WRC FIA World Rally Championship
WRC – FIA World Rally Championship là game dựa theo giải đua xe World Rally Championship (WRC) 2011. Đây là game chính thức được cấp bản quyền của giải đua xe WRC.
Tính năng nổi bật của game là những chiếc xe đua chính thức, các tay đua và các trợ lý của giải WRC 2010 từ 3 nhóm hỗ trợ nổi tiếng: Production World Rally Championship, Super 2000 World Rally Championship và Junior World Rally Championship
Bên cạnh đó, người chơi có thể tải các gói mở rộng gồm các xe của Group B của những thập niên 80 thông qua XBox Live Marketplace hay PlayStation Store.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Video đang HOT
Sẽ ra sao nếu một ngày game Việt không còn cash-shop
Bạn đã bao giờ tự hỏi sẽ ra sao nếu một ngày không còn mua được đồ trong cashshop nữa hay không?
Cashshop và thị trường giao dịch đồ ảo trong game đã trở nên quá quen thuộc với game online Việt, hiện tại, 90% đang sử dụng nó như hình thức thu phí chính (hoặc thậm chí là duy nhất). Vì vậy, sự tồn tại của hình thức bán vật phẩm này gần như là đương nhiên nhưng bạn đã hỏi sẽ ra sao nếu một ngày không còn mua được đồ trong cashshop nữa hay không?
Thực trạng cashshop tại Việt Nam
Cashshop - hiểu nôm na là shop dùng tiền thật để mua vật phẩm ảo trong game. Tuy nhiên, thường thì người chơi không thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt mà phải thông qua các loại tiền ảo chỉ có thể có qua nạp thẻ (ví dụ như trong kiếm thế là đồng, VLTK là xu, Audtion là Vcoin,...) để mua các vật phẩm này.
Hình thức bán vật phẩm bằng tiền thực ra đã có từ rất lâu. Chính game online đầu tiên về Việt Nam tuy chỉ là các phiên bản lậu nhưng đã xuất hiện hình thức này. Hẳn những ai chơi MU còn nhớ cách mà họ có thể mua các bộ trang bị full, bless, chaos... Về phía các game chính thức, Gunbound là game đầu tiên áp dụng hình thức cashshop.
Về phía các game nhập vai, lấy ví dụ là VLTK: Lúc đầu do sử dụng hình thức thu phí giờ chơi nên cashshop không quan trọng lắm. Tuy nhiên, về sau này do lượng người chơi giảm mà yêu cầu doanh thu vẫn cần tăng, hàng loạt các vật phẩm hữu dụng như TĐP dùng nhiều lần xuất hiện trong cashshop. Về sau, với VLTK miễn phí, cashshop trở thành hình thức thu phí chính của game.
Hiện nay, hầu hết các game online đều sử dụng hình thức F2P và cashshop là hình thức thu phí gần như duy nhất của các tựa game này. Trên thực tế không phải không có khả năng cashshop sẽ biến mất khỏi game online Việt Nam. Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu như hình thức này biến mất khỏi game online Việt?
Sẽ toàn game thu phí giờ chơi?
Thực tế tuy có rất nhiều hình thức thu phí game online nhưng chỉ có hai hình thức chính và có khả năng trở thành hiện thực tại Việt Nam là thu phí giờ chơi và bán vật phẩm ảo. Những hình thức khác như thu phí bản quyền game (bán đĩa và bộ cài game tương tự WoW), thu phí nội dung hay trông chờ vào tiền "quyên góp" của game thủ là vô vọng.
Không có cashshop đồng nghĩa với việc hầu hết các tựa game sẽ phải chuyển qua hình thức thu phí giờ chơi P2P. Nếu như vậy, game online Việt nhiều khả năng sẽ quay lại tình trạng như những ngày đầu: rất "kén" người chơi.
Sẽ tốt hơn cho game thủ nghèo?
Nghe qua có vẻ như nếu như cashshop biến mất sẽ là cơ hội được chơi game công bằng cho "dân nghèo" bởi đại gia không thể dựa vào sự chênh lệch nhờ mạnh tay chi tiền mua các sản phẩm trong cashshop nữa.
