WTO nhận định giai đoạn khó khăn đối với thương mại toàn cầu
Ngày 30/7, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala nhận định thương mại toàn cầu đang trải qua thời kỳ khó khăn, với sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ và các biện pháp đơn phương hạn chế thương mại, trong bối cảnh những tác động của căng thẳng địa chính trị và biến đổi khí hậu tiếp tục là “ cơn gió ngược” đối với kinh tế thế giới.
Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Trong báo cáo thường niên của WTO, bà Ngozi Okonjo-Iweala nhận định xu hướng phân mảnh trong thương mại toàn cầu đã được đề cập từ nhiều năm qua, và giờ đây xu hướng này có lẽ đang bắt đầu xảy ra cùng với những dịch chuyển địa chính trị.
Tuy nhiên, bà Okonjo-Iweala nhấn mạnh vẫn có nhiều cơ hội cho tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu. Tổng Giám đốc WTO chỉ ra rằng tương lai thương mại phụ thuộc vào các lĩnh vực dịch vụ, số hóa và kinh tế xanh. Theo đó, tăng trưởng và tạo việc làm được thúc thẩy thông qua số hóa, đồng thời thương mại cũng giúp tăng cường an ninh lương thực toàn cầu và đẩy nhanh tiến độ hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
Video đang HOT
Viện dẫn số liệu thực tế, người đứng đầu WTO cho biết khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu trong năm 2023 đã giảm 1,2%, sau khi tăng 3% vào năm trước đó, do nhiều nước chịu tác động của tình trạng lạm phát kéo dài và giá năng lượng cao. Tuy nhiên, sự suy giảm này đã được bù đắp một phần nhờ tăng trưởng mạnh mẽ 9% trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, một phần là nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động du lịch sau đại dịch COVID-19.
Trong năm 2023, tổng giá trị thương mại hàng hóa và dịch vụ đạt gần mức cao kỷ lục là 30.400 tỷ USD. Trong đó, thương mại kỹ thuật số đang tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với thương mại truyền thống.
Thế giới đã ghi nhận những tiến triển trong nỗ lực định hình bộ quy tắc thương mại kỹ thuật số toàn cầu vào ngày 26/7 vừa qua khi hàng chục quốc gia đã đưa ra được một một văn bản dự thảo về vấn đề này sau quá trình đàm phán. Tuy nhiên, nỗ lực này cần đạt được một văn bản cuối cùng, thu hút sự tham gia của nhiều bên hơn nữa, nhất là khi Mỹ và một số nước khác chưa tham gia. Dự thảo đề cập các biện pháp nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch kỹ thuật số, chẳng hạn như bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến, số hóa các thủ tục hải quan và công nhận chữ ký điện tử.
Ủy viên thương mại của Liên minh châu Âu – ông Valdis Dombrovskis đánh giá đây là bước đi mang tính “lịch sử” khi các nước đã bắt đầu đàm phán về các quy tắc đầu tiên trên thế giới về thương mại kỹ thuật số. Theo ông, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch điện tử, thúc đẩy đổi mới và thúc đẩy các nước đang phát triển hướng tới nền kinh tế kỹ thuật số.
WTO kêu gọi đa dạng hóa chuỗi cung ứng để phục hồi thương mại
Ngày 23/5, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala đã kêu gọi các quốc gia "phi tập trung hóa" chuỗi cung ứng thay vì hình thành các khối để cô lập các nước khác, đồng thời nhấn mạnh đa dạng hóa thương mại là cần thiết để góp phần vào phục hồi và tăng trưởng toàn cầu.
Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Yonhap, bà Okonjo-Iweala đưa ra tuyên bố này tại một diễn đàn thương mại do Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) đồng tổ chức tại Seoul. Tại sự kiện này, bà đã bày tỏ lo ngại về xu hướng ngày càng gia tăng của các hoạt động thương mại mà trong đó một số quốc gia phối hợp thiết lập mạng lưới chuỗi cung ứng độc quyền và áp dụng các chính sách nhằm giảm thương mại với một số quốc gia khác.
Theo bà Okonjo-Iweala, "đó là sự tập trung quá mức vào một số mối quan hệ thương mại đối với các sản phẩm quan trọng. Cách làm cho chuỗi cung ứng trở nên mạnh mẽ hơn và bền vững hơn là phi tập trung hóa chúng".
Người đứng đầu WTO cho rằng những hành động "kết bạn" như vậy sẽ không chỉ làm suy yếu thương mại toàn cầu mà còn có thể gây ra những chi phí kinh tế lớn. Theo một nghiên cứu của WTO, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia sẽ suy giảm nếu kinh tế thế giới bị chia thành 2 khối thương mại. Bà Okonjo-Iweala cảnh báo GDP thực tế trung bình toàn cầu có thể giảm ít nhất 5%, tương đương với phần đóng góp của kinh tế Nhật Bản vào GDP thế giới.
Theo bà Okonjo-Iweala, hợp tác quốc tế cũng rất quan trọng trong giải quyết những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, và chuỗi cung ứng kém đa đạng hơn sẽ đồng nghĩa với việc khả năng phục hồi kém hơn trước các cú sốc mang tính cục bộ như thời tiết khắc nghiệt hoặc dịch bệnh bùng phát.
Bà kêu gọi cần phải "đưa các quốc gia bên lề của tiến trình toàn cầu hóa vào dòng chảy chính", hoặc cái mà bà gọi là "tái toàn cầu hóa" như chủ trương của WTO. Bà Okonjo-Iweala đề nghị các quốc gia, trong đó có Hàn Quốc, tìm kiếm các đối tác phi truyền thống để đầu tư, trong đó đề cập đến việc Hàn Quốc đã tăng cường quan hệ kinh tế với các quốc gia châu Phi trong những năm gần đây.
Theo bà, chính sách tái toàn cầu hóa cũng có thể đem lại cho Hàn Quốc nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư khi dân số già hóa và lực lượng lao động bị thu hẹp đã bắt đầu tác động đến triển vọng tăng trưởng trong tương lai của nước này.
Tổng giám đốc WTO đang có chuyến thăm 3 ngày tại Hàn Quốc, bắt đầu từ ngày 22/5, để thảo luận với quan chức chính phủ cũng như các doanh nghiệp nước này về thương mại toàn cầu và nhiều vấn đề khác. Đây là lần đầu tiên của một người đứng đầu WTO đến Hàn Quốc trong gần 1 thập niên qua, sau chuyến thăm của cựu Tổng giám đốc Roberto Azevedo vào tháng 5/2014.
Hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ 13 của WTO lùi thời điểm bế mạc Ngày 29/2, Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 13 của Tổ chức Thương mại thế giới (MC13) tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã bước vào ngày cuối cùng theo lịch trình song chưa có dấu hiệu đạt được đột phá đáng kể nào liên quan đến các vấn đề bế tắc. Quang cảnh lễ khai mạc Hội...