WSJ: Chủ tịch Trung Quốc có thể tới Nga vào tháng 4 để thúc đẩy đàm phán hòa bình Ukraine
Cuộc gặp thượng đỉnh dự kiến giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ là một phần trong nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình đa bên ở Ukraine.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Valadimir Putin hội đàm tại Bắc Kinh ngày 2/2022. Ảnh: AP
Dẫn các nguồn thạo tin, Tạp chí phố Wall (WSJ) cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang chuẩn bị cho một chuyến công du tới Moskva và gặp Tổng thống Putin trong những tháng tới. Mặc dù thời điểm cho chuyến đi vẫn chưa được ấn định song có thể nó sẽ diễn ra vào tháng 4 hoặc đầu tháng 5, khi Nga kỷ niệm chiến thắng phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ II.
Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo hai nước sẽ là một phần trong nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán đa bên về hòa bình ở Ukraine và cho phép Trung Quốc nhắc lại lời kêu gọi không sử dụng vũ khí hạt nhân.
Trong ngày 21/2, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị – Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Trung Quốc – đã đến Moskva trong bối cảnh cường quốc châu Á này dường như đang tăng cường nỗ lực ngoại giao nhằm thúc đẩy một giải pháp hòa bình ở Ukraine.
WSJ cho biết tại Nga, ông Vương Nghị có khả năng thảo luận về chuyến đi sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Video đang HOT
Trong cuộc gặp với Nikolai Patrushev – Thư ký Hội đồng Anh ninh Nga cùng ngày, ông Vương Nghị nhấn mạnh mối quan hệ của Bắc Kinh với Moskva “vững chắc như đá” và sẽ chịu được bất kỳ thử thách nào trong khi tình hình quốc tế đang thay đổi. Ông Vương cho biết Nga và Trung Quốc nên vạch ra các bước đi chung mới để đảm bảo an ninh của cả hai nước.
Về phần mình, ông Patrushev – một trong những cố vấn thân cận của Tổng thống Putin – nói rằng Bắc Kinh là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga và hai nước phải sát cánh cùng nhau chống lại phương Tây.
“Trong bối cảnh phương Tây đang tiến hành một chiến dịch tập thể nhằm kiềm chế cả Nga và Trung Quốc, việc tăng cường hơn nữa hợp tác và tương tác Nga – Trung trên trường quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt”, hãng tin RIA dẫn lời ông Patrushev.
Mối quan hệ đối tác không giới hạn của Trung Quốc với Nga đã rơi vào tầm ngắm của phương Tây khi họ lo ngại rằng Bắc Kinh có thể đang cân nhắc việc cung cấp vũ khí cho Nga sau một năm Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Tại Hội nghị An ninh Munich tổ chức vào ngày 18/2 vừa qua, ông Vương Nghị đã trình bày đề xuất của Trung Quốc về một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Cho đến nay, chi tiết về giải pháp vẫn chưa được công bố. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết nước này mới chỉ nắm được ý chính của kế hoạch hòa bình do Trung Quốc đề xuất và Kiev khẳng định cũng có công thức hòa bình của riêng mình.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang thúc đẩy một kế hoạch hòa bình gồm 10 điểm, trong đó kêu gọi các lực lượng Nga rút quân, bồi thường thiệt hại và mở tòa án tội phạm chiến tranh. Tuy nhiên, Nga bác đề xuất này với lý do cho rằng những yêu cầu đó là không thể chấp nhận được.
Tổng thống Biden muốn nối lại các kênh liên lạc Mỹ - Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết việc duy trì các đường dây liên lạc giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ đảm bảo cho hai nước không vướng vào xung đột trong tương lai.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một lần điện đàm. Ảnh: Sputnik
Dẫn lời các quan chức Nhà Trắng ngày 13/11, hãng AFP đưa tin trong cuộc gặp sắp tới với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 14/11 ở Indonesia, Tổng thống Biden muốn nối lại các kênh liên lạc với Trung Quốc và thiết lập cơ chế nhằm tránh xung đột giữa hai quốc gia.
Sau khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tới Đài Loan (Trung Quốc) hồi tháng 8, Trung Quốc đã cắt đứt đường dây liên lạc thông thường với quân đội Mỹ để đáp trả.
Tuy nhiên, theo các quan chức chính phủ Mỹ, đây là kênh liên lạc mà Washington muốn duy trì.
"Chúng tôi muốn cuộc gặp này sẽ thiết lập một nền tảng để nối lại các đường dây liên lạc ở các cấp thấp hơn", quan chức Nhà Trắng tiết lộ.
Dự kiến hai nhà lãnh đạo gặp nhau vào lúc 4h30 chiều 14/11 (giờ Việt Nam) và cuộc gặp sẽ kéo dài hai giờ đồng hồ. Tổng thống Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều đang có chuyến công du ở Bali để tham dự hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Dù hai nhà lãnh đạo đã xúc tiến một vài lần điện đàm, song đây mới là cuộc gặp thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên kể từ khi ông Biden và ông Tập Cận Bình được bầu làm nguyên thủ quốc gia của Mỹ và Trung Quốc.
Lần gần đây nhất hai ông gặp nhau là vào các năm 2011 và 2015, khi ông Joe Biden đang giữ cương vị Phó Tổng thống Mỹ.
Phát biểu với báo giới ngày 9/11, Tổng thống Biden nói rằng ông hy vọng sẽ tìm thấy một cơ hội thỏa hiệp với Chủ tịch Tập Cận Bình để góp phần hạ nhiệt một số căng thẳng khu vực.
Nhà Trắng thông báo về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung đầu tiên dưới thời Tổng thống Biden Hãng tin AFP dẫn thông báo ngày 10/11 của Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Bali, Indonesia vào ngày 14/11 tới. Đây sẽ là cuộc gặp trực tiếp đầu...