WTO nâng dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu
Ngày 4/10, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã công bố dự báo mới nhất về tăng trưởng thương mại toàn cầu năm nay và năm sau, trong đó cho rằng trong năm 2021 này, hoạt động thương mại trên thế giới có thể đạt mức tăng trưởng tới 10,8%, tức tăng thêm 2,8% so với mức dự báo công bố tháng 3 vừa qua.
Tương tự, mức dự báo tăng trưởng thương mại cho năm 2022 là 4,7%, tăng 0,7%.
Vận chuyển hàng hóa tại cảng Tangshan, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo WTO, cơ sở để các chuyên gia của tổ chức này đưa ra con số dự báo lạc quan trên là nhờ sự gia tăng trở lại của các hoạt động thương mại trên thế giới trong năm 2021 sau một năm đình trệ nghiêm trọng do đại dịch COVID-19, đặc biệt rơi xuống mức thấp tồi tệ trong quý II/2020. Tuy nhiên, cơ quan có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) này vẫn cảnh báo nguy cơ đà phục hồi của thương mại toàn cầu chững lại do chịu tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 và các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng.
Các chuyên gia của WTO cho rằng các vấn đề từ phía cung ứng như khan hiếm chất bán dẫn và hàng hóa tồn đọng tại các cảng biển có thể làm căng thẳng chuỗi cung ứng, nhưng không có khả năng tác động lớn đến đà phục hồi nói chung của kinh tế toàn cầu. Theo họ, rủi ro lớn nhất đe dọa sự phục hồi của thương mại vẫn chính là đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Tổng Giám đốc WTO, bà Ngozi Okonjo-Iweala khẳng định thương mại là một công cụ quan trọng trong nỗ lực chống đại dịch và sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế đã cho thấy tầm quan trọng của thương mại trong thúc đẩy khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine phòng COVID-19 đang làm trầm trọng thêm sự phân hóa kinh tế giữa các khu vực trên thế giới.
Theo Tổng Giám đốc WTO, tình trạng bất bình đẳng này kéo dài sẽ kéo theo nguy cơ xuất hiện thêm nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn, đe dọa nỗ lực kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và gây tổn hại những tiến bộ kinh tế mà thế giới đạt được.
Cũng trong dự báo mới này, WTO cho rằng kim ngạch thương mại thế giới trong năm 2022 sẽ đạt mức tăng trưởng 4,7%, tức tăng 0,7% so với dự báo trước đó với mọi hoạt động thương mại sẽ dần quay trở lại mức vào thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thương mại toàn cầu trong năm 2020 đã giảm 5,3%. Ở thời điểm hiện tại, mặc dù các hoạt động kinh tế ở nhiều nước đã được khôi phục khi các nước đã gỡ bỏ các biện pháp hạn chế để phòng dịch, tuy nhiên mức độ phục hồi chưa thể đạt được mức trước khi dịch bệnh bùng phát do gặp nhiều thách thức liên quan đến nguồn nhân lực, chuỗi cung ứng,…
Australia nêu yêu cầu để xem xét kết nạp Trung Quốc vào CPTPP
Australia sẽ chỉ xem xét đàm phán về việc Trung Quốc đệ đơn gia nhập Hiệp định CPTPP nếu Bắc Kinh dỡ bỏ thuế trừng phạt nhắm vào hàng hóa nước này - đó là phát biểu của Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan hôm 17/9.
CPTPP bao gồm 11 thành viên sáng lập, chiếm khoảng 13% GDP toàn cầu. Ảnh: Xinhua
Theo ông Tehan, 11 quốc gia thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) muốn chắc chắn rằng Trung Quốc thực thi đầy đủ các cam kết tự do thương mại theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các hiệp định thương mại đang có hiệu lực. Đây là vấn đề quan trọng và cần tới thảo luận cấp bộ trưởng trước khi cân nhắc đơn xin gia nhập CPTPP của Trung Quốc.
Hôm 16/9, tân Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đã chính thức gửi đơn xin gia nhập CPTPP tới Bộ trưởng Thương mại New Zealand Damien OConnor. Việc Trung Quốc gia nhập liên kết kinh tế này sẽ có tác động to lớn tới thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng gay gắt.
Bộ trưởng Tehan cho biết Australia và Trung Quốc đã đóng băng tiếp xúc cấp bộ trưởng trở lên kể từ tháng 4/2020, sau khi Canberra nêu yêu cầu mở cuộc điều tra về nguồn gốc COVID-19 mà không tham vấn với Bắc Kinh. Kể từ đó, Trung Quốc đã áp đặt nhiều biện pháp hạn chế nhập khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của Australia như than đá, tôm hùm, đồ gỗ; áp thuế chống bán phá giá đối với rượu vang, lúa mạch nhập khẩu từ Australia.
Tất cả 11 thành viên của CPTPP sau khi phê chuẩn hiệp định, trong đó có Australia, sẽ có quyền xem xét đơn gia nhập của Trung Quốc. Đến nay, đã có 8 quốc gia hoàn tất phê chuẩn CPTPP, gồm có Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada, Australia, Việt Nam và mới nhất là Peru. Những thành viên còn lại, như Malaysia, đã khởi động tiến trình phê chuẩn, nhưng vẫn chưa kết thúc.
Một số nước thành viên đã đưa ra phản ứng bước đầu. Tiếp đồng cấp người Trung Quốc Vương Nghị ngày 13/9, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan tuyên bố nước này hoan nghênh sự quan tâm của Trung Quốc đối với CPTPP.
Nhật Bản bày tỏ quan điểm thận trọng hơn. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato ngày 17/9 cho biết Tokyo sẽ phải đánh giá kỹ lưỡng liệu Trung Quốc có sẵn sàng tuân thủ các quy tắc tiêu chuẩn cao của CPTPP hay không, đồng thời khẳng định sẽ tham vấn với các thành viên khác trong khi tiếp tục thủ tục phê chuẩn thành viên mới.
Trước Trung Quốc, Anh là nước đầu tiên không phải thành viên sáng lập đệ đơn gia nhập CPTPP vào năm 2020. Vùng lãnh thổ Đài Loan/Trung Quốc cũng đã bày tỏ quan tâm được xét kết nạp vào khối này, nhưng chưa đệ đơn chính thức.
Hiệp định CPTPP được hoàn tất vào năm 2018, cam kết dỡ bỏ 95% các loại thuế quan giữa 11 quốc gia thành viên tham gia, bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Ước tính khu vực thương mại tự do này chiếm 13% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia.
Quan chức Trung quốc bị điều tra vì "thô lỗ" với dân Bí thư quận uỷ Bình Sơn, tỉnh Hà Bắc, bị đình chỉ chức vụ và điều tra hành vi thô lỗ, sau khi ông nhận tin nhắn của người dân mà chỉ trả lời, "Biến đi". Quyết định đình chỉ với Yin Huiqiang được Đảng uỷ thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc đưa ra hôm 13/9, 1 ngày sau khi xảy...