WTO hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm 2023
Căng thẳng trên thị trường bất động sản Trung Quốc cũng là nguyên nhân khiến WTO hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu xuống còn 0,8% trong năm 2023, giảm mạnh so với mức 1,7% đưa ra hồi tháng 4.
Cảng hàng hóa ở Khu Phát triển Kinh tế Yangpu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 5/10 cho biết tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm 2023 sẽ giảm mạnh so với dự báo trước đó, do lạm phát dai dẳng, lãi suất cao và cuộc xung đột ở Ukraine gây áp lực lên các nền kinh tế trên toàn cầu.
Những căng thẳng trên thị trường bất động sản của Trung Quốc cũng là một trong những nguyên nhân khiến WTO hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu xuống chỉ còn 0,8% trong năm nay, chưa bằng một nửa mức tăng 1,7% mà WTO đưa ra hồi tháng Tư.
Sang năm 2024, mức dự báo tăng trưởng được điều chỉnh là 3,3%, tăng nhẹ so với ước tính 3,2% trước đó.
WTO dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực của thế giới sẽ tăng 2,6% (theo tỷ giá hối đoái thị trường) trong năm nay và 2,5% vào năm 2024.
Video đang HOT
Các lĩnh vực nhạy cảm hơn với chu kỳ kinh doanh dự kiến sẽ ổn định và hồi phục khi lạm phát ở mức độ vừa phải và lãi suất bắt đầu giảm.
Dự báo của WTO không bao gồm thương mại dịch vụ, nhưng dữ liệu sơ bộ cho thấy tăng trưởng trong mảng này có thể khiêm tốn hơn sau giai đoạn phục hồi mạnh mẽ của lĩnh vực vận tải và lữ hành hồi năm ngoái.
WTO đánh giá tình trạng chùng xuống trong tăng trưởng thương mại hàng hóa có quy mô khá rộng, bao trùm nhiều quốc gia và nhiều loại hàng hóa, trong đó có một số lĩnh vực bị ảnh hưởng mạnh hơn như sắt, thép, thiết bị văn phòng, viễn thông và hàng dệt may.
Trong báo cáo mới nhất, WTO cho hay sự sụt giảm liên tục trong thương mại hàng hóa bắt đầu từ quý 4/2022 đã khiến các nhà kinh tế của tổ chức này phải hạ dự báo thương mại cho năm nay.
Nhà kinh tế trưởng của WTO, ông Ralph Ossa cho biết xu hướng tăng trưởng dương về khối lượng xuất-nhập khẩu vẫn kéo dài sang năm 2024, nhưng thế giới phải tiếp tục cảnh giác.
Báo cáo thừa nhận nguyên nhân chính xác của sự giảm tốc thương mại hiện chưa rõ ràng, nhưng lạm phát phi mã, lãi suất cao, đồng USD tăng giá và căng thẳng địa chính trị đều là những yếu tố góp phần vào tình trạng trên.
Tuy triển vọng thương mại năm 2024 có vẻ thuận lợi hơn, nhưng WTO vẫn cảnh báo về tác động tiêu cực từ sự chia rẽ tiềm tàng trong thương mại toàn cầu giữa hai khối địa chính trị liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine.
Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala kêu gọi các nước tránh chủ nghĩa bảo hộ để góp phần củng cố khuôn khổ thương mại toàn cầu.
Bà nhấn mạnh nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các nước nghèo, sẽ phải vật lộn để phục hồi nếu không có một hệ thống thương mại đa phương ổn định, cởi mở, dựa trên luật lệ và công bằng.
WTO kêu gọi đa dạng hóa chuỗi cung ứng để phục hồi thương mại
Ngày 23/5, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala đã kêu gọi các quốc gia "phi tập trung hóa" chuỗi cung ứng thay vì hình thành các khối để cô lập các nước khác, đồng thời nhấn mạnh đa dạng hóa thương mại là cần thiết để góp phần vào phục hồi và tăng trưởng toàn cầu.
Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Yonhap, bà Okonjo-Iweala đưa ra tuyên bố này tại một diễn đàn thương mại do Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) đồng tổ chức tại Seoul. Tại sự kiện này, bà đã bày tỏ lo ngại về xu hướng ngày càng gia tăng của các hoạt động thương mại mà trong đó một số quốc gia phối hợp thiết lập mạng lưới chuỗi cung ứng độc quyền và áp dụng các chính sách nhằm giảm thương mại với một số quốc gia khác.
Theo bà Okonjo-Iweala, "đó là sự tập trung quá mức vào một số mối quan hệ thương mại đối với các sản phẩm quan trọng. Cách làm cho chuỗi cung ứng trở nên mạnh mẽ hơn và bền vững hơn là phi tập trung hóa chúng".
Người đứng đầu WTO cho rằng những hành động "kết bạn" như vậy sẽ không chỉ làm suy yếu thương mại toàn cầu mà còn có thể gây ra những chi phí kinh tế lớn. Theo một nghiên cứu của WTO, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia sẽ suy giảm nếu kinh tế thế giới bị chia thành 2 khối thương mại. Bà Okonjo-Iweala cảnh báo GDP thực tế trung bình toàn cầu có thể giảm ít nhất 5%, tương đương với phần đóng góp của kinh tế Nhật Bản vào GDP thế giới.
Theo bà Okonjo-Iweala, hợp tác quốc tế cũng rất quan trọng trong giải quyết những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, và chuỗi cung ứng kém đa đạng hơn sẽ đồng nghĩa với việc khả năng phục hồi kém hơn trước các cú sốc mang tính cục bộ như thời tiết khắc nghiệt hoặc dịch bệnh bùng phát.
Bà kêu gọi cần phải "đưa các quốc gia bên lề của tiến trình toàn cầu hóa vào dòng chảy chính", hoặc cái mà bà gọi là "tái toàn cầu hóa" như chủ trương của WTO. Bà Okonjo-Iweala đề nghị các quốc gia, trong đó có Hàn Quốc, tìm kiếm các đối tác phi truyền thống để đầu tư, trong đó đề cập đến việc Hàn Quốc đã tăng cường quan hệ kinh tế với các quốc gia châu Phi trong những năm gần đây.
Theo bà, chính sách tái toàn cầu hóa cũng có thể đem lại cho Hàn Quốc nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư khi dân số già hóa và lực lượng lao động bị thu hẹp đã bắt đầu tác động đến triển vọng tăng trưởng trong tương lai của nước này.
Tổng giám đốc WTO đang có chuyến thăm 3 ngày tại Hàn Quốc, bắt đầu từ ngày 22/5, để thảo luận với quan chức chính phủ cũng như các doanh nghiệp nước này về thương mại toàn cầu và nhiều vấn đề khác. Đây là lần đầu tiên của một người đứng đầu WTO đến Hàn Quốc trong gần 1 thập niên qua, sau chuyến thăm của cựu Tổng giám đốc Roberto Azevedo vào tháng 5/2014.
Ấn Độ bác bỏ phán quyết của WTO về thuế sản phẩm công nghệ thông tin Ngày 25/4, Chính phủ Ấn Độ ra tuyên bố bác bỏ mọi tác động tức thì từ phán quyết của hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) rằng quốc gia Nam Á này đã vi phạm các quy tắc thương mại toàn cầu bằng cách áp thuế đối với một số sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT). Cơ sở sản...