WTO: Mỹ đã vi phạm luật thương mại quốc tế
Ngày 21/12, Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO) ra phán quyết nêu rõ Mỹ đã vi phạm luật thương mại quốc tế khi yêu cầu các hàng hóa nhập khẩu từ Khu hành chính đặc biệt Hong Kong ( Trung Quốc) phải được gắn mác có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Vận chuyển hàng hóa tại cảng ở Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, quy định trên được Mỹ áp dụng từ năm 2020, dưới thời Tổng thống Donald Trump. Tổng thống Trump khi đó cũng tuyên bố chấm dứt các điều kiện ưu đãi mà Washington dành cho Hong Kong, sau khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh mới đối với khu hành chính đặc biệt này. Tháng 8/2020, Hải quan Mỹ thông báo toàn bộ các hàng hóa nhập khẩu từ Hong Kong sẽ phải được gắn nhãn “Made in China” chứ không chấp nhận việc gắn mác “ Made in Hong Kong”. Điều này khiến Hong Kong đệ đơn khiếu nại lên WTO.
Theo WTO, yêu cầu của Mỹ là “không phù hợp” với các quy tắc thương mại toàn cầu, làm thay đổi các điều kiện cạnh tranh và gây bất lợi cho các sản phẩm từ Hong Kong.
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai đã phản đối phán quyết của WTO và nêu rõ Washington sẽ không nhượng trong vấn đề này.
Tờ “Nhật báo Tinh Đảo” cho biết Cục trưởng Cục Phát triển kinh tế và Thương mại Hong Kong (CEDB) Algernon Yau Ying-wah hoan nghênh quyết định của WTO. Theo người đứng đầu CEDB, hàng hóa Hong Kong dán nhãn “Made in Hong Kong” đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận nhiều năm, điều này vừa phù hợp với thực tế Hong Kong là khu vực thuế quan độc lập và các quy tắc thương mại liên quan, vừa cung cấp thông tin nguồn gốc xuất xứ chính xác và rõ ràng cho người tiêu dùng.
Hong Kong – một trong những thương cảng lớn của thế giới – là thành viên của WTO dù vẫn là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Theo mô hình “Một quốc gia, hai chế độ”, Hong Kong được trao nhiều quyền tự chủ, bao gồm các quy tắc về hải quan và nhập cư riêng. Các nhà xuất khẩu Hong Kong cho rằng việc mất nhãn hiệu “Made in Hong Kong” có thể gây thiệt hại cho thương hiệu của họ, gây nhầm lẫn cho thị trường và làm suy yếu hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ.
Trung Quốc khiếu nại lên WTO việc Mỹ áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu chip
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 13/12 cho biết nước này đã khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về việc Mỹ áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip theo Đạo luật Khoa học và Chip.
Bộ Thương mại Trung Quốc đã khiếu nại lên WTO về việc Mỹ áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip theo Đạo luật Khoa học và Chip. Ảnh minh họa: Reuters
Trong tuyên bố, Bộ Thương mại Trung Quốc nhấn mạnh sự cần thiết của việc thực thi hành động pháp lý trong khuôn khổ WTO nhằm giải quyết các mối quan ngại, cũng như bảo vệ lợi ích hợp pháp của Trung Quốc. Tuyên bố nêu rõ các biện pháp hạn chế của Mỹ "đe dọa sự ổn định của chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu".
Trong khi đó, người phát ngôn Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ Adam Hodge cho biết đã nhận được đề nghị tham vấn từ phía Trung Quốc liên quan các hành động của Mỹ ảnh hưởng tới các thiết bị bán dẫn. Theo ông Hodge, Mỹ đã liên lạc với Trung Quốc và đã nêu rõ các hành động này liên quan đến an ninh quốc gia, theo đó khẳng định "WTO không phải là diễn đàn phù hợp để thảo luận các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia".
Đề nghị tham vấn là bước đầu tiên trong thủ tục giải quyết tranh cãi gồm nhiều bước tại WTO. Tuy nhiên, Mỹ đã chặn việc bổ nhiệm thẩm phán tại Cơ quan Phúc thẩm WTO gồm 7 thành viên. Điều này đồng nghĩa một số tranh cãi sẽ không bao giờ được giải quyết.
Khiếu nại của Trung Quốc kích hoạt quá trình giải quyết tranh chấp của WTO. Theo quy định, Mỹ có 60 ngày để tham gia tham vấn giữa các bên. Nếu tham vấn không thành công, phía Trung Quốc có thể thực hiện các bước tiếp theo. Có thể mất vài năm để giải quyết vụ kiện thông qua quy trình giải quyết tranh chấp của WTO. Ngay cả khi Trung Quốc thắng kiện, Mỹ vẫn có khả năng phủ quyết bằng cách kháng cáo lên Cơ quan Phúc thẩm WTO.
Khiêu nại của Trung Quôc đôi với viêc hạn chê xuât khâu chip của Mỹ được đưa ra vài ngày sau khi WTO ra phán quyêt bất lợi với Mỹ trong môt vụ kiên khác do Trung Quôc và các nước khởi xướng, liên quan việc đánh thuế kim loại. Mỹ đã bác bỏ phán quyêt này của WTO.
Trung Quốc tăng cường hợp tác với WTO và IMF Theo Tân Hoa xã, ngày 8/12, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định nước này ủng hộ hệ thống thương mại đa phương với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) làm trung tâm. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) và Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala tại cuộc gặp ở tỉnh An Huy (Trung Quốc) ngày 8/12/2022. Ảnh:...