WTO: Tiến trình triển khai vaccine quyết định đà phục hồi thương mại toàn cầu
Thương mại toàn cầu sẽ tăng 8% trong năm 2021. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra nhận định như vậy ngày 31/3, đồng thời nhấn mạnh đà phục hồi từ cuộc khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ còn phụ thuộc vào tiến trình triển khai tiêm vaccine.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Essen, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó, tháng 10/2020, WTO đưa ra dự đoán thương mại toàn cầu sẽ tăng 7,2% trong năm nay, sau khi sụt giảm 5,3% trong năm 2020 do cú sốc từ đại dịch COVID-19. Một năm trước, WTO đã từng cảnh báo rằng thương mại toàn cầu có thể giảm 1/3 trong năm 2020, nhưng sau đó đã dần điều chỉnh dự báo này về mức giảm 9,2%. WTO cho rằng các chính sách tiền tệ và tài khóa mạnh mẽ là những động lực chính giúp tăng trưởng và thương mại giảm ít hơn dự đoán.
Theo WTO, dù sự phục hồi trong năm nay sẽ mạnh hơn dự đoán, nhưng tăng trưởng kinh tế được cho là sẽ chậm lại ở mức 4% trong năm 2022. Tổ chức này cảnh báo tác động của cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19 sẽ tiếp tục hiển hiện, khi mà hoạt động thương mại vẫn ở dưới mức trước đại dịch với đà tăng trưởng này.
Tông giam đôc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cảnh báo sự phục hồi của thương mại toàn cầu vẫn đứng trước nhiều nguy cơ do tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Bà Okonjo-Iweala nhấn mạnh tiến trình triển khai vaccine ngừa COVID-19 nhanh chóng và bình đẳng là kế hoạch kích thích tốt nhất cho sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ và bền vững. Tuy nhiên, bà Okonjo-Iweala cho rằng một khi vẫn còn nhiều người và nhiều quốc gia còn chưa được tiếp cận đủ vaccine, thì đó vẫn là trở ngại với tăng trưởng và có nguy cơ đảo ngược đà phục hồi kinh tế và y tế trên toàn cầu.
Video đang HOT
Theo tính toán của hãng tin AFP, khoảng 52% số liều vaccine ngừa COVID-19 được phân phối cho đến nay được triển khai ở các nước thu nhập cao, vốn chỉ chiếm 16% dân số toàn cầu. Và chỉ 0,1% lượng vaccine được triển khai ở 29 nước có thu nhập thấp nhất, chiếm 9% dân số toàn cầu.
Theo kế hoạch, WTO sẽ tổ chức hội nghị với các nhà sản xuất vaccine trong tháng 4 này để bàn giải pháp có thể tăng tốc việc phát triển cũng như điều phối chuỗi cung ứng một cách hợp lý.
EU lạc quan về triển vọng đạt được miễn dịch cộng đồng
Ngày 22/3, Ủy viên châu Âu về thị trường nội địa Thierry Breton nhận định Liên minh châu Âu (EU) có khả năng đạt được miễn dịch cộng đồng vào tháng 7 tới.
Phát biểu trên kênh truyền hình TF1 của Pháp, Ủy viên Breton nhấn mạnh cách thức duy nhất để đánh bại đại dịch COVID-19 là tiêm vaccine và mặt hàng này đang được chuyển tới thị trường EU. Ông dự báo vào ngày 14/7 tới, toàn EU sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Essen, Đức. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Đánh giá trên được đưa ra trong bối cảnh một số nước EU đã tái áp đặt các biện pháp hạn chế để kiểm soát dịch COVID-19. Cuộc chiến chống làn sóng lây nhiễm thứ ba của EU đã trở nên phức tạp sau khi một số nước tạm dừng sử dụng vaccine của AstraZeneca do lo ngại về độ an toàn. Hiện phần lớn các nước châu Âu đã nối lại việc sử dụng vaccine của AstraZeneca sau khi Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đánh giá sản phẩm này là "an toàn và hiệu quả". Tuy nhiên, AstraZeneca mới chỉ bàn giao 30% trong tổng số 90 triệu liều vaccine mà hãng cam kết phân phối cho EU trong quý đầu.
