WTO điều tra tranh chấp ôtô nhập khẩu Trung-Mỹ
Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) ngày 23/10 lập một nhóm chuyên gia để điều tra về khiếu nại của Mỹ liên quan tới những khoản thuế mà Trung Quốc đánh vào ôtô nhập khẩu từ Mỹ.
(Nguồn: AFP)
Đại diện thương mại Mỹ Ron Kirk hoan nghênh quyết định trên của WTO. Trong tuyên bố, ông Kirk nói: “Chúng tôi sẽ không khoanh tay đứng nhìn Trung Quốc lạm dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại và đẩy người Mỹ vào nguy cơ mất việc làm”.
Một nguồn tin thân cận với WTO cho biết Mỹ coi các hành động của Trung Quốc là “những sai sót nghiêm trọng về mặt thủ tục”.
Theo phái đoàn Mỹ, các khoản thuế của Trung Quốc cũng vi phạm các điều luật thương mại quốc tế. Phía Washington cho rằng việc Trung Quốc đánh thuế ảnh hưởng tới hơn 80% lượng ôtô của Mỹ xuất sang Trung Quốc.
Đáp lại, Trung Quốc biện luận rằng họ lấy làm tiếc trước đề nghị của Mỹ về việc thành lập ủy ban giải quyết tranh chấp ở WTO, bởi Bắc Kinh vẫn luôn tuân thủ các chỉ dẫn của WTO, đồng thời hy vọng hai bên sẽ tự giải quyết vấn đề này.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố, phía Trung Quốc nhấn mạnh loại phương tiện đang trong vòng tranh cãi “đã được bán phá giá ở thị trường Trung Quốc và được Mỹ trợ giá, gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa của Trung Quốc”.
Trước đó hồi tháng 12/2011, Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với các xe có dung tích xilanh từ trên 2,5 lít nhập khẩu từ Mỹ, khoảng 50.000 chiếc/năm vào thời gian đó.
Hiện Mỹ đang theo đuổi 10 vụ kiện Trung Quốc tại WTO, thể hiện phần nào nỗ lực của Tổng thống Mỹ Barack Obama nhằm giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với Mỹ.
Phía Trung Quốc cũng phàn nàn về đạo luật Mỹ đưa ra hồi tháng 3 vừa qua, cho phép Washington thực hiện các biện pháp chống phá giá nhằm vào các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc.
Bắc Kinh khẳng định đạo luật này không phù hợp với quy định của WTO vì cách thức tính toán của Mỹ khi áp dụng các biện pháp này.
Theo Vietnamplus
Giá xe ở Trung Quốc giảm nhờ WTO
Trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, khách hàng mua xe ở Trung Quốc phần lớn được hưởng lợi. Ví như chiếc Camry 2.4L thế hệ thứ 6 giá chỉ bằng một nửa so với Camry đời 2001.
Vào cuối 2002, Honda Accord thế hệ thứ 6 vẫn là mẫu xe bán chạy nhất tại thị trường Trung Quốc, khi đã dừng sản xuất tại Quảng Châu từ 3 năm trước. Lúc đó, trả 300.000 NDT (khoảng 47.000 USD) cho một chiếc xe 2.3L không phải là sự lựa chọn khôn ngoan, bởi thế hệ thứ 7 được bán ra ngay từ đầu năm 2003, với giá 40.800 USD, thấp hơn tới 13%.
Kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới 10 năm trước, xe hơi phần lớn giảm giá nhanh chóng. Nhưng tỷ lệ giảm ở mỗi phân khúc lại khác nhau. Một số phân khúc thậm chí còn tăng giá. Tờ China Car Times chọn 10 mẫu xe khác nhau để phân tích sự thay đổi thực tế về giá xe trong một thập kỷ qua.
Tỷ lệ giá xe tại Trung Quốc sau 10 năm gia nhập WTO. Ảnh: China Car Times.
10 năm trước, xe compact có giá bán rất cao. Như chiếc Volkswagen Bora A4 1.8L (Volkswagen Jetta thế hệ thứ 4) có giá khởi điểm từ 30.000 USD. Trong khi Sagitar (Jetta thế hệ thứ 5), với kích thước lớn hơn và động cơ 1.4TSI, lại chỉ ở mức 23.000 USD.
Xe hạng trung cũng chia sẻ tỷ lệ giảm tương tự. Giá bán của Volkswagen 1.8T, Buick Regal 2.5L, Honda Accord 2.0L khởi điểm từ 38.000 đến 45.000 USD. Nhưng giờ đây, giá của các mẫu "kế vị" lại chỉ từ 31.600 đến 33.700 USD. Tỷ lệ giảm lần lượt là 13%, 27% và 22%. Lý do giá của Regal giảm sâu là do Regal đời 2001 có 2 mẫu xe thay thế, Regal mới nhỏ hơn và rẻ hơn cùng LaCrosse lớn hơn.
Giá của chiếc Peugeot 508 (đời 2011) và Camry 2.4L (thế hệ thứ 6) cũng chỉ bằng một nửa so với xe đời 2001, bởi Peugeot 406 và Camry cũ là xe nhập, phải chịu thuế nhập khẩu lên tới 70%.
Toyota Camry thuộc những mẫu xe giảm giá sâu. Ảnh: Autohome.
Thật không may, khách hàng của các mẫu xe cao cấp lại không được lợi như thế trong vòng 10 năm qua. Chiếc Audi A6 LWB 2.0T vẫn giữ nguyên giá của A6 LWB 1.8T đời 2001. Tương tự, BMW serie 5 và Mercedes E-class không được sản xuất nội địa, nên giá bán cũng không bớt được phần nào.
Tuy nhiên, so sánh với khách hàng của các mẫu xe cao cấp hơn, những người mua BMW serie 5 hay Mercedes E-class vẫn hạnh phúc hơn. Giá của chiếc Mercedes S600 nhập khẩu tăng hơn 60%, ở mức 408.200 USD. Tương tự, giá của BMW 760Li, Ferrari 360/458 cũng tăng.
Có 2 lý do: đầu tiên, thuế tiêu thụ cho xe sử dụng động cơ 4.0L và lớn hơn tăng từ 20% lên 40% trong năm 2008; thứ hai, giới nhà giàu Trung Quốc không quan tâm nhiều tới giá xe, vì thế giá cao lại là thước đo tốt cho dòng xe hạng sang.
Đối với các thương hiệu nội địa, giá bán cũng giảm. 10 năm trước, một chiếc Chery Fulwin giá 14.000 USD. Nhưng giờ đây, Fulwin II chỉ 8.000 USD, giảm tới 41%. Thực tế, các thương hiệu nội địa Trung Quốc cũng muốn sản xuất xe cao cấp, nhưng khách hàng lại không mặn mà với điều đó. Với phần lớn người mua, nếu họ đủ sức sắm một chiếc xe liên doanh, thì họ sẽ chẳng thèm ngó ngàng tới xe nội địa.
Trong 10 năm tiếp theo, giá xe phần lớn sẽ tiếp tục giảm? Câu trả lời là không. Bởi Trung Quốc đang trở thành một thị trường mở và trưởng thành hơn, giống Mỹ và châu Âu, nên giá xe trong tương lai sẽ ổn định hơn.
Minh Thủy
Theo VNE
Luẩn quẩn số phận ôtô nhập khẩu Siết rồi lại loay hoay nới, số phận của mặt hàng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu tiếp tục bị đẩy vào vòng luẩn quẩn. Sức ép từ vướng mắc Giữa năm ngoái, Bộ Công Thương đã dựng lên một "hàng rào" nhằm ngăn chặn các loại ôtô nhập khẩu không chính hãng. Bằng các điều kiện, thủ tục bắt buộc khắt khe như...