Tuy nhiên, mọi việc lại không phải vậy. Trước đây, "dân nghèo" có thể dựa vào các "đại gia" mà chơi game gần như miễn phí hoàn toàn (dùng tiền ingame mua lại các vật phẩm cashshop). Nhờ đó, mà cuộc sống trong game của họ không đến nỗi nào. Nếu đóng cửa cashshop, đồng nghĩa với việc các game thủ phải chi ra một khoản như nhau.
Đương nhiên, với những đại gia "tiền tỷ" trước đây điều này hoàn toàn không ảnh hưởng mấy đến họ nhưng với những game thủ đang đi học hoặc chưa có thu nhập, việc phải chi một khoản tiền hàng tháng cho game là điều không phải dễ dàng.
Rất nhiều tựa game và NPH sẽ "chết"
Thật ra, với các tựa game lớn, việc tồn tại không phải là điều quá khó khăn. Các NPH hoàn toàn có khả năng áp dụng hình thức thu phí giờ chơi hoặc bán nội dung để tồn tại. Lượng người chơi và doanh thu chắc chắn sẽ giảm mạnh ít nhất là trong thời gian đầu.
Nhưng đáng tiếc, những game có thể "tự tin" như vậy chỉ đến trên đầu ngón tay. Một số tựa game đang sống trong cảnh nguồn thu phụ thuộc vào một số ít game thủ sẵn sàng chi mạnh tay cho game chắc chắn sẽ không có cửa tồn tại. Chưa kể đến những tựa game vốn lâu nay chỉ sống lay lắt chắc chắn sẽ không chịu nổi cú shock này.
Đương nhiên, với những công ty lớn có nhiều sản phẩm tốt, khả năng tiếp tục kinh doanh trong lĩnh vực game online là hoàn toàn có thể. Nhưng với những NPH nhỏ, việc họ phải đóng cửa hoặc chuyển sang ngành kinh doan khác là điều đương nhiên.
Thị trường chợ đen sẽ xuất hiện?
Có cung ắt có cầu là điều đương nhiên sẽ xảy ra. Một khi đóng cửa cashshop chính thống, bằng nhiều cách khác nhau, hệ thống thị trường chợ đen trong game sẽ phát triển mạnh hơn nữa. Hiện tại thị trường này đã là một phần không thể thiếu trong GO Việt.
Cụ thể, các "nhà buôn" sẽ tìm cách thu mua lại cách vật phẩm hữu ích và thông qua các giao dịch trực tiếp (thay vì gián tiếp qua NPH như hiện tại) để kinh doanh cách vật phẩm này. Thật ra, hiện tại không phải là không có thị trường này như do chi phí thông qua NPH thấp cộng thêm việc cashshop đã có sẵn những vật phẩm này khiến cho nó không phát triển. Một khi cashshop đóng cửa, việc này sẽ tạo cơ hội cho thị trường chợ đen phát triển mạnh.
Game online Việt sẽ suy thoái
Thật ra, thị trường game online Việt Nam hiện nay đang sống khỏe mạnh nhờ một đối tượng chơi game miễn phí và một đối tượng chơi game bằng tiền. Mỗi người lại đóng góp cho thị trường game online Việt theo một cách khác nhau.
Việc thu phí giờ chơi sẽ khiến cho các đối tượng không có tiền bỏ game là điều đương nhiên. Nhưng ngay cả những đại gia tiền tỷ nhiều khả năng cũng sẽ bỏ game bởi họ không có thời gian để bỏ ra "cày" game và cũng không có người chơi cùng. Vì thế, nếu như biến mất cashshop và các NPH không nghĩ ra cách nào khác, khả năng thị trường game online Việt suy thoái là điều đương nhiên.
Với những hậu quả như trên, bạn có còn muốn tất cả các game online Việt không còn cash-shop để nâng cao độ "cân bằng".
Theo PLXH