WTO thảo luận về xóa bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vaccine ngừa COVID-19
Trong nỗ lực đóng góp nhiều hơn cho cuộc chiến chống đại dịch, ngày 13/6, Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) tiến hành các cuộc thảo luận nhằm đạt được sự đồng thuận trong việc gỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19.
Vaccine phòng COVID-19 của Johnson & Johnson. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là sáng kiến chống đại dịch chính đang được thảo luận tại Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 12 của WTO (MC12) ở Geneva (Thụy Sĩ). Tuy nhiên, sáng kiến này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ một số quốc gia có đặt các công ty dược phẩm lớn như Anh và Thụy Sĩ, từ đó gây trở ngại cho việc thông qua tại WTO, bởi các quyết định của tổ chức này dựa trên sự đồng thuận chứ không phải theo đa số. Các công ty dược phẩm lớn trên thế giới cho rằng việc xóa bỏ các bằng sáng chế sẽ làm tê liệt hoạt động đầu tư và đổi mới, đồng thời nhận định kế hoạch này đã lỗi thời vì thế giới hiện đang dư thừa vaccine.
Phát biểu trước báo giới sau khi kết thúc phiên họp ngày 13/6, người phát ngôn của WTO Daniel Pruzin đã bày tỏ lạc quan một cách thận trọng về việc đạt được kết quả tại hội nghị. Theo ông, các cuộc thảo luận vẫn cần tập trung vào việc thiết lập tiêu chuẩn để chọn ra các quốc gia đủ điều kiện được miễn quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài vấn đề sản xuất, nội dung thứ hai trong hội nghị là giải quyết hạn chế về nguồn cung khi chỉ có một số nước nhất định nắm giữ công cụ chống dịch. Ông Pruzin cho biết các bên đang tiến gần hơn tới đạt được nhất trí về nội dung, song vẫn còn nhiều vấn đề trong các cuộc thảo luận.
Video đang HOT
Trong khi đó, Đại sứ Thụy Sĩ Markus Schlagenhof khẳng định dù không giải quyết hoàn toàn vấn đề, song việc bỏ quyền sở hữu trí tuệ là một phần của giải pháp. Về phần mình, Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh Anne-Marie Trevelyan tin rằng thách thức hiện nay là đạt được giải pháp khả thi cho việc bỏ quyền sở hữu trí tuệ mà vẫn hỗ trợ doanh nghiệp và đem lại lợi ích cho chính phủ.
Một số nhóm quan tâm nhận định nội dung dự thảo không đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay, do hạn chế về thời gian và làm phức tạp hóa thêm việc bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine, trong khi bỏ qua các phương pháp điều trị và chẩn đoán COVID-19.
Tháng 10/2020, Ấn Độ và Nam Phi đã bắt đầu thúc đẩy WTO miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ đối với xét nghiệm, phương pháp điều trị và vaccine ngừa COVID-19 để đảm bảo việc tiếp cận công bằng hơn tại các nước nghèo. Sau nhiều vòng đàm phán, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Ấn Độ và Nam Phi đạt được thỏa thuận cho phép phần lớn các nước đang phát triển sản xuất vaccine ngừa COVID-19 mà không cần sự đồng ý của bên sở hữu bản quyền.
Hội nghị MC12 đã khai mạc tại trụ sở của WTO ở Geneva (Thụy Sĩ) ngày 12/6. Hội nghị cấp Bộ trưởng, với sự tham dự của các bộ trưởng thương mại và các quan chức cấp cao khác từ 164 thành viên của WTO, là cơ quan ra quyết định cao nhất của tổ chức này. Hội nghị thường diễn ra 2 năm một lần. Tuy nhiên, MC12 đã bị hoãn 2 lần do dịch COVID-19.
WTO hoan nghênh bước tiến về dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ vaccine ngừa COVID-19
Ngày 16/3, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã hoan nghênh bước tiến đạt được giữa Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Ấn Độ và Nam Phi về việc dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với các vaccine ngừa COVID-19.
Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu sau khi thỏa thuận tạm thời trên được công bố, Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala nhấn mạnh "đây là một bước tiến quan trọng" và "sự thỏa hiệp này là kết quả của nhiều cuộc đàm phán kéo dài và khó khăn". Tuy nhiên, bà lưu ý vẫn còn nhiều việc phải làm nhằm đảm bảo có sự ủng hộ của toàn bộ 164 thành viên WTO.
Nếu được tất cả các thành viên WTO ủng hộ thông qua, thỏa thuận này đồng nghĩa là các quốc gia có thể cho phép các nhà sản xuất trong nước sản xuất vaccine mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu bằng sáng chế.
Thỏa thuận đạt được giữa Mỹ, EU, Ấn Độ và Nam Phi hôm 15/3 vẫn có một số giới hạn, bao gồm việc miễn trừ bản quyền chỉ dành cho những thành viên WTO xuất khẩu dưới 10% trên tổng số liều vaccine ngừa COVID-19 xuất khẩu trên toàn cầu trong năm 2021.
Tuy nhiên, ý tưởng dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19 vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các hãng dược phẩm lớn. Các nhà sản xuất dược phẩm toàn cầu trong Liên đoàn các nhà sản xuất và hiệp hội dược phẩm quốc tế (IFPMA) cho rằng động thái trên có thể làm suy yếu khả năng ứng phó của họ trước các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Trong khi đó, hãng dược phẩm Mỹ Pfizer và BioNTech của Đức không đưa ra bình luận nào về thông tin trên. Cả hai hãng này đã cam kết cung cấp 2 tỷ liều vaccine cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trong năm 2021 và 2022.
Trước đó, công ty công nghệ sinh học Mỹ Moderna đã cam kết miễn trừ quyền bảo hộ sáng chế vaccine ngừa COVID-19 khi cuộc khủng hoảng y tế trong giai đoạn khẩn cấp. Điều này đã cho phép phát triển một nhà máy sản xuất vaccine ở châu Phi do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hỗ trợ như một phần của dự án thí điểm trao cho các nước thu nhập thấp và trung bình bí quyết để sản xuất vaccine ngừa COVID-19. Công ty thông báo sẽ kéo dài quyền miễn trừ này vô thời hạn đối với 92 nước thu nhập trung bình và thấp theo Cam kết Thị trường tiên tiến COVAX (COVAX AMC) về phân phối công bằng vaccine.
Mỹ kêu gọi WTO ủng hộ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19 Nhà Trắng ngày 21/10 đã kêu gọi mọi thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ủng hộ việc bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer/BioNTech. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nêu...