Ủy viên Breton tự tin rằng sớm sẽ có thêm vaccine được chuyển tới khu vực trong thời gian tới. Dự kiến EU sẽ nhận được 300-350 triệu liều vaccine trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6 tới. Ông cho biết hiện có 55 nhà máy đang sản xuất vaccine tại châu Âu.
Cũng liên quan đến vaccine của AstraZeneca, theo khảo sát do hãng YouGov (Anh) thực hiện vào giữa tháng 3, lòng tin của người dân EU đối với vaccine này đã giảm đi sau các cuộc tranh luận về chất lượng sản phẩm của hãng trong những tuần qua. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn người dân tại các nước thành viên lớn nhất trong EU gồm Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Italy, đều cho rằng việc tiêm phòng vaccine của AstraZeneca là không an toàn. Chuyên gia nhận định việc các nhà lãnh đạo EU quan ngại về độ an toàn của vaccine đã khiến lòng của tin người dân với sản phẩm này bị suy giảm nặng nề. Cụ thể, khoảng 55% số người được hỏi tại Đức cho rằng sản phẩm của AstraZeneca là không an toàn, tăng 15 điểm so với cách đây một tháng. Con số này tại Pháp lên tới 61%.
YouGov đã thực hiện cuộc thăm dò với 2.024 người Đức, khoảng 1.000 người trưởng thành tại mỗi quốc gia EU trong giai đoạn từ ngày 12-18/3 vừa qua.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca/Oxford. Ảnh: AFP/TTXVN
Trái ngược với xu hướng trên, tại Anh, khoảng 2/3 số người được hỏi đều tin tưởng rằng vaccine của AstraZeneca là an toàn.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ủng hộ việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca, đồng thời kêu gọi các quốc gia duy trì việc triển khai tiêm chủng sau khi xem xét các báo cáo về hiện tượng đông máu ghi nhận ở một số trường hợp được tiêm vaccine.
Trong khi đó, tại Đài Loan (Trung Quốc), khu vực này đã bắt đầu chiến dịch tiêm phòng COVID-19, với hai quan chức hàng đầu được tiêm vaccine của AstraZeneca nhằm tăng lòng tin của người đối với sản phẩm này.
Sau khi nhà chức trách Đài Loan cấp phép sử dụng vaccine của AstraZeneca, người đứng đầu cơ quan hành pháp Tô Trinh Xương (Su Tseng-chang) và người đứng đầu cơ quan y tế Đài Lan Trần Thời Trung (Chen Shih-chung) đã được tiêm phòng vaccine này tại một bệnh viện ở Đài Bắc,
Đầu tháng này, trong khi một số nước tạm dừng tiêm chủng bằng vaccine của AstraZeneca, Đài Loan vẫn quyết định sử dụng sản phẩm sau khi một ủy ban chuyên gia địa phương khẳng định những lợi ích của vaccine lớn hơn những rủi ro về tác dụng phụ.
Trước đó, Đài Loan đã ký hợp đồng đặt mua 10 triệu liều vaccine của AstraZeneca, và 5 triệu liều vaccine từ Moderna và 5 triệu liều khác qua cơ chế COVAX do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng. Cho đến nay, khu vực này mới nhận được 117.000 liều vaccine của AstraZeneca.
Dịch COVID-19: Đức và Ba Lan ghi nhận số ca mắc mới tăng mạnh Ngày 18/3, Đức thông báo có thêm 17.504 ca mắc COVID-19, mức cao nhất kể từ ngày 22/1. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 trên cả nước đã lên tới 2.612.268 ca. Số liệu của Viện Robert Koch (RKI) cũng cho thấy số ca tử vong do COVID-19 trong cùng ngày tăng thêm 227 ca lên 74.132 ca. Trong 7 ngày qua, số...