảo sát có tới 70% ủng hộ các nước nhất trí một hiệp ước toàn cầu nhằm loại bỏ rác thải nhựa, với các quy định và luật lệ ràng buộc tất cả các quốc gia. Ông Linderbjerg cho rằng kết quả trên phản ánh sự đồng lòng, nhất trí cao từ người dân trên toàn thế giới.
Phát biểu được đưa ra khi phiên họp đầu tiên của Ủy ban đàm phán liên chính phủ nhằm xây dựng một công cụ có tính ràng buộc pháp lý quốc tế về ô nhiễm rác thải nhựa, trong đó có môi trường đại dương, sẽ diễn ra tại Uruguay từ ngày 28/11 – 2/12.
Ông Eirik Lindebjerg nhấn mạnh dù phiên họp sắp tới không mang lại thỏa thuận ngay lập tức nhưng là một bước khởi động quan trọng cho tiến trình đàm phán 2 năm để đi đến thỏa thuận cuối cùng. Theo WWF, các cuộc đàm phán dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2024. Ông Eirik Lindebjerg kêu gọi các bên soạn thảo và nhất trí một thỏa thuận thực sự hiệu quả để loại bỏ rác thải nhựa vào năm 2025.
Tuy nhiên, WWF cảnh báo chỉ riêng trong 2 năm các bên đàm phán, tổng lượng rác thải nhựa đại dương dự kiến tăng 15%. Hiện WWF ước tính môi trường sinh sống của hơn 2.000 loài động vật đã xuất hiện tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa và gần 90% các loài được nghiên cứu đang chịu ảnh hưởng tiêu cực.
Video đang HOT
Ông Eirik Lindebjerg cho rằng cần một hiệp ước cho phép loại bỏ hoàn toàn những loại nhựa và sản phẩm nhựa gây hại nhất, trong khi đó các sản phẩm được phép sử dụng phải được thiết kế để có thể tái sử dụng hoặc tái chế. Cần có những tiêu chuẩn chung trên toàn cầu trong quản lý rác thải nhựa. Bên cạnh đó, hiệp ước cần phải có cơ chế ủng hộ mạnh mẽ, hỗ trợ tất cả các quốc gia trên thế giới thực thi hiệp ước.
Đông Á và Bắc Mỹ ngắm trăng máu đêm nay 8-11
Đêm 8-11, người dân tại Đông Á và Bắc Mỹ có dịp ngắm "trăng máu hải ly" hiếm gặp khi Trái đất, Mặt trời và Mặt trăng thẳng hàng tạo nên hiện tượng nguyệt thực toàn phần cuối cùng từ nay đến năm 2025.
Trăng máu nhìn từ Thượng Hải, Trung Quốc tối 8-11 - Ảnh: REUTERS
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Trái đất nằm thẳng hàng giữa Mặt trời, Mặt trăng và bóng của Trái đất che phủ hoàn toàn. Khi đó khúc xạ ánh sáng từ Mặt trời bị lọc khi đi qua khí quyển Trái đất và bị lọc bớt ánh sáng xanh trước khi phản chiếu đến Mặt trăng khiến nó có màu đỏ.
Sắc đỏ của Mặt trăng còn phụ thuộc mức độ ô nhiễm, khói bụi trong bầu khí quyển.
Theo NASA, hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra trung bình khoảng một lần mỗi 1,5 năm. Nhưng trăng máu đêm 8-11 là lần trăng máu thứ hai trong năm nay, sau lần giữa tháng 5. Lần xuất hiện trăng máu tiếp theo sẽ là ngày 14-3-2025.
Trăng máu lần này có thể quan sát được ở Đông Á, Úc, Thái Bình Dương và Bắc Mỹ. Ở châu Á và Úc, trăng máu xuất hiện khi trăng mọc, trong khi ở Bắc Mỹ sẽ vào sáng sớm trước khi Mặt trăng lặn.
Nó được gọi là "trăng máu hải ly" vì khu vực Bắc Mỹ thường gọi trăng tháng 11 là hải ly, loài vật thường tích trữ thực phẩm cho mùa đông vào thời điểm này trong năm.
Trăng máu xuất hiện ở San Salvador, El Salvador tối 8-11 - Ảnh: REUTERS
Trăng mọc tại một địa điểm vận động bầu cử ở Georgia, Mỹ - Ảnh: REUTERS
Trăng mọc nhìn từ khu dân cư ở Mumbai, Ấn Độ - Ảnh: AFP
Người dân ngắm trăng máu ở Bắc Kinh, Trung Quốc tối 8-11 - Ảnh: AFP
Trăng máu chụp qua kính viễn vọng ở Hàn Quốc tối 8-11 - Ảnh: AFP
Ảnh chụp quá trình nguyệt thực toàn phần và trăng máu ở Nhật Bản - Ảnh: AFP
Các nguồn năng lượng đang được tiêu thụ nhiều nhất ở châu Âu Châu Âu đang chạy đua để tăng cường công suất năng lượng tái tạo, nhưng nhiều quốc gia vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Đa số các nước châu Âu vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Ảnh: AFP Theo trang tin ZeroHedge.com ngày 16/10, phần lớn châu Âu đã tự đặt ra mục tiêu chuyển đổi từ sử dụng...