WTO hoãn đưa ra phán quyết về kháng nghị thuế của Mỹ cho đến cuối năm 2022
Theo Insidetrade.com ngày 5/7, các ủy ban giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) tiếp tục hoãn đưa ra phán quyết về kháng nghị đối với mức thuế theo mục 232 của Mỹ cho đến cuối năm 2022.
Trụ sở Tổ chức Thương mại thế giới ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: THX/TTXVN
Sự phản đối của một số thành viên WTO về các mức thuế theo mục 232 của Mỹ đối với thép và nhôm tiếp tục ở giai đoạn đầu của quá trình giải quyết tranh chấp do các Ủy ban giải quyết tranh chấp tiếp tục trì hoãn đưa ra báo cáo của họ cho đến gần cuối năm 2022.
Chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đã áp đặt thuế quan đối với thép và nhôm theo Mục 232 của Đạo luật Thương mại năm 1962, cho phép Tổng thống áp đặt thuế quan đối với hàng hóa nếu chúng được xác định là quan trọng vì mục đích an ninh quốc gia.
Mỹ đã giải quyết các tranh chấp liên quan đến Mục 232 với các đối tác thương mại lớn như Canada, Mexico và Liên minh châu Âu (EU), nhưng có 6 nước vẫn đang phải chờ xử lý vấn đề này với Mỹ là Trung Quốc, Na Uy, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sỹ và Nga.
Video đang HOT
Ủy ban giải quyết tranh chấp của WTO đã ra thông báo cho biết do tính chất phức tạp của tranh chấp, Ủy ban dự kiến sẽ đưa ra báo cáo cuối cùng cho các bên không sớm hơn quý IV/2022. Các kháng nghị đã được đưa ra từ năm 2018, song sau 4 năm, WTO vẫn chưa đưa ra báo cáo.
Lý do Mỹ nới lỏng thuế nhập khẩu đối hàng hóa từ Anh, Trung Quốc
Chính quyền Tổng thống Joe Biden trong tuần này đã nới lỏng một số mức thuế được áp dụng từ thời người tiền nhiệm Donald Trump với Mỹ và Anh.
Các container hàng hóa tại bang California (Mỹ). Ảnh: Getty Images
Kênh CNN (Mỹ) cho biết động thái này góp phần giảm bớt khó khăn cho một số ngành kinh doanh Mỹ đồng thời hỗ trợ các nhà sản xuất phụ thuộc vào sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Anh đã được công bố ngày 23/3 hướng tới tăng cường quan hệ giữa hai nước. Diễn biến này cũng xảy ra trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Biden đến châu Âu.
Dựa trên thỏa thuận thương mại này, Mỹ đồng ý nới lỏng một phần thuế với thép và nhôm sản xuất tại Anh được áp dụng từ thời chính quyền Tổng thống Trump vào năm 2018. Đổi lại, Anh cũng nới lỏng thuế trả đũa với trên 500 triệu USD hàng hóa xuất khẩu từ Mỹ, trong đó có rượu mạnh, xe máy và nhiều sản phẩm nông nghiệp.
Đây được coi là động thái mới nhất của chính quyền Tổng thống Biden nhằm đẩy mạnh quan hệ với các đối tác thương mại trong thời điểm chiến đấu với cái Mỹ gọi là "tập quán thương mại không công bằng của Trung Quốc". Thỏa thuận giữa Mỹ và Anh cũng bao hàm việc hạn chế xuất khẩu của Anh từ công ty thuộc sở hữu hoặc nằm dưới sự kiểm soát của một thực thể Trung Quốc. Một thỏa thuận tương tự để xoa dịu giá thuế thép và nhôm cũng được thực hiện với Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2021.
Chính quyền cựu Tổng thống Trump lập luận rằng các mức thuế là cần thiết để bảo bảo vệ ngành công nghiệp thép và nhôm của Mỹ khỏi nguồn nhập khẩu giá rẻ dư thừa. Tuy nhiên, mức thuế này cũng khiến thép và nhôm trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng Mỹ.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Gina Raimondo ngày 22/3 nêu rõ thỏa thuận "sẽ đem lại lợi ích cho ngành công nghiệp thép, nhôm của Mỹ cũng như người lao động qua bảo vệ sản xuất, người tiêu dùng bằng giảm áp lực lạm phát".
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Trong một diễn biến liên quan, ngày 23/3, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ thông báo phục hồi một số miễn trừ thuế từ thời chính quyền cựu Tổng thống Trump áp đặt lên hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc. Miễn trừ thuế với 352 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc này sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2022. Tuy nhiên, phần lớn mức thuế bổ sung chính quyền cựu Tổng thống Trump áp đặt lên số hàng hóa trị giá 350 tỷ USD của Trung Quốc vẫn duy trì.
Tổng thống Biden đang chịu áp lực từ cộng đồng kinh doanh kêu gọi nới lỏng các mức thuế từ thời người tiền nhiệm Trump.
Nhiều doanh nghiệp Mỹ đã đợi chờ sự miễn trừ này trong nhiều tháng với lập luận rằng gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát khiến việc được trợ giúp là rất quan trọng. Tình trạng lạm phát gia tăng cùng gián đoạn chuỗi cung ứng bắt nguồn từ dịch COVID-19 đã khiến cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đề nghị chính quyền Tổng thống Biden gỡ bỏ các mức thuế bổ sung với hàng hóa Trung Quốc. Mặc dù động thái này không thể giải quyết vấn đề của chuỗi cung ứng nhưng cũng hỗ trợ giảm áp lực mà các nhà nhập khẩu đang đối mặt.
Gần đây, một nhóm thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa và Dân chủ đã viết thư đề nghị chính quyền đương nhiệm thực hiện quá trình miễn trừ toàn diện hơn với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bùng phát vào năm 2018 khi cựu Tổng thống Trump áp dụng mức thuế 50 tỷ lên hàng hóa Trung Quốc. Năm tiếp theo, ông Trump tiếp tục bổ sung thuế lên hàng hóa Trung Quốc sau khi Bắc Kinh cũng có động thái tương tự để trả đũa.
Sau nhiều tháng căng thẳng leo thang, cựu Tổng thống Trump và người đồng cấp Tập Cận Bình "đình chiến chiến tranh thương mại" vào đầu năm 2020, ký kết thỏa thuận "Giai đoạn một". Thỏa thuận giúp giảm một số mức thuế nhưng chúng vẫn có hiệu lực và Trung Quốc chấp thuận tăng cường mua hàng hóa cùng nông sản Mỹ với mục tiêu nhập khẩu thêm 200 tỷ USD so với mức trước khi chiến tranh thương mại bùng phát.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã không thực hiện được cam kết trong thỏa thuận "Giai đoạn Một". Mức thuế bổ sung áp dụng với hàng hóa Trung Quốc như xe đạp, vali, tivi... khiến chúng trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà nhập khẩu Mỹ. Nhiều mặt hàng này khi sản xuất tại Mỹ lại không bắt kịp tốc độ để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước.
EU, Mỹ có thể đạt được thỏa thuận thương mại vào đầu tháng 11 tới Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Ủy viên thương mại Liên minh châu Âu (EU) Valdis Dombrovskis ngày 28/9 cho biết các cuộc thảo luận giải quyết tranh chấp thương mại về thép và nhôm giữa Mỹ và EU đang "tiến triển" và một thỏa thuận có thể đạt được vào đầu tháng 11 tới. Ủy viên Thương mại của Liên minh châu...