WTO sắp có nữ tổng giám đốc đầu tiên
Sau khi cựu Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox bị loại khỏi danh sách rút gọn, hai ứng viên còn lại cho vị trí tổng giám đốc WTO là bà Yoo Myung Hee và bà Ngozi Okonjo-Iweala.
Theo Guardian, cái tên cuối cùng được chọn sẽ được thông báo vào đầu tháng sau, và quá trình bầu chọn sẽ diễn ra cho tới hết ngày 27/10.
Bà Yoo Myung Hee dành cả sự nghiệp 30 năm qua nhiều vị trí phụ trách thương mại và ngoại giao trước khi đảm nhiệm vai trò bộ trưởng Thương mại trong chính phủ hiện tại ở Hàn Quốc. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên giữ chức này.
Bà Yoo tuyên bố sẽ cải tổ WTO bằng cách khôi phục và củng cố các hệ thống đa phương, cũng như làm trung gian giữa những xung đột thương mại của Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia thành viên quyền lực nhất.
Với kinh nghiệm đàm phán với Mỹ và thời gian làm việc ở Trung Quốc, bà Yoo hy vọng điều đó sẽ giúp đạt được mục tiêu của mình.
Video đang HOT
Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung Hee đứng trước cơ hội trở thành người châu Á thứ 2 giữ chức tổng giám đốc WTO, sau ông Supachai Panitchpakdi người Thái Lan. Ảnh: AP.
Trong khi đó, bà Okonjo-Iweala đã giữ vị trí bộ trưởng Tài chính của Nigeria, quốc gia đông dân nhất châu Phi, trong hai nhiệm kỳ, và cũng từng là ngoại trưởng nước này trong một thời gian ngắn. Bà cũng từng là giám đốc quản lý, vị trí số 2 tại Ngân hàng Thế giới (World Bank) và có 25 năm làm việc tại tổ chức này.
Nhiệm kỳ tổng giám đốc WTO kéo dài 4 năm, và người giữ chức này cũng có cơ hội làm việc thêm một nhiệm kỳ thứ hai. Ông Roberto Azevedo, giám đốc người Brazil hiện tại của tổ chức, đã đưa ra quyết định từ chức vào tháng 8 qua, một năm trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc.
Covid-19 đã có tác động rõ rệt đến dòng chảy thương mại toàn cầu, với WTO dự báo mức giảm 9,2% trong năm nay và một sự phục hồi hạn chế trong năm 2021.
Đại dịch xảy ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại âm ỉ giữa Mỹ và Trung Quốc, bên cạnh việc WTO không thể hoàn thành vòng đàm phán tự do hóa thương mại Doha. Thêm vào đó, Washington cũng từ chối việc bổ nhiệm một số thẩm phán vào hội đồng kháng cáo của WTO, đã khiến cho khả năng giám sát thương mại của tổ chức này bị ảnh hưởng đáng kể.
"Nóng" cuộc đua giành ghế Tổng giám đốc WTO
8 ứng cử viên đến từ nhiều quốc gia đã bước vào cuộc đua giành ghế Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Bất luận ai sẽ giành chiến thắng thì vị lãnh đạo mới của WTO cũng cần phải nhanh chóng đưa ra chương trình hành động cụ thể để giải quyết những thách thức hiện nay.
Mới đây, WTO đã khởi động tiến trình bầu lãnh đạo mới của cơ quan này. Tham gia vào cuộc đua giành vị trí "thuyền trưởng" của WTO là 8 ứng cử viên đến từ Hàn Quốc, Anh, Mexico, Nigeria, Ai Cập, Moldova, Kenya và Saudi Arabia. Theo thông lệ của WTO, việc tìm kiếm nhà lãnh đạo mới được thực hiện qua các vòng bầu chọn nhằm loại bỏ dần các ứng cử viên. Trong vòng bầu chọn đầu tiên, sẽ có 3 người bị loại khỏi cuộc đua. Tương tự như vậy, ở vòng bầu chọn thứ hai, trong số 5 ứng cử viên còn lại cũng sẽ có 3 người bị loại. Cuối cùng, đại diện các nước thành viên WTO sẽ lựa chọn nhà lãnh đạo mới của cơ quan này trong số hai ứng cử viên trụ vững sau hai vòng bầu chọn. Kết quả dự kiến sẽ được công bố chính thức vào đầu tháng 11 tới.
