WTO kêu gọi đa dạng hóa chuỗi cung ứng để phục hồi thương mại
Ngày 23/5, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) Ngozi Okonjo-Iweala đã kêu gọi các quốc gia “phi tập trung hóa” chuỗi cung ứng thay vì hình thành các khối để cô lập các nước khác, đồng thời nhấn mạnh đa dạng hóa thương mại là cần thiết để góp phần vào phục hồi và tăng trưởng toàn cầu.
Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Yonhap, bà Okonjo-Iweala đưa ra tuyên bố này tại một diễn đàn thương mại do Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) đồng tổ chức tại Seoul. Tại sự kiện này, bà đã bày tỏ lo ngại về xu hướng ngày càng gia tăng của các hoạt động thương mại mà trong đó một số quốc gia phối hợp thiết lập mạng lưới chuỗi cung ứng độc quyền và áp dụng các chính sách nhằm giảm thương mại với một số quốc gia khác.
Theo bà Okonjo-Iweala, “đó là sự tập trung quá mức vào một số mối quan hệ thương mại đối với các sản phẩm quan trọng. Cách làm cho chuỗi cung ứng trở nên mạnh mẽ hơn và bền vững hơn là phi tập trung hóa chúng”.
Người đứng đầu WTO cho rằng những hành động “kết bạn” như vậy sẽ không chỉ làm suy yếu thương mại toàn cầu mà còn có thể gây ra những chi phí kinh tế lớn. Theo một nghiên cứu của WTO, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia sẽ suy giảm nếu kinh tế thế giới bị chia thành 2 khối thương mại. Bà Okonjo-Iweala cảnh báo GDP thực tế trung bình toàn cầu có thể giảm ít nhất 5%, tương đương với phần đóng góp của kinh tế Nhật Bản vào GDP thế giới.
Theo bà Okonjo-Iweala, hợp tác quốc tế cũng rất quan trọng trong giải quyết những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, và chuỗi cung ứng kém đa đạng hơn sẽ đồng nghĩa với việc khả năng phục hồi kém hơn trước các cú sốc mang tính cục bộ như thời tiết khắc nghiệt hoặc dịch bệnh bùng phát.
Bà kêu gọi cần phải “đưa các quốc gia bên lề của tiến trình toàn cầu hóa vào dòng chảy chính”, hoặc cái mà bà gọi là “tái toàn cầu hóa” như chủ trương của WTO. Bà Okonjo-Iweala đề nghị các quốc gia, trong đó có Hàn Quốc, tìm kiếm các đối tác phi truyền thống để đầu tư, trong đó đề cập đến việc Hàn Quốc đã tăng cường quan hệ kinh tế với các quốc gia châu Phi trong những năm gần đây.
Theo bà, chính sách tái toàn cầu hóa cũng có thể đem lại cho Hàn Quốc nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư khi dân số già hóa và lực lượng lao động bị thu hẹp đã bắt đầu tác động đến triển vọng tăng trưởng trong tương lai của nước này.
Tổng giám đốc WTO đang có chuyến thăm 3 ngày tại Hàn Quốc, bắt đầu từ ngày 22/5, để thảo luận với quan chức chính phủ cũng như các doanh nghiệp nước này về thương mại toàn cầu và nhiều vấn đề khác. Đây là lần đầu tiên của một người đứng đầu WTO đến Hàn Quốc trong gần 1 thập niên qua, sau chuyến thăm của cựu Tổng giám đốc Roberto Azevedo vào tháng 5/2014.
Ấn Độ bác bỏ phán quyết của WTO về thuế sản phẩm công nghệ thông tin
Ngày 25/4, Chính phủ Ấn Độ ra tuyên bố bác bỏ mọi tác động tức thì từ phán quyết của hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) rằng quốc gia Nam Á này đã vi phạm các quy tắc thương mại toàn cầu bằng cách áp thuế đối với một số sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT).
Cơ sở sản xuất của Panasonic Ấn Độ. Ảnh minh họa: livemint.com
Tuyên bố nêu rõ: "Theo các thủ tục Giải quyết tranh chấp hiện có, Ấn Độ đang thực hiện các bước cần thiết và cũng đang khám phá các lựa chọn có sẵn dựa trên các quyền và nghĩa vụ của mình với WTO". Các lựa chọn như trên có thể bao gồm một kế hoạch kháng cáo phán quyết.
Tuần trước, hội đồng WTO đã đưa ra phán quyết liên quan đến tranh chấp năm 2019 với Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Đài Loan về thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm CNTT.
Năm 2019, EU phản đối việc Ấn Độ áp thuế nhập khẩu từ 7,5% đến 20% đối với nhiều loại sản phẩm CNTT, chẳng hạn như điện thoại di động và linh kiện, cũng như mạch tích hợp, cho rằng chúng đã vượt quá mức tối đa. Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) đã nộp đơn khiếu nại tương tự cùng năm đó.
Tổng Giám đốc WTO nhấn mạnh ưu tiên cải cách hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại Ngày 13/2, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala nhấn mạnh cải cách hệ thống giải quyết tranh chấp là một ưu tiên của tổ chức này. Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala phát biểu tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại Hội nghị hượng đỉnh Chính phủ Thế...