WTO cho phép Trung Quốc đánh thuế lên 3,6 tỷ USD hàng Mỹ
Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) ngày 1/11 cho phép Trung Quốc áp thuế đối với 3,58 tỷ USD hàng Mỹ mỗi năm trong vụ tranh chấp kéo dài về các biện pháp chống bán phá giá của Mỹ.
Trung Quốc đã xin WTO cho phép đánh thuế hơn 7 tỷ USD hàng Mỹ trong vụ tranh chấp này, AFP dẫn thông tin từ một quan chức thương mại.
Phán quyết của WTO cho biết các hành vi chống bán phá giá bất hợp pháp của Mỹ đã “làm giảm các lợi ích của Trung Quốc” đối với khoảng 3,58 tỷ USD. Vì vậy, Bắc Kinh chỉ có thể áp thuế lên số hàng hóa với giá trị không vượt quá con số trên mỗi năm.
Quyết định này là lần đầu tiên WTO cho phép Trung Quốc áp thuế trong tranh chấp thương mại.
Cờ Mỹ và cờ Trung Quốc bay cạnh nhau trước cuộc đàm phán của phái đoàn thương mại hai nước tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 30/7. Ảnh: Reuters.
Washington bày tỏ sự thất vọng với quyết định này. Một quan chức thương mại Mỹ nhấn mạnh cam kết tiếp tục “sử dụng thuế chống bán phá giá để đối phó việc bán phá giá” và cho rằng phán quyết “không dựa trên phân tích kinh tế”.
Video đang HOT
“Ngoài ra, chúng tôi không tin rằng quyết định của trọng tài sẽ có bất kỳ tác động nào tới thảo luận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc”, quan chức này nói, và cho biết thêm rằng chính phủ Mỹ sẽ thảo luận với các bên về “đường hướng sắp tới”.
Trung Quốc ban đầu đã đệ đơn kiện Mỹ tháng 12/2013, vì bất đồng với cách Mỹ đánh giá hàng hóa bị cho là “bán phá giá” vào thị trường Mỹ.
Việc sử dụng thuế chống bán phá giá được cho phép trong thương mại quốc tế, nếu tuân thủ các điều kiện nghiêm ngặt. Tranh chấp về thuế chống bán phá giá thường được đưa ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.
Theo trang web của Bộ Công thương Việt Nam, “bán phá giá” được định nghĩa một cách đơn giản là khi hàng hóa được bán ở nước nhập khẩu với giá thấp hơn giá trị thông thường của nó tại thị trường nước xuất khẩu. Tuy nhiên, để xác định doanh nghiệp xuất khẩu có bán phá giá hay không và bán phá giá ở mức độ nào thì rất phức tạp, bởi doanh nghiệp xuất khẩu thường bán vào nước nhập khẩu nhiều lô hàng và mỗi lô hàng lại có những mức giá khác nhau.
Một vụ việc điều tra đòi hỏi so sánh giá trị thông thường của hàng hóa tại nước xuất khẩu với giá khi xuất sang nước bạn, trên cơ sở các giao dịch với nhau, cũng theo định nghĩa từ Bộ Công Thương.
Trong trường hợp cụ thể này, Trung Quốc cáo buộc rằng Mỹ vi phạm các quy tắc của WTO, khi dùng phương pháp tính toán gọi là “zeroing” (quy về 0) để so sánh giá nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ với giá thông thường tại nước xuất sang Mỹ, để từ đó xác định biên độ phá giá.
Tháng 10/2016, hội đồng chuyên gia WTO đồng tình với cáo buộc của Trung Quốc, bao gồm vấn đề xoay quanh phương pháp tính toán “quy về 0″.
Mỹ, đã nhiều lần thua kiện trước WTO về phương pháp tính toán của mình, cho biết vào tháng 6/2017 rằng họ sẽ thực hiện các khuyến nghị của hội đồng trong khung thời gian “hợp lý”.
Nhưng Mỹ đã không thực hiện lời hứa đó trước thời hạn tháng 8/2018 do WTO.
Trung Quốc sau đó đã xin phép áp đặt các biện pháp trừng phạt. TWO đã chỉ định một tòa trọng tài để xác định con số thuế quan phù hợp.
Theo Zing.vn
Lệnh trừng phạt của Mỹ đối với EU chính thức có hiệu lực
Ngày 18/10, Hoa Kỳ áp đặt thuế quan bổ sung đối với một loạt hàng hóa từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.
Ngày 18/10, các biện pháp trừng phạt bằng thuế hải quan của Mỹ đối với 7,5 tỷ đô la các sản phẩm châu Âu, từ máy bay cho đến rượu vang, phô mai và thiết bị xây dựng... chính thức có hiệu lực. Các lĩnh vực bị ảnh hưởng khác nhau tùy theo quốc gia.
Các mức thuế này lên tới 10% đối với máy bay và 25% đối với thực phẩm và dệt may từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu cũng như các mặt hàng công nghiệp của Đức.
Năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu của châu Âu sang Hoa Kỳ lên tới 320 tỷ euro, theo Eurostat.
Các mức thuế này có hiệu lực vào lúc 00:01 giờ Washington ngày 18/10, tức 4 ngày sau khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đèn xanh cho Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với EU, để trả đũa các khoản trợ cấp bất hợp pháp của khối này cho nhà sản xuất máy bay Airbus.
Cuộc tấn công nhằm vào EU của Tổng thống Donald Trump diễn ra khi Washington đang sa lầy trong cuộc chiến thương mại lớn với Trung Quốc, có nguy cơ gây bất ổn nền kinh tế toàn cầu.
Ngày 16/10, Tổng thống Mỹ một lần nữa nói rằng người châu Âu đã hành xử không công bằng bằng cách dựng lên những "rào cản lớn" chống lại hàng nhập khẩu của Mỹ vào EU.
Tuy nhiên, ông để ngỏ khả năng cho một thỏa thuận giữa hai bên để chấm dứt xung đột hiện nay, theo AFP.
Nh.Thạch
AFP
Theo petrotimes
Iran : Lệnh trừng phạt của Mỹ khiến thương mại toàn cầu gặp nguy hiểm Đại diện ngoại giao Iran nói rằng các biện pháp trừng phạt và ép buộc bất hợp pháp của Mỹ gây nguy hiểm cho hệ thống thương mại quốc tế và thế giới cần phải lên tiếng trước "mối đe dọa chưa từng có" này. Tuyên bố trên được phó Đại sứ Iran tại Liên Hợp quốc Es'haq Al-e Habib đưa ra trong...