Trụ sở của WTO tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters
Hiện nay, vị trí lãnh đạo WTO đang bỏ trống sau khi ông Roberto Azevedo chính thức rời ghế tổng giám đốc của cơ quan này vào ngày 31-8 vừa qua. Trước đó, từ giữa tháng 5 năm nay, ông Roberto Azevedo đã đưa ra thông báo từ chức sớm một năm trước khi nhiệm kỳ kết thúc vào năm 2021. Quyết định của ông Roberto Azevedo gây khá nhiều bất ngờ, nhất là vào thời điểm nền kinh tế toàn cầu đang chịu những tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.
Bắt đầu hoạt động vào năm 1995, với mục tiêu thiết lập, duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch, WTO được coi là trung gian hòa giải tranh chấp thương mại, đưa các nước ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết mâu thuẫn, thu hẹp bất đồng, qua đó thúc đẩy các chuẩn mực dựa trên quy tắc vì lợi ích chung. Sau 25 năm hoạt động, không thể phủ nhận là WTO đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một sân chơi thương mại công bằng cho các nước thành viên. Tuy nhiên, tổ chức này cũng đối mặt với nhiều thách thức trong giải quyết một số vấn đề như căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và tăng trưởng kinh tế thế giới suy giảm do dịch Covid-19.
Chính vì vậy, nhân vật nào trong số 8 ứng cử viên được WTO "chọn mặt gửi vàng" cho vị trí lãnh đạo cơ quan này đang thu hút sự quan tâm của cả thế giới. Theo đánh giá của các chuyên gia, 8 ứng cử viên đều là những người dày dạn kinh nghiệm về thương mại toàn cầu. The Korea Herald nhận định, hai ứng cử viên nữ sáng giá nhất đang nổi lên là bà Amina Mohamed, hiện là Bộ trưởng Thể thao Kenya, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Kenya, cựu Chủ tịch Đại hội đồng của WTO và bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu Bộ trưởng Tài chính của Nigeria. Nếu một trong hai ứng cử viên này chiến thắng thì WTO sẽ có nữ tổng giám đốc đầu tiên và cũng là nhà lãnh đạo đầu tiên từ "lục địa đen". Từ khi ra đời cho đến nay, WTO đã có 6 tổng giám đốc đến từ các châu lục, trong đó có 3 người châu Âu, một người châu Đại Dương, một người châu Á và một người Nam Mỹ. Giới quan sát đánh giá, trong cuộc đua lần này, các đại diện đến từ châu Phi có nhiều cơ hội dù WTO không áp dụng nguyên tắc luân phiên khu vực trong việc lựa chọn người đứng đầu cơ quan này.
Bất kể ai ngồi vào "ghế nóng" tại WTO cũng đều phải gánh vác trách nhiệm lớn như giải quyết các tranh chấp thương mại khi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gia tăng, cải thiện quan hệ với Mỹ cũng như hỗ trợ các quốc gia thành viên phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ngoài ra, người đứng đầu WTO cũng phải đối mặt với một nhiệm vụ khác vô cùng khó khăn, đó là cải cách WTO theo yêu cầu của các nước thành viên để thích ứng với tình hình thế giới hiện nay.
Trong bối cảnh WTO đang đứng trước nhiều thách thức, các nước thành viên cơ quan này cần bàn bạc, xem xét kỹ lưỡng để tìm ra "vị thuyền trưởng" mạnh mẽ chèo lái "con thuyền" WTO vượt qua dông bão.
Trung Quốc tố Mỹ phạm luật khi cấm TikTok, WeChat Quan chức Trung Quốc tại WTO cho biết lệnh ấm của Mỹ với ứng dụng TikTok và WeChat đã vi phạm quy tắc của tổ chức này. "Các biện pháp này rõ ràng không phù hợp với quy định của WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới), hạn chế các dịch vụ thương mại xuyên biên giới và vi phạm những nguyên tắc,...