WTO kêu gọi các nước thúc đẩy cải cách ứng phó với những thách thức toàn cầu mới
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva (Thụy Sĩ), Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO) Alan Wolff tích cực kêu gọi các nước đóng góp và thúc đẩy quá trình cải cách WTO, đồng thời cho rằng “cải cách WTO là một việc cần thiết và khả thi” nhằm ứng phó với khủng hoảng hiện nay.
Trụ sở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ảnh: wto.org
Trong phiên họp bàn tròn nhóm “1 6″ ngày 24/11 của các nhà lãnh đạo 6 thể chế quốc tế bao gồm WTO, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), và Ban ổn định tài chính”, ông Wolff hối thúc tất cả các thành viên WTO, nhất là các thành viên lớn như Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản, bắt đầu tiến trình can dự nghiêm túc nhằm cải cách WTO.
Các vấn đề cơ bản WTO đang đối mặt xuất phát từ những nguyên nhân mang tính chính trị và ngoại giao. Bốn thành viên lớn nhất của WTO là EU, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản – vốn chiếm hơn 50% thương mại thế giới – có những “bất đồng địa chính trị” sâu sắc. Ông Wolff cho rằng nếu 4 thành viên này có thể tìm được lập trường chung, rất có khả năng các thành viên khác cũng sẽ đồng thuận.
Theo Phó Tổng giám đốc WTO, đàm phán cải cách WTO cần chú trọng vào 4 trọng tâm sau: i) Đàm phán thương mại điện tử phải dẫn đến một Hiệp định quốc tế sâu rộng, có thể đoán định và có các quy tắc thúc đẩy kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng; ii) Hiệp định về công nghệ thông tin cần được cập nhật và nên bao gồm cả trang thiết bị y tế cần thiết nhằm ứng phó với đại dịch; iii) Đàm phán về Hiệp định hàng hóa môi trường cần được khôi phục và sớm đạt được một hiệp định; iv) Hiệp định về dược phẩm, cung cấp miễn thuế, nên được cập nhật phạm vi bao hàm và Trung Quốc cũng như những nước sản xuất dược phẩm chính nên tham gia với tư cách bên ký kết Hiệp định này và cần bổ sung thiết bị y tế vào phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.
Liên quan đến Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Phó Tổng giám đốc WTO cho biết các thành viên WTO đang đối mặt với các thách thức như: Sử dụng thương mại để thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, tạo thuận lợi cho thương mại các sản phẩm thiết yếu ứng phó COVID-19 và cải cách các thể chế chi phối thương mại toàn cầu. Ông cũng kêu gọi các đại biểu tham dự Hội nghị này tích cực tham gia vào việc cải cách WTO.
Phiên họp bàn tròn nhóm “1 6″ do Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chủ trì.
Trung Quốc phản ứng sau khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm hàng loạt ứng dụng trực tuyến
Ngày 25/11, Trung Quốc đã chỉ trích Ấn Độ sau khi nước này cấm thêm hàng chục ứng dụng trực tuyến của Trung Quốc với lí do an ninh quốc gia.
Ngươi phat ngôn Bô Ngoai giao Trung Quôc Triêu Lâp Kiên. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nêu rõ: "Những biện pháp (của Ấn Độ) vi phạm các nguyên tắc thị trường và quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đồng thời gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc". Ông kêu gọi Ấn Độ cần ngay khắc phục các biện pháp phân biệt đối xử này để tránh gây tổn hại lớn hơn trong quan hệ song phương.
Động thái trên của Trung Quốc diễn ra sau khi Ấn Độ ngày 24/11 đã ra lệnh cấm thêm 43 ứng dụng trực tuyến của Trung Quốc hoạt động tại nước này, trong đó bao gồm một số ứng dụng thuộc sự quản lý của tập đoàn thương mại điện tử Alibaba như AliExpress, hay dịch vụ giao hàng Lalamove cũng như một số ứng dụng hẹn hò và truyền phát trực tiếp. Theo giới chức New Delhi, lệnh cấm trên được đưa ra là do những ứng dụng trên đe dọa "chủ quyền và tính toàn vẹn lãnh thổ" của Ấn Độ, trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước vẫn đang căng thẳng liên quan những cuộc đụng độ biên giới.
Trong vài tháng qua, Ấn Độ cũng đã cấm hàng trăm ứng dụng trực tuyến và di động của Trung Quốc - bao gồm cả ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok và trò chơi PUBG.
Tập đoàn Alibaba đang đầu tư khá lớn vào thị trường trực tuyến bùng nổ ở quốc gia 1,3 tỷ người này, như nền tảng thanh toán kỹ thuật số Paytm và cửa hàng tạp hóa trực tuyến BigBasket. Tuy nhiên, quan hệ căng thẳng giữa hai nước đã dẫn đến làn sóng tại Ấn Độ tẩy chay hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Ấn Độ, lượng hàng hóa mà nước này nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm đồ chơi, mỹ phẩm, đồ gia dụng, linh kiện ô tô và thép, đạt tổng trị giá 74,9 tỷ USD vào năm ngoái.
Trung Quốc cân nhắc gia nhập CPTPP Ngày 20/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết chính phủ nước này sẽ cân nhắc "một cách tích cực" về khả năng gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế...