WTO có thể cho phép EU “trả đòn” Mỹ với lệnh trừng phạt 4 tỷ USD
Nếu được thực thi, phán quyết mới nhất này của WTO sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc tranh chấp kéo dài nhiều năm qua giữa hai hãng chế tạo máy bay Airbus và Boeing.
Airbus và Boeing đã có cuộc tranh chấp kéo dài nhiều năm. (Nguồn: aircraftcompare.com)
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chuẩn bị thông qua các lệnh trừng phạt của EU đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ Mỹ trị giá khoảng 4 tỷ USD.
Nếu được thực thi, phán quyết mới nhất này của WTO sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc tranh chấp kéo dài nhiều năm qua giữa hai hãng chế tạo máy bay Airbus và Boeing.
Động thái này cũng báo hiệu nguy cơ gia tăng căng thẳng trong quan hệ thương mại xuyên Đại Tây Dương.
WTO, EU và Airbus đều từ chối bình luận về thông tin này, trong khi Boeing cũng không có phản ứng ngay lập tức.
Video đang HOT
Một nguồn tin thân cận với vấn đề trên yêu cầu giấu tên cho biết quyết định của trọng tài WTO sẽ được công bố vào ngày 13/10 tới và số tiền cho phép EU trừng phạt Mỹ có thể sẽ “ít hơn một chút” so với những gì được báo chí đưa tin.
Động thái trên của WTO lặp lại quyết định hồi năm ngoái khi tổ chức này cho phép Mỹ trừng phạt 7,5 tỷ USD đối với các sản phẩm của EU do cáo buộc EU trợ cấp cho Airbus.
Đây là số tiền lớn nhất được WTO cho phép trừng phạt từ trước đến nay bởi khoản viện trợ của EU dành cho Airbus bị coi là không phù hợp theo các quy định thương mại quốc tế.
Quyết định mới nhất của WTO, nếu được công bố vào giữa tháng 10, sẽ diễn ra chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, với quan hệ thương mại quốc tế đóng vai trò rất quan trọng.
Khi WTO “bật đèn xanh” cho Washington đánh thuế hàng hóa của EU vào năm ngoái, Mỹ đã áp đặt mức thuế 15% đối với máy bay nhập khẩu từ EU và 25% thuế đối với các sản phẩm như rượu vang, phomát, càphê và ôliu.
Carrie Lam 'không bận tâm' lệnh trừng phạt của Mỹ
Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam tuyên bố "không bận tâm" về lệnh trừng phạt của Mỹ với cá nhân bà, nhưng sẽ bảo vệ lợi ích của thành phố.
"Dù có một số bất tiện trong công việc cá nhân của tôi, tôi không có gì phải bận tâm. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm những điều đúng đắn cho đất nước và Hong Kong", bà Lam hôm nay nói tại họp báo hàng tuần ở Hong Kong.
Tuyên bố của Lam đề cập tới việc Washington áp lệnh trừng phạt đối với cá nhân bà cùng 10 quan chức Hong Kong và Trung Quốc đại lục vì "làm suy yếu quyền tự trị" của đặc khu này.
Theo lệnh trừng phạt, toàn bộ tài sản và lợi ích liên quan tại Mỹ của các quan chức có tên trong danh sách, hoặc các tổ chức do họ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 50% trở lên, bị phong tỏa và phải được báo cáo cho Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ.
Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam phát biểu tại họp báo ở đặc khu hôm 31/7. Ảnh: Reuters.
Bà Lam nói cá nhân bà không thể đến Mỹ, nhưng chính quyền Hong Kong sẽ tiếp tục xúc tiến quan hệ giữa đặc khu với các doanh nghiệp Mỹ.
Đề cập đến việc Mỹ mới đây yêu cầu hàng hóa sản xuất tại Hong Kong xuất sang Mỹ phải gắn mác "Sản xuất tại Trung Quốc" từ sau 25/9, bà Lam khẳng định Hong Kong và Trung Quốc đại lục là hai thành viên riêng biệt của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hong Kong sẽ khiếu nại lên tổ chức này quyết định của Washington.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp lệnh trừng phạt 11 quan chức Hong Kong và Trung Quốc đại lục sau khi Bắc Kinh ban hành luật an ninh Hong Kong. Luật hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Ngoài bà Lam, các quan chức Hong Kong bị trừng phạt bao gồm Ủy viên Cảnh sát Hong Kong Chris Tang, cựu ủy viên cảnh sát Stephen Lo, Thư ký phụ trách an ninh John Lee Ka-chiu, Thư ký phụ trách tư pháp Teresa Cheng, Thư ký phụ trách vấn đề lập hiến và đại lục Erick Tsang, Tổng thư ký Hội đồng Bảo vệ An ninh Quốc gia Eric Chan.
Chính quyền Hong Kong cáo buộc các lệnh trừng phạt của Mỹ là can thiệp "trắng trợn" vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng tuyên bố trừng phạt 11 công dân Mỹ, trong đó có nhiều nghị sĩ quốc hội, từ 10/8 để trả đũa.
Bắc Kinh cũng như chính quyền Hong Kong đều khẳng định luật an ninh mới chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng nhỏ, trong khi quyền lợi, tự do của người Hong Kong cũng như lợi ích các nhà đầu tư nước ngoài vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, Mỹ và nhiều các nước châu Âu chỉ trích luật này, gọi đây là sự hủy hoại tự chủ, tự do của Hong Kong và làm suy yếu nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".
Trung Quốc kiêng dè 'cố nhân' Biden Trung Quốc coi Biden như "người bạn cũ", nhưng lo ngại việc ông đắc cử sẽ gây ra thách thức lớn hơn với tham vọng của Bắc Kinh. Joe Biden không phải là người xa lạ đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, kể cả Chủ tịch Tập Cận Bình. Khi còn là thượng nghị sĩ, Biden đóng một vai trò quan trọng...